Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên như thế nào để đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.2 KB, 4 trang )

DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015

Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên như thế nào
để đáp ứng u cầu dạy học tích hợp trong
chương trình giáo dục phổ thơng
sau năm 2015
TS. Phạm Thị Kim Anh*

Chương trình GDPT sau 2015 triển khai theo tư tưởng tích hợp và phân hóa. Điều
này buộc chúng ta phải tính đến những phương án, điều kiện để thực hiện chương trình
mà trước hết là chuẩn bị đội ngũ GV như thế nào để đủ năng lực dạy được chương trình
như thế. Đây là một bài tốn đầy khó khăn, thách thức đặt ra cho ngành GD cũng như các
trường ĐHSP trong việc đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ GV các cấp. Để giải
quyết vấn đề này, trước hết chúng ta phải trả lời được những câu hỏi hỏi sau đây: Bản chất
của dạy học tích hợp là gì? những năng lực (hay hệ thống kỹ năng) nào cần có của người
GV để dạy tích hợp ? Chúng ta sẽ đào tạo, bồi dưỡng GV như thế nào để đáp ứng yêu cầu
của việc dạy học tích hợp?
1) Dạy học tích hợp là gì?
Về phương diện lí luận dạy học, tích hợp (Integration) được hiểu là sự kết hợp
một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học
thành một nội dung thống nhất.
Đây là một tư tưởng, một xu hướng dạy học được đưa vào nhà trường từ những
năm 60 của thế kỉ XX và ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Hầu hết các nước
ở khu vực Đông Nam Á cũng đã sử dụng các chương trình khoa học tích hợp để dạy các
kiến thức về tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học và THCS.
Ở Việt Nam, trong quá trình đổi mới CT-SGK từ những năm 90 và sau năm 2000,
các kiến thức về địa lí, lịch sử, khoa học tự nhiên đã được tích hợp trong mơn Tự nhiênXã hội (ở bậc tiểu học). Riêng bậc THCS, THPT việc dạy học tích hợp các môn KHXH,
KHTN vẫn chưa áp dụng được. Tâm thế của HS, GV, nhà trường và toàn xã hội đối với
việc dạy học tích hợp cũng chưa sẵn sàng. Bởi vậy, thuật ngữ dạy học tích hợp cịn là mới
mẻ với khá đông những người làm công tác dạy học và giáo dục.
Theo cách hiểu của chúng tôi, DHTH là một cách thức dạy học chú trọng đến việc


hình thành, phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng tổng hợp thông qua việc gắn kết, phối
hợp các nội dung gần gũi liên quan, nhằm hình thành ở HS những năng lực giải quyết vấn
đề, đặc biệt là các vấn đề đa dạng của các tình huống thực tiễn. …Do đó, DHTH địi hỏi
* Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

69


DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015

chương trình phải được biên soạn theo logic tích hợp các kiến thức liên quan với nhau.
Nội dung kiến thức phải được gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà HS có thể
đối mặt.
Về mặt phương pháp, dạy tích hợp còn được hiểu là sự kết hợp giữa giảng dạy lý
thuyết và thực hành trong cùng một bài dạy, kết hợp được nhiều phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học trên lớp.
Tóm lại, DHTH phải được thể hiện ở cả mục tiêu, nội dung kiến thức, phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá.
2. Giáo viên cần có những năng lực hay hệ thống kỹ năng gì để dạy học tích
hợp?
Trước hết phải khẳng định rằng, những năng lực mà người GV cần có để dạy tích
hợp sẽ khơng nằm ngồi những năng lực đã được qui định trong chuẩn nghề nghiệp GV
tiểu học và THCS đã được ban hành. Song có sự bổ sung những năng lực sau đây:
a) Có năng lực chuyên mơn sâu, có kiến thức liên ngành rộng và một sự hiểu biết xã
hội (văn hóa đại cương) sâu sắc. Đây là yếu tố nền tảng rất quan trọng, bởi thiếu nó GV
sẽ khơng liên kết được những kiến thức có liên quan đến nội dung dạy học.
b) Có hiểu biết sâu về dạy học tích hợp: Thể hiện ở việc:
+ Hiểu rõ bản chất DHTH; các cách tích hợp, các mức độ tích hợp (dọc, ngang; theo
nội dung/ chủ đề; liên môn, xuyên môn, đa môn…)
+ Biết xây dựng chủ đề/ hoặc nội dung tích hợp; biết khai thác những nội dung, yếu

tố có mối liên hệ gắn kết gần gũi với nội dung bài học.
+ Thiết kế được các kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp (về nội dung, về hoạt
động…)
+ Biết phương pháp, cách thức dạy học tích hợp;
+ Thực hiện tốt q trình dạy học tích hợp ở trên lớp với những phương pháp, kỹ
thuật, phương tiện dạy học và hình thức tổ chức dạy học đa dạng phong phú…
c) Có năng lực khai thác, sử dụng thông tin một cách hiệu quả để làm cho nội
dung bài giảng phong phú, đa dạng.
d) Có năng lực giải quyết vấn đề.
e) Có năng lực về gắn lý thuyết với thực hành. Bản chất của dạy tích hợp là tổ chức
dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành trong một nội dung bài học. Do đó GV
phải có được năng lực cần thiết này.
3. Đào tạo, bồi dưỡng GV như thế nào?
Chương trình đào tạo giáo viên phổ thông hiện nay chỉ nhằm đào tạo giáo viên dạy
một hoặc hai mơn, khơng có khả năng dạy tích hợp cho một số mơn cùng lĩnh vực; mới
chú trọng kiến thức và kỹ năng, chưa coi trọng đào tạo năng lực. Chính điều này đã làm

70


DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015

giảm khả năng phát triển và thích ứng của giáo viên trong thực tiễn hoạt động dạy học khi
chương trình GD thay đổi.
3.1. Trong đào tạo giáo viên
Giải pháp khả thi có thể giải quyết những bất cập trên là các trường ĐHSP nhanh
chóng sắp xếp, thiết kế lại chương trình ĐT GV theo hướng tích hợp; tổ chức đào tạo SV
theo chương trình đó để họ có khả năng dạy tích hợp một số môn học cùng lĩnh vực như:
các môn khoa học tự nhiên; các môn khoa học xã hội nhân văn và các môn ngoại ngữ, tin
học và công nghệ. Các giáo viên đào tạo theo một trong các chương trình cử nhân trên có

thể làm giáo viên đứng lớp cho tất cả các lớp của chương trình phổ thơng.
Chương trình cử nhân đào tạo giáo viên dạy tích hợp là chương trình đào tạo 4 năm
gồm 210 đơn vị học trình (hoặc 140 tín chỉ). Các khối kiến thức sẽ được phân thành khối
kiến thức chung, khối kiến thức cơ bản, khối kiến thức cơ sở cốt lõi và khối kiến thức
nghiệp vụ sư phạm. Trong đó, đặc biệt coi trọng kiến thức nghiệp vụ sư phạm.
Nguyên tắc chung của việc thiết kế chương trình đào tạo theo hướng tích hợp nên
theo là: các mơn học được modul hóa thành các học phần gần gũi nhau để có thể dùng
chung cho nhiều chương trình và dễ dàng tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Theo đó,
các mơ đun được tích hợp kiến thức chun mơn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề
nghiệp. Đây là sự thay đổi căn bản về chương trình đào tạo so với cách dạy truyền thống
trước đây và điều này tất yếu đòi hỏi giảng viên sư phạm phải đổi mới, lựa chọn phương
pháp sư phạm phù hợp, cách thức tổ chức dạy học để nhằm đạt được mục tiêu đào tạo.
Trong các modul, kiến thức cần rộng, cốt lõi sâu vừa đủ để tạo cho SV có tiềm năng
tự học, tự phát triển. Các mơn học cần có chương trình chi tiết được soạn kỹ và ngân hàng
câu hỏi trắc nghiệm, bài tập để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao trong dạy và học.
Trong thực hiện chương trình đào tạo, bản thân giảng viên phải là người tích hợp
được các lĩnh vực kiến thức liên quan đến nội dung trong cùng một bài học, một mơn học;
tích hợp giữa dạy lý thuyết với thực hành, tích hợp được các phương pháp, hình thức tổ
chức, phương tiện dạy học. Chính cách dạy tích hợp của người giảng viên sư phạm sẽ trực
tiếp là phương tiện, là khuôn mẫu để rèn kỹ năng dạy tích hợp cho SV - người GV tương
lai sau này.
3.2. Trong bồi dưỡng giáo viên
+ Trước hết, cần biên soạn các tài liệu về dạy học tích hợp để phổ biến, trang bị cho
đội ngũ GV phổ thông những lý luận và thực tiễn về dạy học tích hợp. Những tài liệu này
cần được viết dưới dạng như những cẩm nang để GV dễ vận dụng, tránh hàn lâm, lý
thuyết.
+ Thiết kế một số giáo án mẫu, các tiết dạy minh họa thể hiện cách thức dạy học tích
hợp để GV học tập, vận dụng.
+ Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn cho tất cả GV các cấp và đội ngũ cán bộ
quản lý GD về DHTH. Việc tổ chức bồi dưỡng cần đi vào cái cụ thể, thiết thực, đáp ứng

yêu cầu của GV, tránh tình trạng lý luận chung chung hoặc theo kiểu“đi biển mùa hè nghe
báo cáo” trong vài ba buổi.
71


DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015

+ Chú trọng việc bồi dưỡng GV tại đơn vị cơ sở, trong đó hướng GV đi vào con
đường tự học, tự nghiên cứu để có thể vận dụng dạy học tích hợp trong bộ mơn của mình.
Đây là một trong những biện pháp quan trọng, có tác dụng quyết định trực tiếp đến năng
lực dạy học của GV.
+ Phát huy chức năng của các trường sư phạm trong công tác bồi dưỡng GV và phải
coi đây là lực lượng nòng cốt, chủ yếu trong cơng tác bồi dưỡng GV. Vì hiện nay có một
thực trạng là, Trường sư phạm vẫn đứng ngoài cuộc trong việc bồi dưỡng GV. TS Vũ Văn
Dụ -Nguyên Vụ trưởng Vụ giáo viên đã ví von một cách hình ảnh rằng, từ việc nghiên
cứu đến chỉ đạo thực hiện giáo dục phổ thông đều từ các cấp Bộ/Sở, Sư phạm đứng bên
ngồi “nhìn vào”, hoặc đóng vai trị tham gia. Do đó, chưa phát huy được vai trị và lợi thế
của các trường sư phạm. Nếu khơng khắc phục được tình trạng này, thì việc bồi dưỡng
GV vẫn chỉ do đội qn “khơng chun” hoặc một nhóm người tiến hành.
3. Những điều kiện cơ bản để thực hiện dạy học tích hợp trong trường phổ
thơng theo chương trình mới sau 2015
Việc DHTH khơng đơn giản, vì từ lâu các trường sư phạm chỉ quen đào tạo GV dạy
các môn học riêng rẽ. Để thực hiện dạy học tích hợp địi hỏi những điều kiện sau:
1) Phải thiết kế lại chương trình ĐT, bồi dưỡng GV theo hướng tích hợp. Chương
trình được cấu trúc theo các nhóm bài học, các mơdun có nội dung gần gũi. Việc sắp xếp
như vậy sẽ giúp người học nhanh chóng hình thành kỹ xảo nhờ việc sớm được tái hiện lại
kỹ năng mới được hình thành ở các mơdun, bài học trước đó.
2) Phải chuẩn bị chu đáo về đội ngũ GV giảng dạy theo hướng tích hợp. Muốn vậy,
phải nhanh chóng tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cho các giáo viên,
cán bộ quản lý GD về DHTH.

3) Biên soạn tài liệu, giáo án mẫu về cách thức tổ chức dạy học tích hợp để GV
tham khảo.
4) Tạo dựng mơi trường dạy học tích hợp, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị để
dạy tích hợp
5) Việc DHTH ở các trường PT không chỉ liên quan với việc thiết kế nội dung
chương trình mà cịn đòi hỏi sự thay đổi đồng bộ về cách tổ chức dạy học, phương pháp
dạy học, thay đổi việc đánh giá, kiểm tra, thi. Nếu không thay đổi đồng bộ các yếu tố này
thì DHTH khó thực hiện được một cách có hiệu quả.
6) Các điều kiện này sẽ là chưa đủ nếu trường sư phạm chưa đi trước một bước
trong việc chuẩn bị đội ngũ GV và xây dựng được đội ngũ giảng viên cốt cán trong việc
bồi dưỡng, đào tạo lại GV phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy học tích hợp và khả năng áp dụng vào thực tiễn giáo dục Việt Nam-Kỷ yếu
Hội thảo khoa học-Viện nghiên cứu sư phạm tháng 12/2008.
2. Dạy học tích hợp, phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy- www.hvct.edu.vn
3. Đào tạo giáo viên: Mơ hình nào thích hợp. GD&TĐ online ngày 2/12/2009

72



×