Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN:XÂY DỰNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.71 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
* Nội dung:

Trang

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

2

GIỚI THIỆU

4

I. Thực trạng

4

II. Giải pháp thay thế

4

III. Một số nghiên cứu gần đây

5

IV. Vấn đề nghiên cứu

5

V. Giả thuyết nghiên cứu


5

PHƯƠNG PHÁP

5

I. Giới hạn nghiên cứu

5

II. Khách thể nghiên cứu

5

III. Thiết kế nghiên cứu

6

IV. Quy trình nghiên cứu

6

V. Đo lường và thu thập dữ liệu

7

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU, BÀN LUẬN KẾT QUẢ

7


I. Phân tích dữ liệu

7

II. Bàn luận kết quả

8

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

9

I. Kết luận

9

II. Khuyến nghị

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

11

PHỤ LỤC

12

1



Tên đề tài: XÂY DỰNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN NHẰM PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MƠN SINH HỌC
CỦA HỌC SINH LỚP 12
TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Sinh học là một mơn khoa học thực nghiệm, có sự kết hợp chặt chẽ giữa hệ
thống lý thuyết và thực hành. Vì vậy, địi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức,
hiểu sâu các khái niệm cơ bản thì mới có thể vận dụng được vào việc giải thích các
hiện tượng thực tế và giải bài tập. Tuy nhiên, kiến thức môn sinh học ở cấp THPT,
đặc biệt là sinh học 12 rất trừu tượng, đòi hỏi học sinh phải có tư duy cao. Vì vậy
học sinh cảm thấy rất khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức, giải thích các hiện
tượng thực tế và giải bài tập.
Một trong những phương pháp giúp học sinh có thể dễ dàng nắm bắt được
kiến thức và ghi nhớ, vận dụng tốt hơn là phương pháp dạy học sử dụng phương
tiện trực quan, vì phương tiện trực quan ngồi mục đích để minh họa, làm phong
phú, sinh động cho nội dung bài học, nó cịn là phương tiện tạo nên những tình
huống có vấn đề và giải quyết vấn đề, giúp học sinh hứng thú và tiếp thu bài học tốt
hơn.
Hơn nữa, với phương pháp dạy học sử dụng phương tiện trực quan sẽ giúp
học sinh huy động sự tham gia của nhiều giác quan, từ đó giúp các em dễ hiểu, dễ
nhớ, nhớ lâu hơn. Qua đó, phát triển được năng lực quan sát, khả năng tư duy, phân
tích, khơi dậy tính tị mị khoa học của học sinh.
Thực tế, qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng phần lớn các em cảm
thấy hứng thú và tiếp thu bài tốt hơn khi giáo viên sử dụng các phương tiện trực
quan trong tiết học, làm cho tiết học nhẹ nhàng hơn, sơi động hơn, học sinh khơng
cịn uể oải, mệt mỏi sau tiết học nữa. Qua đó, ta thấy được phần nào tầm quan
trọng của các phương tiện trực quan trong dạy học.

2



Tuy nhiên, nếu như ta sử dụng phương tiện trực quan một cách tràn lan thì
rất dễ làm cho học sinh phân tán sự chú ý, thiếu tập trung, thậm chí cịn làm hạn
chế sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh. Vì vậy việc chọn lọc,
thiết kế, sử dụng phương tiện trực quan sao cho phù hợp không chỉ tăng hứng thú
học tập cho học sinh mà cịn phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong việc
tìm ra kiến thức mới và vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng
thực tế là một vấn đề quan trọng. Do đó tôi chọn đề tài “Xây dựng phương tiện
trực quan nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao hiệu quả học tập môn Sinh
học của học sinh lớp 12”.
Tôi tiến hành nghiên cứu trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 12 trường
THCS và THPT Nguyễn Khuyến năm học 2016 – 2017. Lớp 12A2 là lớp thực
nghiệm và lớp 12A3 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp
thay thế là sử dụng phương tiện trực quan trong các tiết học, còn lớp đối chứng
tiến hành dạy học theo phương pháp truyền thống.
Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học
sinh, lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm
kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,2. Điểm kiểm
tra sau tác động của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 5,9. Kết quả kiểm chứng
T – test cho thấy p = 0,001 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc thiết kế và sử
dụng phương tiện trực quan đã phát huy tính tích cực của học sinh, giúp nâng cao
khả năng tiếp thu bài cho học sinh lớp 12 trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến.

3


GIỚI THIỆU
I. THỰC TRẠNG
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đại đa số học sinh học tập môn

sinh học chưa tốt, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện
tượng trong thực tế và giải bài tập của học sinh còn mơ hồ, lúng túng và hết sức
khó khăn. Đặc biệt là học sinh trường THCS&THPT Nguyễn Khuyến.
Qua tìm hiểu, tơi nhận thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh học chưa
tốt môn sinh học như: kiến thức bộ môn hơi trừu tượng, đa số các em ít hiểu hoặc
khơng hiểu các kiến thức một cách đầy đủ, toàn diện. Hầu như các em chỉ học theo
kiểu học vẹt, học đối phó. Do đó khả năng vận dụng các kiến thức đã học của các
em cịn hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên còn nặng về phương pháp dạy học
truyền thống, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, chưa sử dụng phương
tiện trực quan trong các tiết dạy một cách có hiệu quả. Đa số giáo viên chỉ sử dụng
đồ dùng dạy học có sẵn, hoặc tranh ảnh sách giáo khoa. Trong khi đó tranh ảnh
sách giáo khoa và đồ dùng dạy học của nhà trường còn hạn chế, khơng đủ cho mỗi
tiết dạy, đặc biệt là chương trình sinh học 12.
II. GIẢI PHÁP THAY THẾ
Để giúp học sinh có thể hiểu sâu hơn, nắm vững, ghi nhớ kiến thức lâu hơn và
biết vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải thích các vấn đề thực tiễn hoặc
giải bài tập tốt hơn, giáo viên cần có phương pháp đúng đắn để nâng cao tính tích
cực, tự giác, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tự phát hiện vấn đề và giải quyết
được vấn đề nhằm học tập tốt hơn. Giải pháp của tôi là xây dựng phương tiện trực
quan nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao kết quả học tập môn Sinh học của
học sinh lớp 12 bằng cách thiết kế một số phương tiện trực quan phù hợp với nội
dung từng phần trong bài dạy.

4


III. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY
Vấn đề xây dựng và sử dụng phương tiện trực quan trong tiết dạy đã được
nhiều giáo viên tiến hành trong tiết thao giảng, hội giảng cấp trường, cấp thị xã, cấp
tỉnh đạt hiệu quả. Tuy nhiên, đa số là các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, các

mơn cấp THCS, cịn đối với mơn Sinh học cấp THPT thì đây vẫn là điều mới mẽ ở
trường THCS&THPT Nguyễn Khuyến.
IV. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này, tơi đi tìm câu trả lời cho hững câu hỏi sau:
+ Việc xây dựng và sử dụng phương tiện trực quan có thật sự phát huy tính
tích cực, tự giác học tập của học sinh hay không?
+ Việc xây dựng và sử dụng phương tiện trực quan có đem lại hiệu quả là
nâng cao kết quả học tập môn sinh học 12 của học sinh hay không?
V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Việc xây dựng và sử dụng phương tiện trực quan đã phát huy tính tích cực,
tự giác học tập của học sinh, giúp học sinh chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến
thức, góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn Sinh học của học sinh 12.
PHƯƠNG PHÁP
I. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:
Việc xây dựng phương tiện trực quan được thực hiện trong chương I và
chương II - Sinh học 12 cơ bản, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến, Thị
xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
II. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương: lớp 12A2 và 12A3
trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến vì đó là hai lớp tơi đang trực tiếp giảng
dạy – thuận tiện cho việc tiến hành đề tài.
5


Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau:
+ Về ý thức học tập, tất cả học sinh ở 2 lớp đều tích cực chủ động trong
học tập.
+ Về chất lượng học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về
chất lượng bộ môn sinh học.
III. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:

Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 12A2 là nhóm thực nghiệm, lớp 12A3 là nhóm
đối chứng.
Tiếp theo, tơi lựa chọn thiết kế 4 để kiểm tra sau tác động đối với các nhóm
tương đương.
Bảng thiết kế nghiên cứu
Nhóm

Tác động

Kiểm tra
sau tác động

Thực
nghiệm
Đối
chứng

Dạy học có sử dụng
phương tiện trực quan

03

Dạy học bình thường

04

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T – Test độc lập.
IV. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU:
1. Chuẩn bị bài của giáo viên:
+ Nhóm 1 là nhóm thực nghiệm: Thiết kế bài dạy có sử dụng phương tiện

trực quan.
+ Nhóm 2 là nhóm đối chứng: Thiết kế bài dạy bình thường.
2. Tiến hành thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy và học của
nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan
6


V. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 20 phút sau chương I và chương
II. Sau đó tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng (nội dung kiểm tra, đáp án,
bảng điểm được trình bày ở phần phụ lục)
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
I. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động: Phép kiểm chứng t-test so
sánh các giá trị trung bình các bài kiểm tra giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng.
Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị p của T-test
Chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn

Đối chứng
5,9
1,6

Thực nghiệm
7,2

1,5
0,001

SMD=

7, 2  5,9
= 0,8
1, 6

Qua kết quả kiểm tra cho thấy, sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm
trung bình bằng t-test cho kết quả p = 0,001. Điều đó chứng tỏ sự chênh lệch giữa
điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa, tức là chênh
lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là khơng
ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =

7, 2  5,9
= 0,8.
1, 6

Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,8
cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học bằng cách sử dụng phương tiện trực
quan một cách hiệu quả đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.

7


Biểu đồ so sánh điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
sau tác động:


II. BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình
là 7,2. Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng có điểm trung bình là
5,9. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,3. Điều đó cho thấy điểm trung bình
của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động
có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD =0,8. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai
lớp là p = 0,001 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của
hai nhóm khơng phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động nghiên về nhóm thực
nghiệm.

8


Như vậy, giả thuyết của đề tài: “Xây dựng phương tiện trực quan nhằm phát
huy tính tích cực và nâng cao hiệu quả học tập môn Sinh học của học sinh lớp 12”
đã được kiểm chứng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Việc xây dựng và sử dụng phương tiện trực quan nhằm phát huy tính tích cực
và nâng cao hiểu quả học tập môn Sinh học của học sinh là một giải pháp tốt giúp
kích thích hứng thú học tập của học sinh từ đó phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ
động của học sinh trong việc tìm ra kiến thức mới đã mang lại kết quả cao trong
học tập, từ đó góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn. Tuy nhiên phương pháp này
cũng địi hỏi giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian, công sức trong việc lựa chọn,
thiết kế các loại phương tiện trực quan sao cho phù hợp với nội dung bài dạy đồng
thời giáo viên cũng phải khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn

nghiệp vụ để dẫn dắt học sinh tìm ra tri thức mới từ các phương tiện trực quan.
Trên đây là đề tài khoa học sư phạm ứng dụng của tôi. Tôi hi vọng đề tài này
sẽ là tiền đề để tơi cũng như đồng nghiệp tiếp tục hồn thiện và phát huy việc xây
dựng và sử dụng phương tiện trực quan trog dạy học nhằm phát huy tính tích cực
và nâng cao kết quả học tập mơn Sinh học của học sinh, góp phần vào việc nâng
cao chất lượng bộ môn cũng như chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
II. KHUYẾN NGHỊ
- Đối với nhà trường: tạo điều kiện để đề tài được ứng dụng rộng rãi.
- Đối với giáo viên: khơng ngừng tự học, tìm tịi, sáng tạo, tự bồi dưỡng để
tự thiết kế, xây dựng và sử dụng phương tiện trực quan có hiệu quả.

9


Với kết quả của đề tài, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia
sẻ, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn và đặc biệt là có thể ứng dụng
vào các tiết dạy học mơn Sinh học.

Sông Cầu, ngày 15 tháng 3 năm 2017
Người viết

Nguyễn Thanh Tùng

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Sách giáo khoa Sinh học 12- NXB Giáo dục.
- Sách giáo viên Sinh học 12 - NXB Giáo dục.
- Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học 12.

- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng-NXB Đại học sư phạm. Dự án
Việt-Bỉ.
-Mạng Internet:thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net…

11


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp phương tiện trực quan
TÊN BÀI HỌC

Hình xây dựng mới

BÀI 1 – GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ

Hình: Phân tử ADN

Q TRÌNH NHÂN ĐƠI ADN
BÀI 4 – ĐỘT BIẾN GEN

Hình 1: Gen bình thường
Hình 2: Gen đột biến ( thay cặp
nuclêơtit A-T bằng G-X)
Hình 3: Gen đột biến ( thay cặp
nuclêơtit X-G bằng A-T)
Hình 4: Gen đột biến ( mất cặp
nuclêôtit G-X)

BÀI 5 – NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT


Hình 1: Đột biến mất đoạn nhiễm sắc

BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

thể
Hình 2: Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc
thể
Hình 3: Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc
thể
Hình 4: Đột biến chuyển đoạn nhiễm
sắc thể

BÀI 6 – ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG

Hình 1: Cơ chế phát sinh thể lệch bội

NHIỄM SẮC THỂ

Hình 2: Cơ chế phát sinh thể dị đa bội

BÀI 8 – QUY LUẬT MENĐEN:QUY

Hình 1: Nội dung quy luật phân li

LUẬT PHÂN LI

Hình 2: Gen nằm trên nhiễm sắc thể

BÀI 9 – QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC


Hình: Quy luật phân li độc lập

LẬP
12


BÀI 10 – TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC

Hình: Tương tác gen không alen

ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
BÀI 11 – LIÊN KẾT GEN VÀ HỐN

Hình: Liên kết gen

VỊ GEN
Phụ lục 2: Hình thức sử dụng các phương tiện trực quan
BÀI 1 – GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ Q TRÌNH NHÂN ĐƠI ADN
* Mục I – Gen
1. Khái niệm:
Giáo viên giới thiệu hình và yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi –
Gen là gì?

Polipeptit
ARN

3’

Gen 1


Gen 2

Gen 3

….

Gen n

5’

ADN

3’

5’

Học sinh: Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thơng tin mã hóa một
chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN

BÀI 4 – ĐỘT BIẾN GEN
* Mục I – Khái niệm và các dạng đột biến gen
2. Các dạng đột biến gen

13


Giáo viên giới thiệu hình 1 và hướng dẫn học sinh quan sát từng giai đoạn,
sản phẩm của gen
Mạch gốc 3’


TAX

GAA

GXT

XAT

AGG

TGA

ATT

5’

5’

ATG

XTT

XGA

GTA

TXX

AXT


TAA

3’

AXU

UAA

Gen

Phiên mã
AUG

XUU

XGA

GUA

UXX

mARN

Dịch mã
Met -

Leu -

Arg -


Val -

Ser -

Poli
peptit

Thr

Giáo viên giới thiệu hình 2 (Ở vị trí cặp nuclêơtit thứ 6: cặp A-T thay bằng cặp GX) và hướng dẫn học sinh quan sát từng giai đoạn
Mạch gốc 3’

TAX

GAG

GXT

XAT

AGG

TGA

ATT

5’

5’


ATG

XTX

XGA

GTA

TXX

AXT

TAA

3’

AXU

UAA

Gen

Phiên mã
AUG

XUX

XGA

GUA


UXX

mARN

Dịch mã
Met -

Leu -

Arg -

Val -

Ser -

Poli
peptit

Thr

Giáo viên hỏi: Sản phẩm của gen đột biến có gì khác so với gen bình thường?
Học sinh: Chuỗi polipeptit không thay đổi

Giáo viên giới thiệu hình 3 (Ở vị trí cặp nuclêơtit thứ 10: cặp X-G thay bằng cặp AT) và hướng dẫn học sinh quan sát từng giai đoạn
Mạch gốc 3’

TAX

GAA


GXT

AAT

AGG

TGA

ATT

5’

5’

ATG

XTT

XGA

TTA

TXX

AXT

TAA

3’


Phiên mã

14

Gen


AUG

XUU

XGA

UUA

UXX

AXU

UAA

mARN

Dịch mã
Met -

Leu -

Arg -


Leu -

Ser -

Poli
peptit

Thr

Giáo viên hỏi: Sản phẩm của gen đột biến có gì khác so với gen bình thường?
Học sinh: Chuỗi Polipeptit thay đổi một axit amin
Giáo viên giới thiệu hình 4 (Mất cặp G-X ở vị trí thứ 7) và hướng dẫn học sinh
quan sát từng giai đoạn
Mạch gốc 3’

TAX

GAA

XT

XAT

AGG

TGA

ATT


5’

5’

ATG

XTT

GA

GTA

TXX

AXT

TAA

3’

Mạch gốc 3’

TAX

GAA

XTX

ATA


GGT

GAA

TT

5’

5’

ATG

XTT

GAG

TAT

XXA

XTT

AA

3’

XUU

AA


Gen

Gen

Phiên mã
AUG

XUU

GAG

UAU

XXA

mARN

Dịch mã
Met -

Leu -

Glu -

Tyr -

Pro -

Leu


Poli
peptit

Giáo viên hỏi: Sản phẩm của gen đột biến có gì khác so với gen bình thường?
Học sinh: Chuỗi Polipeptit thay đổi nhiều axit amin (từ vị trí gen bị đột biến)
Giáo viên hỏi: Vậy trong các dạng đột biến trên, dạng nào gây hậu quả lớn hơn?
Học sinh: Dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit
BÀI 5 – NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
*Mục II – Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
1. Mất đoạn
15


Giáo viên giới thiệu hình 1 và hỏi – Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể là gì?
Mất đoạn DE
A

B

C D

E F

A B

C F

Học sinh: Là dạng đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của nhiễm sắc thể
2. Lặp đoạn
Giáo viên giới thiệu hình 2 và hỏi – Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể là gì?

Lặp đoạn CD
A

B

C D

E F

A B

C D

C

D

E

F

Học sinh: Là dạng đột biến làm cho một đoạn nào đó của nhiễm sắc thể có thể lặp
lại một hay nhiều lần
3. Đảo đoạn
Giáo viên giới thiệu hình 3 và hỏi – Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể là gì?
Đảo đoạn AB
A

B


C D

E F

B A

C D

E

F

Học sinh: Là dạng đột biến làm cho một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo
ngược 1800 và nối lại

4. Chuyển đoạn
Giáo viên giới thiệu hình 4 và hỏi – Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể là gì?
Chuyển đoạn CD
A

B

C D

E

F

A C D B


E

F

Học sinh: Là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một nhiễm sắc thể

16


Giáo viên hỏi: Trong các dạng đột biến trên, dạng nào làm số lượng gen giảm, dạng
nào làm số lượng gen tăng, dạng nào làm thay đổi vị trí của gen?
Học sinh: Dạng đột biến làm giảm số lượng gen là Mất đoạn
Dạng đột biến làm tăng số lượng gen là Lặp đoạn
Dạng đột biến làm thay đổi vị trí gen là Đảo đoạn và Chuyển đoạn

BÀI 6 – ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
*Mục I – Đột biến lệch bội
2. Cơ chế phát sinh
Giáo viên giới thiệu hình 1 và hướng dẫn học sinh biết các kí hiệu trong hình

17


P:










X

♂(2n=8)









♀(2n=8)
Bình
thường

Rối loạn phân bào

G:














(n+1)

F1:


(n-1)






(n)


















(2n+1)



(2n-1)

Giáo viên hỏi: Cơ chế phát sinh thể lệch bội?
Học sinh: Do rối loạn phân bào làm cho một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không
phân li tạo giao tử thừa hay thiếu nhiễm sắc thể. Các giao tử này kết hợp với giao
tử bình thường sẽ tạo ra các thể lệch bội.

18


*Mục II – Đột biến đa bội
2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội
Giáo viên giới thiệu hình 2 và giới thiệu các kí hiệu trong hình.

P:

G:

Lồi A

♪♪


◦◦

Lồi B

♠♠

☼☼

♦♦

‫סּסּ‬

◘◘

(2nA=6)

(2nB=8)









‫סּ‬




(nA=3)

(nB=4)



F1:









‫סּ‬



Bất thụ


(nA+nB=7)
Đa bội hóa

♪♪

◦◦


♠♠

☼☼

‫סּסּ‬

◘◘
♦♦

(2nA+2nB=14)

Giáo viên hỏi: Thể dị đa bội là gì?

19

Thể dị đa bội (hữu thụ)


Học sinh: Là hiện tượng làm gia tăng số bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài khác
nhau trong một tế bào
BÀI 8 – QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI
*Mục II – Hình thành học thuyết khoa học
Sau khi giúp học sinh tìm hiểu giả thuyết của Menđen, giáo viên giới thiệu hình 1
và yêu cầu học sinh phát biểu nội dung quy luật phân li (dựa vào hình )
Tế
bào
Bố (alen 1)
alen 1


Tính
trạng

alen 2
Mẹ (alen 2)
Phân
li

đồng
đều

alen 1

alen 2

Giao tử

Giao tử

Học sinh: Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố,
một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con
một cách riêng rẽ, khơng hịa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên
của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen
này, còn 50% giao tử chứa alen kia

20


*Mục III – Cơ sở tế bào học của quy luật phân li
Sau khi giúp học sinh biết được sự tương đồng giữa gen và nhiễm sắc thể (gen và

nhiễm sắc thể luôn tồn tại thành từng cặp và khi giảm phân tạo giao tử, cặp alen
phân li đồng đều, cặp nhiễm sắc thể cũng phân li đồng đều) giáo viên giới thiệu
hình 2 để giúp học sinh hiểu rõ hơn về sự tương đồng này
a A
+

Cặp gen Aa

Cặp NST

Gen nằm trên

tương đồng

nhiễm sắc thể

Học sinh rút ra kết luận: các gen phải nằm trên nhiễm sắc thể
BÀI 9 – QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
*Mục II – Cơ sở tế bào học
Giáo viên giới thiệu hình và giảng: Hai gen Bb và Dd nằm trên hai cặp
nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, khi giảm phân các gen sẽ phân li độc lập
nhau
B

b

d

⌡⌡
D


‫סּסּ‬

Giáo viên hỏi: Điều kiện để hai gen nào đó phân li độc lập với nhau là gì?
Học sinh: Hai gen đó phải nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác
nhau
21


Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung khác
BÀI 10 – TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
*Mục I – Tương tác gen
Giáo viên giới thiệu hình ( hai gen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể)
A

B

a

√√

b

∫∫

Giáo viên hỏi: Alen A không cùng lôcut gen với alen nào?
Học sinh: alen A không cùng lôcut gen với alen b và alen B
Giáo viên hỏi: Vậy sự tương tác giữa alen A với alen b (hoặc alen B) gọi là
tương tác gì?
Hoc sinh (kết hợp sách giáo khoa): Gọi là tương tác gen khơng alen

Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung tiếp theo
BÀI 11 – LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
*Mục I –Liên kết gen
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phân tích sơ đồ lai
Giáo viên giới thiệu hình và giảng: Hai gen A và B nằm trên một nhiễm sắc
thể, khi giảm phân các gen sẽ di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết
liên kết gen

22


A
B

ſſ

a
b

Giáo viên hỏi: Điều kiện để hai gen nào đó liên kết với nhau là gì?
Học sinh: Hai gen đó phải nằm trên một nhiễm sắc thể
Phụ lục 4: Bài kiểm tra sau tác động
Câu 1: Gen là một đoạn ADN mang thơng tin mã hóa một
A. axit amin

B. chuỗi polinuclêơtit

C. bộ ba

D. chuỗi polipeptit


Câu 2: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch
mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit
(4) Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến mất hoặc thêm cặp nuclêôtit gây
hậu quả lớn hơn đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi
trường
A. (1), (2), (3)

B. (2), (4), (5)

C. (3), (4), (5)

D. (1), (3), (5)

Câu 3: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết
23


(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến
A. (1), (4)

B. (2), (3)


C. (1), (2)

D. (2), (4)

Câu 4: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở
nhiễm sắc thể giới tính.
B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm
phân
C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số
cặp nhiễm sắc thể không thể phân li
D. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc
thể
Câu 5: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và
Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb khơng phân li
trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được
tạo ra từ q trình giảm phân của tế bào trên là
A. ABb và A hoặc aBb và a
C. Abb và B hoặc ABB và b

B. ABb và a hoặc aBb và A
D. ABB và abb hoặc AAB và aab

Câu 6: Lồi bơng của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn,
lồi bơng hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn.
Lồi bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hố giữa lồi
bơng của châu Âu với lồi bơng hoang dại ở Mĩ. Lồi bơng trồng ở Mĩ có số lượng
nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là
A. 13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ
B. 13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ

C. 26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ
D. 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ
24


Câu 7: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp
nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng
A. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử
B. di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết
C. ln có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau
D. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng
Câu 8: Ở một lồi thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây
hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn (P), thu được F 1 gồm toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục
cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P), thu được đời con có kiểu
hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho biết khơng có đột biến
xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa khơng phụ thuộc vào điều kiện mơi trường. Có
thể kết luận màu sắc hoa của lồi trên do
A. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội khơng hồn tồn.
B. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy định.
` C. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định.
D. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn
Câu 9: Trong tế bào, các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể
A. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các loại nuclêôtit.
B. tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.
C. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
D. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
Câu 10: Mã di truyền có tính thối hóa, tức là
A. một bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin
B. tất cả các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền
25



×