CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỎI ỐNG MẬT
CHỦ KÈM SỎI TÚI MẬT
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chiến lược điều trị bệnh nhân sỏi OMC kèm sỏi túi mật còn nhiều bàn
cãi. Với những tiến bộ của kỹ thuật nội soi và việc áp dụng các kỹ thuật điều trị ít
xâm hại, hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị để chọn lựa như ERCP cắt cơ
vòng lấy sỏi OMC, PTNS mở OMC hoặc qua ống túi mật lấy sỏi cùng lúc cắt túi mật,
hoặc ERCP cắt cơ vòng lấy sỏi OMC trong mổ nội soi cắt túi mật, lấy sỏi OMC
xuyên gan qua da... Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định ưu nhược điểm của các
phương pháp điều trị (tỉ lệ lấy sạch sỏi, tỉ lệ tử vong, tai biến, biến chứng, ngày nằm
viện, số lần điều trị…) để xác lập các chỉ định chọn lựa phương pháp điều trị trong
các tình huống lâm sàng.
Phương pháp: tiền cứu, mô tả phân tích. Mẫu nghiên cứu gồm 140 BN sỏi OMC
phát hiện trước, trong hay sau mổ cắt túi mật nội soi được lấy (1) trước mổ qua
ERCP, qua da xuyên gan (QDXG), (2) trong mổ qua ERCP, qua ống túi mật, qua mổ
nội soi mở OMC lấy sỏi, mổ mở kinh điển (3) hoặc sau mổ qua ERCP, QDXG, qua
đường hầm ống Kehr (ĐHOK) tại BV ĐHYD TP.HCM từ tháng 05/01/ 2007 đến
tháng 12/05/ 2008
Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 59,5. Về giới: nam 25,7% nữ 74,3%. Sỏi OMC
kèm sỏi túi mật (106BN - 75,7%), có kèm sỏi gan (34 BN -24,3%). Chẩn đoán dựa
vào siêu âm bụng trước mổ 126 ca (90%), siêu âm trong mổ (IOUS) 8 ca (5,7 %) và
chụp hình trong mổ (IOC) 6 ca (4,3%). Phương pháp điều trị bao gồm: ERCP-ES lấy
sỏi sau đó cắt TMNS (29 ca - 20,7%), ERCP-ES trong mổ cắt TMNS (1ca - 0,7%),
ERCP-ES sau cắt TMNS (8 ca – 5,7%), PTNS cắt TM và mở OMC lấy sỏi (99 ca –
70,7%), mổ mở (3 ca - 2,1%). Không có tử vong, tai biến, biến chứng 3 ca (chảy máu,
viêm tụy cấp và thủng OMC). Các phương pháp điều trị ít xâm hại tránh được biến
chứng nhiễm trùng vết mổ và BN mau hồi phục hơn. Thời gian nằm viện ngắn hơn.
Kết luận: Với sự phát triển và áp dụng nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mới, ít
xâm hại, hiện nay phẫu thuật viên có nhiều chọn lựa và nhiều phương cách điều trị có
kết quả tốt hơn bệnh nhân sỏi OMC kèm sỏi túi mật. Việc chẩn đoán và đánh giá
chính xác có thể với MRCP, ERCP hay IOC. Việc điều trị có thể qua nội soi, qua da,
mổ nội soi hay mổ mở. Tốt nhất nên chọn kỹ thuật điều trị mà tại cơ sở các chuyên
gia thông thạo và có nhiều kinh nghiệm nhất để an toàn cho bệnh nhân hoặc chuyển
bệnh nhân đến trung tâm có đủ trang bị kỹ thuật và chuyên gia với nhiều chọn lựa
nhất.
ABSTRACT
INDICATION AND EVALUATION OF ENDOSCOPIC, LAPAROSCOPIC
AND SURGICAL PROCEDURES FOR TREATMENT OF COMMON BILE
DUCT STONES ASSOCIATED GALLSTONES
Do Trong Hai, Nguyen Hoang Bac, Nguyen Thuy Oanh, Tran Thien Trung, Pham Van
Tan, Le Tien Đat
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 51 – 58
Background: Nowadays, there are a great deal of endoscopic, laparoscopic and
surgical procedures for treatment of common bile duct stones associated with
gallstones. With the improvement of advanced techniques and equipments, surgeons
have more new methods for CBD stone removal via endoscopic sphincterotomy
(ERCP-ES), laparoscopic choledochotomy, cholangioscopic via T tube, percutaneous
transhepatic, with or without electrohydraulic lithotripsy (EHL)…However, each
method has other benefits and indications. The application of these techniques
depends on equipments supply, experience of surgeons and experts. The objective of
research aims to determine indications and to evaluate methods for the treatment of
CBD stones associated gallstone on results of stone removal, complications, mortality
and hospital stay.
Methods: The management for CBD duct stones associated with gallstones was
prospective studied on 140 patients from Jan. 2007 to May. 2008 at the University
Medical Center of Ho Chi Minh City.
Results: The average age of patients was 59.5. About sex: male 25.7% and female
74.3%. CBD stone associated with gallstone 106 cases (75.7%), associated IHS 34
cases (24,3%). Diagnosis with preoperative abdomen US (126 cases- 90%),
intraoperative US (8 cases – 5.7 %) and intraoperative cholangiography (6 cases –
4.3%). Methods of management included: ERCP-ES stone removal then Lap.
Cholecystectomy (29 cases – 20.7%), intraoperative ERCP-ES and
Lap.cholecystectomy at the same time (1case – 0.7%), ERCP-ES after Lap.
Cholecystectomy (8 cases – 5.7%), Lap.Cholecystectomy and choledochotomy (99
cases – 70.7%), Open surgery (3 cases – 2.1%). No mortality and intraoperative
accident, complications included 3 cases (bleeding, pancreatitis and CBD leakage.
Minimally invasive endoscopic and surgical management helped to avoid wound
infection and helped patients to recover faster. The mean hospital stay was also
shorter and for all stones removals.
Conclusions: With the improvement of advanced techniques and equipments,
surgeons have more new options to choice for CBD stone removal via endoscopic
sphincterotomy (ERCP-ES), laparoscopic choledochotomy, cholangioscopic via T
tube, percutaneous transhepatic, with or without electrohydraulic lithotripsy (EHL)…
The best choice of treatment depends not only on stone and CBD duct characteristics
but also on equipments supply, experience of surgeons and experts and over all it
must be safe for patient.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi OMC là bệnh phổ biến ngày càng gặp nhiều ở Việt Nam. Sỏi OMC thường
kèm sỏi túi mật và có thể phát hiện trước, trong hay sau mổ sỏi túi mật nên có
nhiều phương pháp điều trị được áp dụng. Hiện nay, tại nhiều cơ sở trong nước đã
và đang áp dụng thành công những kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh
sỏi mật, đặc biệt là các phương pháp điều trị ít xâm hại như mổ nội soi, lấy sỏi qua
nội soi đường mật ngược dòng và lấy sỏi qua da, tán sỏi thủy điện lực. Những tiến
bộ này đã làm thay đổi quan điểm điều trị bệnh nhân sỏi OMC kèm sỏi túi mật và
giúp PTV có nhiều chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp trong các tình huống
lâm sàng khác nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa phương pháp điều trị bao gồm:
Sỏi OMC được phát hiện trước, trong hay sau mổ sỏi túi mật.
Đặc điểm của sỏi và OMC: đặc biệt là kích thước của sỏi, đường kính OMC, kênh
chung mật tụy…
Đặc điểm bệnh nhân: tuổi, thể trạng bệnh nhân, tiền sử mổ …
Trang bị kỹ thuật của cơ sở điều trị về nội soi, máy mổ nội soi.
Khả năng, kinh nghiệm của chuyên gia nội soi và phẫu thuật viên.
Quan điểm hiện nay trong việc điều trị sỏi OMC kèm sỏi túi mật là theo khuynh
hướng điều trị ít xâm hại, bao gồm nhiều pp có thể chọn lựa:
ERCP cắt cơ vòng lấy sỏi OMC trước, sau đó cắt túi mật nội soi.
Cắt túi mật nội soi, sau đó ERCP cắt cơ vòng lấy sỏi.
ERCP cắt cơ vòng lấy sỏi OMC cùng lúc cắt túi mật nội soi (1 thì)
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật và lấy sỏi OMC qua ống túi mật hoặc chỗ mở OMC.
Mổ mở cắt túi mật và mở OMC lấy sỏi theo kinh điển.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả của
các phương pháp điều trị bệnh nhân sỏi OMC kèm sỏi túi mật để giúp chọn lựa
phương pháp điều trị thích hợp trong những tình huống khác nhau.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả phân tích.
Địa điểm nghiên cứu:
BV ĐHYD TPHCM.
Thời gian nghiên cứu:
Từ 05/01/07 đến 12/05/2008.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
BN sỏi OMC phát hiện trước, trong và sau mổ cắt túi mật nội soi, có thể kèm hay
không kèm sỏi gan.
Sỏi OMC được lấy:
Trước mổ: qua ERCP, qua da xuyên gan (LSQDXG)
Trong mổ: qua ERCP, qua ống túi mật, qua NS mở OMC lấy sỏi và mổ mở kinh
điển.
Sau mổ: qua ERCP, qua ĐHOK, LSQDXG
Loại trừ
BN mổ cấp cứu
Các dữ liệu được tập hợp theo mẫu bệnh án chung và phân tích xử lý bằng các
phép toán thống kê trong phần mềm SPSS 13.0.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ 05/01/07 đến 12/05/2008 tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP.
HCM, chúng tôi có 140 trường hợp sỏi OMC kết hợp sỏi túi mật trong gan được
điều tṛ̣̣i bằng nội soi, mổ nội soi hay lấy sỏi qua da...
Tuổi trung bình của BN là 59,5. Về giới: nam 36 (25,7%) nữ 104 (74,3%). Sỏi
OMC kèm sỏi túi mật (106BN - 75,7%), có kèm sỏi gan (34 BN -24,3%). Chẩn
đoán dựa vào siêu âm bụng trước mổ 126 ca (90%), siêu âm trong mổ (IOUS) 8 ca
(5,7 %) và chụp hình trong mổ (IOC) 6 ca (4,3%). Phương pháp điều trị bao gồm:
ERCP-ES lấy sỏi sau đó cắt TMNS (29 ca - 20,7%), ERCP-ES trong mổ cắt
TMNS (1ca - 0,7%), ERCP-ES sau cắt TMNS (8 ca – 5,7%), PTNS cắt TM và mở
OMC lấy sỏi (99 ca – 70,7%), mổ mở (3 ca - 2,1%).
Bảng 1: Đặc điểm bệnh lý và các phương pháp điều trị
Đặc điểm bệnh lý Phương pháp điều trị