Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Những giải pháp giúp giảm nhức mỏi mắt docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.39 KB, 5 trang )

Những giải pháp giúp giảm nhức mỏi mắt

Hội chứng mỏi mắt (DES) là khi mắt nhìn không rõ (lờ mờ), nhức đỏ mắt,
mắt nhạy cảm với ánh sang.
Những phương pháp điều trị tự nhiên giúp cho đôi mắt khỏe đẹp:
1. Dinh dưỡng:

Ăn nhiều thực phẩm chứa omega-3 (acid béo) sẽ làm giảm chứng viêm
sưng. Một nghiên cứu cho thấy, phụ nữ ăn 2.35 mg/tuần thực phẩm có chứa
omega-3 thì có 68% trong số họ không bị hội chứng khô mắt. Hàng ngày, nên bổ
sung đồng thời cả DHA và EPA, xấp xỉ 30g/tuần chất béo có trong cá (không
được ăn cá mập).
2. Ngủ có khoa học:

Trong lúc ngủ, các chất tự nhiên sản sinh trong cơ thể giúp làm dịu mắt và
bảo vệ mắt. Ngủ đủ 8 giờ/đêm, không nên để quạt gió, điều hòa nhiệt độ thằng vào
mặt.
“Mắt lười”
Tôi có một bé trai 8 tuổi, đang học lớp 3, mắt bên trái của cháu thì tốt
(10/10), nhưng có điều rất lạ là, mắt bên phải của cháu vừa bị cận, vừa bị loạn thị,
không biết bị từ lúc nào. Hôm qua nhà trường thông báo thì gia đình mới biết. Bác
sĩ cho tôi hỏi, như thế có chữa khỏi được không? Vì sao lại chỉ bị một bên mắt, có
phải do di truyền không, nếu không đeo kính có được không? Cám ơn bác sĩ!
Trả lời: Tật khúc xạ trong trường hợp con của bạn, có thể do nguyên nhân
di truyền, hoặc bẩm sinh... Vì không biết rõ mức độ cận loạn của cháu, cũng như
thị lực không kính và thị lực sau chỉnh kính của mắt bị tật đó, nên khó có thể trả
lời chính xác câu hỏi mắt bé có nghiêm trọng hơn hay không nếu không đeo kính.
Nếu chênh lệch khúc xạ giữa 2 mắt nhẹ, không đáng kể, dưới 1 diop, khả
năng nhược thị ít xảy ra. Nếu chênh lệch nặng trên 3 diop thì nguy cơ nhược thị rất
cao, do bất đồng hình giữa 2 mắt, nên chỉ có mắt tốt làm việc, hình ở mắt có thị
lực thấp thường bị bỏ qua, dẫn đến hiện tượng “mắt lười” làm giảm thị lực tối đa,


dần dần gây lé.
Các trường hợp bị tật khúc xạ một mắt ở trẻ em, việc đeo kính đúng và sớm
rất quan trọng, là để ngăn ngừa biến chứng nhược thị và nguy cơ lé sau này. Trẻ
em bị tật khúc xạ, cách điều trị duy nhất là đeo kính điều chỉnh. Khi cháu trên 18
tuổi có thể phẫu thuật để điều trị vĩnh viễn tật khúc xạ. Các bác sĩ sẽ cho lời
khuyên cụ thể, phù hợp sau khi khám và có đầy đủ các thông số của cháu.


×