Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu PHƯƠNG PHÁP CHẨN MẠCH doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.86 KB, 11 trang )

PHƯƠNG PHÁP CHẨN MẠCH
1- Thời Gian Xem Mạch- Thiên ' Mạch Yếu Tinh Vi Luận' (T. Vấn 17)
ghi: “Chẩn mạch thường vào lúc sáng sớm, âm khí chưa động, dương khí chưa
tán, chưa ăn uống gì, kinh mạch chưa đầy, lạc mạch điều hịa, khí huyết chưa
loạn,do đó, có thể tìm thấy mạch bệnh”.
Tuy nhiên, ng Thạch Sơn, trong ‘Thạch Sơn Y Án' đã nhận định rằng:
“Nếu gặp bệnh thì bất cứ lúc nào cũng có thể chẩn mạch, khơng cần chẩn mạch
vào lúc sáng sớm mới được”.

- Trước khi chẩn mạch, nên để cho người bệnh nghỉ 1 lát cho khí huyết
được điều hịa.

- Khơng nên xem mạch khi người bệnh ăn uống qúa no, đói qúa hoặc mới
uống rượu, đi xa đến mà mệt mỏi...
- Ngoài ra, ống tay áo người bệnh quá chật, hoàn cảnh chung quanh ồn ào...
cũng có thể ảnh hưởng đến việc chẩn mạch.

2- Tư Thế Lúc Xem Mạch.


- Theo sách 'Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa' thì : “Người bệnh nên
ngồi thẳng thắn, tự nhiên hoặc nằm ngửa, cánh tay nên duỗi ra 2 bên, bàn tay để
ngửa cho huyết mạch lưu thông tốt và không ảnh hưởng đến mạch”.

Sách 'Y Tông Kim Giám' nêu rõ: ”Người bệnh nằm nghiêng thì cánh tay
phía dưới đè lên làm mạch khơng chạy được. Nếu co tay lại thì bàn tay bị bế tắc,
mạch không lưu thông. Nếu để xi tay thì máu dồn xuống làm mạch bị ứ trệ, nếu
giơ tay lên cao thì khí chạy lên mà mạch nhảy. Nếu co cơ thể lại thì khí bị nén mà
mạch bị gị bó. Nếu người cử động thì khí bị nhiễu loạn mà mạch chạy nhanh...”

Thầy thuốc nên ngồi nghiêng đối với người bệnh, dùng tay trái để chẩn


mạch ở tay phải người bệnh và ngược lại dùng tay phải chẩn mạch ở tay trái.

3- Định Hơi ThởThầy thuốc cần ổn định hơi thở, giữ vững tiêu chuẩn: 1
hơi thở ra, hít vào tương ứng với 4 lần mạch đập. Sau đó, căn cứ vào tiêu chuẩn
này, tập trung chú ý vào các ngón tay đang đặt trên các bộ vị để thăm dò mạch
tượng và số mạch đếm của người bệnh. Do đó, thiên 'Mạch Yếu Tinh Vi Luận'
(T.Vấn 17) ghi: “Phương pháp chẩn mạch cốt ở tâm hư tĩnh”.

4- Cách Đặt Tay Chẩn Mạch- Sách 'Chẩn Gia Khu Yếu' trình bày cách
đặt tay xem mạch như sau: “Khi đặt ngón tay xuống, đầu tiên đặt ngón tay giữa
vào bộ quan (mé trong chỗ xương cao-ngang với lồi xương quay), rồi đặt ln 2
ngón tay 2 (trỏ) và 4 (áp út) phía trước và sau thành 3 bộ mạch. Ngón tay trước


(trên) là bộ thốn khẩu, ngón tay sau (dưới) là bộ xích. Nếu cẳng tay người bệnh dài
thì đặt ngón tay thưa, nếu cẳng tay ngắn thì đặt các ngón tay khít nhau”.
- Sách 'Trung Y Học Khái Luận' nhấn mạnh rằng: “Khi đặt ngón tay (xem
mạch) cần phải để đầu ngón tay bằng nhau vì mức độ cảm giác của da ở đầu các
ngón tay đang xem mạch khơng giống (nhạy bén) như nhau... vì vậy, khi cần chẩn
mạch, nên dùng chỉ nhĩ (chỗ đầu ngón tay nổi lên như sợi chỉ) để sờ, ấn”.
- Sách 'Mạch Nghĩa Giản Ma' giải thích rõ hơn như sau: “Ba ngón tay của
người ta dài ngắn khơng bằng nhau, vì vậy phải để 3 đầu ngón tay bằng nhau, đốt
ngón này ngang đốt ngón kia mới có thể chẩn mạch được. Nhưng da thịt đầu 3
ngón tay thì ngón trỏ nhạy cảm nhất, ngón giữa da dầy, ngón thứ 4 lại dầy và kém
nhậy cảm hơn. Vì vậy, phải dùng cạnh của đầu ngón tay như sợi chỉ, gọi là chỉ
mục (mắt của ngón tay) ấn lên sống mạch”.

- Sách 'Trung Y Học Khái Luận' còn lưu ý rằng: “Điều quan trọng hơn nữa
là không nên dựa vào mạch đập ở đầu ngón tay của mình mà nhận lầm với mạch
đập của người bệnh, vì ở đầu ngón tay của thầy thuốc cũng có động mạch. Điều

này cần chú ý trên lâm sàng”.
Sau khi đặt tay đúng vị trí và đúng phương pháp, thầy thuốc phải biết vận
dụng năng lực nặng nhẹ và di chuyển ngón tay để thăm dị mạch tượng.


Hoạt Bá Nhân, trong sách 'Chẩn Gia Khu Yếu' nêu rõ: “Chẩn mạch có 3
điều chủ yếu là Cử, Án và Tầm. Nhẹ tay sờ mạch gọi là Cử, nặng tay chẩn mạch
gọi là Án, không nặng không nhẹ, uyển chuyển tìm kiếm gọi là Tầm”.

Hiện nay các nhà nghiên cứu mạch học nghiêng về cách sau:
+ Sơ (Khinh) Án: Bắt đầu đặt (đụng) ngón tay đến mạch của người bệnh để
chẩn bệnh ở phủ.
+ Trung Án: Ấn nhẹ tay xuống 1 chút để biết về Vị khí.

+ Trầm (Trọng) Án: Ấn nặng tay xuống 1 ít để chẩn bệnh ở tạng.

Cách chung, khi chẩn (xem) mạch, nên:
• Xem chung cả 3 bộ (Tổng Khán) để nhận định về tình hình chung
(thường được dùng nhất).
• Xem riêng từng bộ phận (Đơn Kháng) để đánh gía riêng từng cơ quan,
tạng phủ.
Ngồi ra, theo các nhà mạch học thì khi xem mạch còn cần phải chú ý đến
3 yếu tố là Vị Khí, Thần và Căn.

1- Vị Khí:• Thiên 'Bình Nhân Khí Tượng Luận' (T. Vấn 18) ghi: “Có Vị
khí thì sống, khơng có Vị khí thì chết”, vì vậy, mạch lấy Vị khí làm gốc.


• Trương Cảnh Nhạc trong chương 'Mạch Thần' (CNT. Thư) đã trình bày
về Vị khí như sau: Muốn xét diễn tiến của bệnh tốt hoặc xấu nên lấy Vị khí làm

chủ. Cách xét này về vị khí như sau: “Thí dụ, hơm nay mạch cịn hịa hỗn mà
ngày mai lại Huyền, Cấp thì biết rằng tà khí đang tiến triển, tà khí càng tiến, bệnh
càng nặng. Hoặc hơm nay mạch rất Huyền, Cấp nhưng ngày mai lại thấy hịa hỗn
thì biết là Vị khí đã đến, Vị khí đến thì bệnh nhẹ dần. Nếu như trong chốc lát mà
mới đầu thấy mạch Cấp mà sau đó Hỗn là Vị khí đến, lúc đầu Hỗn mà sau đó
Cấp là Vị khí mất”.

2- Thần:
Sách 'Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa' giải thích: “Gọi là thần của
mạch tức là mạch đi nhu hịa. Thí dụ như bắt được mạch Vi Nhược thì tuy là Vi
Nhược nhưng không đến mức vô lực là có thần, hoặc bắt được mạch Huyền Thực
mà trong cái Huyền Thực vẫn thấy nhu hịa, là có thần. Tóm lại, mạch có Vị khí,
có Thần đều là có hiện tượng xung hịa. Có Vị khí là có Thần khí, vì vậy, trên lâm
sàng, cách chẩn đốn Vị khí và Thần như nhau”.
3- Căn:- Sách ‘Mạch Quyết’ ghi: “Mạch ở bộ thốn và bộ quan tuy khơng
cịn nữa nhưng mạch ở bộ xích vẫn cịn, những bệnh gặp mạch đó, khơng lo chết”.

- Sách ‘Trung Y Chẩn Đốn Học Giảng Nghĩa’ giải thích: “Mười hai kinh
mạch trong cơ thể đều nhờ ở chỗ động khí của Thận mà phát sinh. Thận khí cịn
cũng như cây có gốc (căn) cành lá tuy khơ mà gốc chưa khơ thì có hy vọng sống


được. Thận khí chưa tuyệt thì mạch nhất định có căn. Mạch Trầm để chẩn tạng
thận, bộ xích để chẩn về Thận, mạch ở bộ xích mà Trầm, có lực là dấu hiệu mạch
có căn”.

- Hoạt Bá Nhân trong sách ‘Chẩn Gia Khu Yếu’ lại cho rằng khi chẩn mạch
phải chú ý đến sáu yếu tố: Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ, ơng viết: “Chẩn mạch
nên biết sáu chữ: Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ, khơng hiểu sáu chữ đó thì
khơng phân biệt được âm dương hư thực. Thượng, Lai, Chí là dương, Hạ, Chỉ là

âm. Thượng là từ bộ xích lên tới thốn khẩu đến bộ xích, âm sinh ở dương, Lai là từ
trong thịt xuất ra chỗ trong da ngồi, sự tăng lên của khí. Khứ là từ chỗ trong da
ngoài thịt đi vào thịt vào xương, sự giáng xuống của khí. Ứng là Chí, nghỉ là Chỉ”.

- Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ khi giải thích câu này đã
nhận xét: “Câu danh ngơn sáu chữ (Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ) của Hoạt Bá
Nhân, các y gia của các thời đại đều cho rằng đã tìm được điều cốt yếu của việc
chẩn mạch.

Sách ‘Trung Y Chẩn Đốn Học Giảng Nghĩa’ giải thích về các yếu quyết
chẩn mạch của Hoạt Bá Nhân như sau:
• Thượng, Hạ là chỉ mạch chí thơng suốt từ bộ xích đến bộ thốn, chỉ chẩn
sát 1 bộ mà phải chú ý đến tình hình cả ba bộ thốn, quan, xích như chương ‘Bình
Mạch Pháp’ (TH. Luận) ghi: “Ở bộ thốn, mạch Hạ không đến bộ quan là dấu hiệu
dương tuyệt, ở bộ xích, mạch Thượng khơng tới bộ quan là âm bị tuyệt”.


• Lai, Khứ là chỉ sự thăng giáng của mạch. Thăng giáng khơng cấp bách,
nhẹ nhàng, điều hịa là mạch tượng của mạch khơng có bệnh. Mạch Lai mà Tật,
mạch Khứ mà Từ là dấu hiệu trên thực dưới hư (hoặc trong hư ngoài thực). Mạch
Lai mà Từ, Mạch Khứ mà Tật là dấu hiệu trên hư dưới thực (hoặc ngồi hư trong
thực).

• ‘Chí Chỉ’ là chỉ vào chí và trong thời gian ngắn hay dài của các bộ mạch.
Chí để chẩn mạch đến, thời gian ngắn hoặc dài của các bộ mạch. Chỉ thời gian
ngắn dài ở bộ thượng có thể xét sự thịnh suy của chân dương để biện về yếu mạch
của chân âm. Chỉ thời gian dài ngắn ở bộ hạ có thể xét sự thịnh suy của chân âm
để biện về sự mạch yếu của chân dương”.

Ngơ Hạc Cao nhận xét: “Mạch có Thượng Hạ là âm dương tương sinh,

bệnh tuy nặng cũng không chết. Mạch có Lai, Khứ là biểu lý giao hịa, bệnh tuy
nặng rồi cũng khỏi. Mạch khơng có Thượng, Hạ, Lai, Khứ thì chết đã gần ngày”.

5- Biện Luận Về Mạch.
Theo sách ‘Trung Y Chẩn Đốn Học Giảng Nghĩa’ thì khi biện luận về
mạch cần chú ý đến hai yếu tố chính là:

1- Khơng nên câu nệ về tính chất đặc thù của từng mạch.


Thí dụ: Khi nói đến biểu là phải quy về mạch Phù, nhiệt là Sác, lý là Trầm,
hàn là Trì, mạch Huyền, Cường là Thực, Tế, Vi là Hư... tuy nhiên, phải cần lưu ý
đến các yếu tố chân, giả.

Bàn về vấn đề này, Trương Cảnh Nhạc trong chương ‘Mạch Thần’ của bộ
Cảnh Nhạc Tồn Thư đã giải thích như sau: “Mạch Phù tuy thuộc về biểu nhưng
hễ âm hư, huyết thiếu, khí trung tiêu suy tổn sẽ thấy mạch Phù mà vơ lực, vì vậy,
khơng thể cho rằng mạch Phù hoàn toàn liên hệ với phần biểu. Mạch Trầm tuy
thuộc về phần lý nhưng hễ ngoại tà mới cảm mà đã vào sâu thì hàn tà bó lấy kinh
lạc, mạch khí khơng thơng đạt được, sẽ thấy mạch Trầm, vì vậy, khơng thể cho
rằng mạch Trầm hồn tồn thuộc về phần lý. Mạch Sác là nhiệt, nhưng chân nhiệt
chưa hẳn đã là Sác. Chứng hư tổn, âm dương đều bị khốn quẩn, khí huyết hỗn
loạn, hư nhiều, mạch Sác cũng nhiều, vì vậy khơng thể nói là Sác hồn tồn thuộc
nhiệt được. Trì là hàn nhưng bệnh thương hàn, tà khí mới lui, nhiệt chưa hết, mạch
phần nhiều là Trì Hoạt, vì vậy đừng cho rằng Trì hồn tồn là hàn. Huyền, Cường
thuộc Thực nhưng chân âm, vị khí hư quá và các chứng âm dương quan cách (bị
ngăn trở), mạch sẽ Huyền, Cường, vì vậy Huyền cũng khơng hẳn là Thực, Mạch
Vi, Tế thuộc hư trường hợp bị đau quá, khí bị bế, vinh vệ bị ủng trệ khơng thơng,
mạch sẽ phải ẩn nấp (Phục), vì vậy mạch Phục khơng phải hồn tồn là Hư... từ đó
có thể suy ra... trong các mạch đều có vấn đề”.


2- Sự Khác Nhau Lúc Mới Đặt Tay Vào Mạch Và Lúc Xem Mạch Một
Lúc Thật Lâu.


Có khi mạch mới xem và xem một lúc lâu có sự khác biệt. Thí dụ: Lúc mới
xem thấy mạch nổi to, xem một lúc thấy mạch chìm lặng. Hoặc mới xem thấy
mạch mềm nhũn, xem lâu lại thấy bật dưới tay. Có khi lúc đầu thấy mạch Huyền,
một lúc sau lại là Hoãn.
Bàn về vấn đề này, Trương Đăng trong chương ‘Vấn Sơ Chẩn Cửu Án Bát
Đồng Thuyết’ (CTT. Muội) nhận định rằng: “Khi chẩn mạch loại khách tà bạo
bệnh mà mạch Phù là đúng. Nếu bệnh đã lâu, sức đã hư tổn, nên chẩn căn khí làm
gốc. Nếu thấy Phù, Đại, ấn tay lâu thấy chìm mất, là hiện tượng chính khí q hư,
khơng cần hỏi là bệnh lâu hoặc mới nhiễm, tuy rằng chứng mà thấy nóng nhiều,
phiền nhiễu do chính khí suy khơng tự chủ được mà hư dương thốt ra ngồi. Khi
mới xem mạch thấy Nhu, Nhuyễn, bắt đầu thấy bật dưới tay là dấu hiệu bệnh ở
phần lý, phần biểu không bệnh. Không phải tạng khí bị thụ thương thì là kiên tích
ẩn phục bên trong, trường hợp này khơng thể cho đó là mạch Trầm mà lầm là bị
hư hàn. Mới xem thấy mạch hơi Huyền, xem lâu lại thấy hịa hỗn, hễ bệnh đã lâu
thì sắp khỏi, khí huyết tuy kém nhưng tạng khí chưa bại. Cách chung, mạch của
người bệnh lúc mới đặt tay vào tuy thấy vô lực hoặc Huyền Tế, khơng hịa hỗn,
xem lâu trên mười chí lại thấy điều hịa dần, thì bệnh có thể chữa. Nếu mới xem
mạch thấy hịa hỗn nhưng xem lâu lại thấy Vi, Sác khơng ứng tay hoặc dần dần
Huyền, cứng (ngạnh) thì bệnh khó chữa”.

6- Bỏ Mạch Theo Chứng-Bỏ Chứng Theo Mạch.


(Xả Mạch Tịng Chứng - Xả Chứng Tịng Mạch)


Thơng thường thì mạch và chứng tương ứng với nhau, nhưng có nhiều
trường hợp mạch và chứng lại không đi đôi với nhau như dương chứng mà lại thấy
mạch âm hoặc âm chứng mà thấy mạch dương... Sách ‘Y Biên’ giải thích rõ như
sau: “Phàm bệnh mà và chứng khơng hợp thì một bên thật, một bên giả, cần phân
biệt kỹ. Như bên ngoài tuy phiền nhiệt mà thấy mạch Vi, Nhược thì hư hỏa, hư
tướng, lại chịu được cơng phạt sao?. Nên theo mạch mà chữa chứng chân hư chứ
không theo chứng là giả tượng. Hoặc trường hợp bệnh vốn không có phiền nhiệt
mà thấy mạch Hồng, Sác thì khơng phải là hỏa tà. Bệnh vốn khơng có trướng đầy,
ứ trệ mà thấy mach Huyến, Cường thì khơng phải là chứng thực ở bên trong.
Khơng nhiệt, khơng trướng lại có thể chịu được phép tả hay sao?. Nên theo chứng
hư chứ không theo mạch giả thực... Nếu là tà làm thương tổn bên trong hoặc thực
trệ, khí trệ mà bụng trên đau thắt đến nỗi mạch Trầm, Phục hoặc Xúc hoặc Kết, đó
là tà bế tắc kinh lạc gây ra. Đã có chứng thực làm căn cứ thì mạch hư tức là gỉa,
trường hợp này nên theo chứng chứ không theo mạch. Hoặc như bệnh thương hàn,
tay chân gía lạnh, rét run mà mạch thấy Hoạt, Sác, đó là do nội nhiệt làm cách âm.
Làm sao có thể biết được? Vì bệnh truyền từ kinh này sang kinh khác chứ không
phải trực trúng âm kinh, từ chứng nhiệt chuyển sang hàn. Đã có mạch Sác, Hoạt
làm căn cứ thì ngoại chứng là giả hư, cũng theo mạch chứ không theo chứng vậy”.

Trường hợp nào nên bỏ mạch mà theo chứng, Lê Đức Thiếp trong sách
‘Định Ninh Tôi Học Mạch’ đã nhận định:


Nên bỏ mạch theo chứng trong các trường hợp sau:

- Những bệnh mà nhận xét về mạch khó chính xác như những người không
thể chỉ căn cứ vào mạch hoặc những người khơng có bộ mạch để xem.

- Những người thanh cao, 2 tay thường khơng có mạch, nếu có thì mạch đi
rất êm dịu, nhẹ nhàng, bé nhỏ.


- Những người thanh cao, 2 tay thường khơng có mạch, nếu có thì mạch đi
rất êm dịu, nhẹ nhàng, bé nhỏ.

- Những người mạch tay trái thường rất nhỏ hơn tay phải hoặc ngược lại.

- Những người có mạch Phản Quan.
- Những người không may bị cụt một hoặc cả hai tay.

- Những người bị thương ngay vị trí để xem mạch.



×