Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Nguồn gốc và tiến hóa của Chim (Aves) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.16 KB, 7 trang )


Nguồn gốc và tiến hóa
của Chim (Aves)



Nguồn gốc của chim
- Hoá thạch chim cổ - Cổ điểu
(Archaeopteryx) tìm thấy trong lớp
đất đá thuộc kỷ Jura thuộc châu Âu
cách đây 150 triệu năm. Chúng đã có
các đặc điểm của chim như: Thân phủ
lông vũ, chi trước biến thành cánh,
xương bả hình kiếm, xương đòn gắn
với nhau thành chạc chữ V, cấu tạo
hông và chậu theo kiểu chim.

Chim cổ chưa có khả năng bay thực
sự mà chỉ có thể chuyền từ cành này
sang cành khác hay trèo lên cây.
Chúng còn có nhiều đặc điểm của
bò sát như xương đặc, đuôi dài
gồm nhiều đốt, các đốt sống ngực
chưa gắn với nhau, xương ức chưa
gắn thành gờ lưỡi hái, sọ có lồi cầu
hướng về phía sau, lông đuôi mọc ở
hai bên cột sống, đuôi dài...
- Tổ tiên của chim và thằn lằn
khổng lồ (Dinosauria) đều bắt
nguồn từ một nhóm thằn lằn cổ
(Archosaura). Tuy nhiên chưa xác


định được tổ tiên trực tiếp của chim là
nhóm thằn lăn nào. Thằn lằn cổ sống
trên cây, lúc đầu chỉ trèo và nhảy từ
cành này sang cành khác, sau đó các
vảy phát triển tạo thành màng cánh.
Các vảy phát triển ở chi trước và đuôi,
kéo dài và rộng bản để hình thành
lông chim.
Sự phát triển tiến hóa của Chim
Đến năm 1952 các nhà cổ sinh học đã
phát hiện được 780 loài chim hoá
thạch, trong đó nhóm chim hoá thạch
đuôi quạt cổ nhất tìm thấy trong địa
tầng của kỷ Bạch phấn. Tuy vậy so
với Cổ điểu thì nhóm chim kỷ
Bạch phấn vẫn có nhiều nét của
chim hiện đại. Người ta thấy chim kỷ
Bạch phấn phân hoá thành 2 nhóm
thích nghi với 2 môi trường khác
nhau:
- Nhóm chim ở nước (Hesperonis):
Bao gồm các loài chim thiếu cánh,
thiếu gờ lưỡi hái xương ức không phát
triển, chân sau 4 ngón đều hướng về
phía trước.
- Nhóm chim bay (Ichthyornis): Bao
gồm các loài chim có cánh, xương
lưỡi hái phát triển như chim hiện đại.
Cả 2 nhóm chim này là chim hiện đại
nhưng chúng lại có các đặc điểm

nguyên thủy như nhiều răng ở xương
hàm, khớp hàm giống bò sát, não bộ
còn bé. Tất cả các chim kỷ Bạch phấn
được xếp trong tổng bộ chim Có răng
(Odontornithes).
Đầu kỷ Đệ tam, chim phát triển phong
phú, có thể chia thành 3 hướng chính
là:
+ Chim chạy: Là hướng cổ nhất, cuối
kỷ Bạch phấn, đầu kỷ Đệ tam đã có di
tích của chim chạy, đó là các giống
Aepyornis và Dinornis đều có hình
dạng của đà điểu hiện nay.
+ Chim bơi: Hình thành bộ chim
Cánh cụt Nam cực không biết bay, sử
dụng đôi cánh như khi bay, do đó
xương ức của chúng phát triển.

×