Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Nguồn thức ăn của Bò sát (Reptilia) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.07 KB, 8 trang )


Nguồn thức ăn của Bò sát (Reptilia)


Theo nguồn thức ăn, bò sát được chia
thành ba nhóm : bò sát ăn thực vật, bò
sát ăn thịt, bò sát ăn tạp. Thành phần
thức ăn của mỗi nhóm rất đa dạng.
Thành phần thức ăn của mỗi nhóm bò
sát như sau :
- Nhóm ăn thực vật: Thường có ít
loài, gồm một số loài thằn lằn và rùa.
Rùa cạn thường ăn lá cây, quả. Rùa
nước ngọt ăn cỏ thủy sinh, một số rùa
biển ăn rong rêu.

Loài Amblyrhychus orstatus đang ăn
tảo bám trên đá (theo Hickman)
Rất ít loài rắn ăn thực vật, trường hợp
duy nhất ăn thực vật được biết là rắn
râu (Herpeton tentaculatum) ở miền
Nam nước ta, sống trong các ao hồ,
vực nước có nhiều tảo xanh. Nhóm
thằn lằn ăn thực vật cũng hiếm, một
số ít loài ăn lá cây, có loài thằn lằn
sần (Trachysaurus rugosa) ở châu Úc
ăn quả dâu và nấm độc.
- Ða số các loài bò sát ăn thịt: Mỗi
loài bò sát đều có một số đối tượng
thức ăn chủ yếu. Các loài sống trên
cây chủ yếu ăn các loại côn trùng,


ngoài ra ăn nhện, giun đất (thằn lằn,
rắn giun) rắn nước, rắn biển ăn cá,
nhái, ếch... Rắn ráo ăn chuột, trăn có
thể ăn thú lớn. Một số loài rắn độc ăn
rắn nhỏ. Ở nhiều loài bò sát có hiện
tượng ăn thịt đồng loại, con lớn nuốt
con nhỏ. Người ta đã quan sát được
nhiều trường hợp thằn lằn bố mẹ ăn
ngay con vừa nở từ trứng, thạch sùng
bố mẹ đuổi bắt thạch sùng con. Một
số loài rắn chuyên ăn trứng chim.
Rắn ăn trứng châu Phi
(Drasypeltis) chuyên ăn trứng chim
dài khoảng 60 - 70cm, thân chỉ bằng
ngón tay nhưng vẫn có thể nuốt được
trứng gà. Rắn này có răng yếu nhưng
đốt sống cổ có mấu khá lớn. Khi nuốt
trứng vào đến vùng cổ thì thực quản
co lại, mấu này ép vào thực quản làm
vỡ vỏ trứng, rắn nuốt lòng trứng và
nôn vỏ trứng ra ngoài. Ở nước ta có
rắn sọc dưa (Elaphe radiata), rắn hổ
mang (Naja) cũng có mấu đốt sống cổ
thứ nhất ấn vào thực quản làm trứng
lọt xuống dạ dày.
- Bò sát ăn tạp: Tương đối ít loài. Ba
ba ăn cá, cua, ốc, củ, lá cây... Rùa
mốc ăn thực vật thủy sinh, côn trùng,
giáp xác, thân mềm, ếch, nhái.
- Thành phần thức ăn của bò sát thay

đổi tuỳ theo điều kiện sống. Rắn sống
gần ao cá, thức ăn chủ yếu là cá,
nhưng cũng loại rắn đó sống ở nơi ít
ao hồ hơn thì tỷ lệ ăn cá cũng rất ít. Ở
nhóm thằn lằn, phần lớn thức ăn vào
mùa lúa chín là cào cào và châu chấu,
ứng với thời kỳ phát triển của những
loài này trên đồng ruộng. Sau mùa gặt
hái, cào cào và châu chấu hiếm dần,
thằn lằn phải đi kiếm những loại côn
trùng khác để ăn. Thành phần thức ăn
của bò sát còn thay đổi tuỳ theo sự
chọn lựa thức ăn ở mỗi lứa tuổi.
Cá sấu còn non ăn động vật
không xương sống. Khi trưởng
thành lại lựa chọn những thức ăn là
động vật có xương sống, kể cả những
mồi lớn như trâu, bò. Rắn sọc dưa
(Elaphe) lúc mới nở chỉ ăn sâu bọ.
Khi đã lớn lên một chút, loài này ăn
thêm ếch, nhái. Khi cơ thể đạt được
kích thước nhất định, rắn sọc dưa
chuyển sang ăn chuột, chim và trứng
chim. Một số loài thằn lằn, rùa lúc

×