Nơi đẻ, bảo vệ và chăm sóc trứng
- Bò sát thường đẻ trứng vào trong
hốc đất thiên nhiên, khe đá hoặc do
con cái đào. Vài loài thằn lằn (tắc kè,
thạch sùng) đẻ trứng ở nơi kín đáo,
khe đá, hốc cây và trứng dính vào đá
hay vỏ cây. Rắn cái sau khi có chửa
sắp đến ngày đẻ thường tìm đến hốc
cây, khe đá, dưới đống lá rụng, bụi
cây.
Các loài bò sát sống ở nước (cá sấu,
rùa ...) cũng lên cạn để đẻ. Ðồi mồi bò
lên bãi cát, bới cát thành hốc, đẻ trứng
vào hốc, lấp hốc lại. Các cá thể cái
cùng loài thường tìm đến một nơi để
đẻ trứng, vì nơi đó có nhiệt độ, độ ẩm
thích hợp cho trứng của loài đó phát
triển. Vì vậy có lúc người ta phát hiện
và thu được nhiều trứng đồi mồi, rắn,
rùa... ở một khu vực hẹp.
- Thời gian trứng nở thay đổi tuỳ loài,
tuỳ theo nhiệt độ môi trường từ 30 -
120 ngày. Vài loài thằn lằn cần 30
ngày để trứng nở, tắc kè cần 100
ngày. Trứng rắn nở sau 66 - 85 ngày,
rùa từ 30 - 60 ngày. Riêng giống
Chủy đầu (Hatteria) trứng cần 15
tháng mới nở.
- Hiện tượng chăm sóc trứng thay đổi
tùy loài. Một số loài bò sát như
thạch sùng, kỳ đà... sau khi đẻ trứng
trong các hang hốc, không biết chăm
sóc ổ trứng mà ngay khi con mới nở
cũng không biết chăm sóc và bảo vệ
con, đôi khi ăn cả con. Một số loài bò
sát như cắc kè (Calotes versicolor)
biết dùng đầu để xóa sạch những vết
tích của hang chứa trứng. Vích, đồi
mồi sau khi đẻ xong cũng biết xóa
sạch dấu vết bằng cách dùng cát lấp
hố lại. Rùa đào hang rất tài, rùa mẹ
dùng chân sau để đào, nếu gặp đất quá
cứng rùa mẹ biết đái vào đất làm cho
đất mềm ra, rồi tiếp tục đào, cho đến
khi thành ổ đẻ. Lổ cửa hang thường
rất nhỏ, rùa mẹ biết dùng chân sau
đưa dần trứng vào trong hang. Cá sấu
(Crococylus porosus) làm tổ bằng rác
và cành cây ở bờ đầm, đẻ khoảng 25 -
60 trứng, rồi đào một hố cách tổ 1m,
nằm trong đó canh trứng, thỉnh thoảng
quẩy đuôi cho nước bắn lên tổ. Một
số loài bò sát như rắn ráo, kỳ đà đã
tìm đến tổ mối để đẻ trứng. Tổ mối có
đủ nhiệt độ và độ ẩm ổn định như một
lò ấp trứng, khi những con non nở ra
có thể tìm ngay mối thợ và ấu trùng
mối để ăn.
Một số ít loài bò sát có khả năng ấp
trứng thật sự, lấy thân quấn tròn đám
trứng để ủ. Rắn hổ mang chúa
(Ophiaphagus hannah) cái đẻ từ 20 -
40 trứng vào đống lá rụng, liền tìm
một lớp lá khác để phủ lên trên, rồi
cuộn tròn nằm ấp phía trên. Con đực
cũng hoạt động gần đó để bảo vệ
trứng. Lúc này chúng trở nên hung
dữ, bất kỳ một loài động vật nào
lại gần cũng đều bị chúng chủ
động tấn công. Trăn cái (Python)
dùng đuôi và cử động uốn mình của
thân để vun trứng lại thành đống
trứng hình nón. Sau đó trăn cái cuốn
lấy toàn bộ ổ trứng vào trong khúc
thân. Ở tư thế ấp trứng, đuôi trăn ở
dưới, mình trăn cuộn lấy ổ trứng, còn
đầu thì che phủ trên. Trăn ấp trứng
trong 6 tuần và chỉ rời ổ trứng trong
chốc lát để đi uống nước. Nhờ sự ấp
này trăn đã tạo được nhiệt độ thích