Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Những nguyên tắc nhỏ cho bữa ăn khỏe mạnh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.74 KB, 7 trang )

Những nguyên tắc nhỏ cho
bữa ăn khỏe mạnh


Bữa ăn hàng ngày không chỉ đem lại cho bạn niềm
hứng khởi mà còn là cách để bạn “nạp” năng lượng
nuôi sống cơ thể. Hãy cùng tham khảo những nguyên
tắc nhỏ dưới đây để có được một bữa ăn thật sự mạnh
khỏe:

1. Không bỏ bữa sáng

Một trong những sai lầm phổ biến nhất của chúng ta là
không ăn bữa ăn sáng, đặc biệt nếu đó là trẻ em. Việc bỏ
bữa sáng có thể làm suy giảm hoạt động của các nơron thần
kinh, lâu ngày có thể làm suy giảm trí nhớ cũng như trí
thông minh.

Việc bổ sung một bữa sáng giàu protein và chất xơ sẽ giúp
cung cấp năng lượng, duy trì hoạt động của các tế bào trong
cơ thể.

Bữa ăn sáng rất quan trọng.

2. Hạn chế chan canh khi ăn

Nhiều người cho rằng, chan canh là một thói quen tốt và có
lợi cho hệ tiêu hoá nhưng thực chất không phải như vậy.
Khi ăn, khoang miệng sẽ tiết ra nước bọt, giúp cảm nhận
được sự thơm ngon của món ăn cũng như góp phần đẩy
nhanh quá trình phân giải và tiêu hoá của thức ăn xuống dạ


dày.

Việc chan canh hoặc kết hợp uống nước khi ăn có thể làm
thức ăn trôi thẳng vào dạ dày mà không cần tới sự “tác
nghiệp” của khoang miệng, lâu ngày sẽ làm cơ thể dần mất
đi phải ứng tiết nước bọt khi ăn cơm và làm tăng thêm
“gánh nặng” của dạ dày trong việc tiêu hoá thức ăn.

Giải pháp tốt nhất cho bạn trong bữa ăn là hãy uống nước
canh sau khi đã ăn cơm xong. Việc này không những làm
sạch miệng hơn mà còn kích thích tiêu hóa và tạo cảm giác
ngon miệng cho bữa ăn.

3. “Tạo” màu sắc cho bữa ăn

Việc đa dạng hoá các loại thực phẩm cũng như phương
thức chế biến món ăn có thể đưa lại những tác động tích
cực đối với hệ tiêu hoá cũng như sức khỏe chung.

Mỗi màu sắc thực phẩm lại đem lại những tác dụng nhất
định tới sức khỏe. Ví dụ như: các thực phẩm màu đỏ như cà
chua, ớt đỏ… chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề
kháng, các thực phẩm màu xanh như: rau cải, hành tây, tỏi
tây… có chứa nhiều hợp chất đẩy lùi các tế bào ung thư,
thực phẩm màu cam như: bí ngô, cà rốt… giàu vitamin A
và beta caroten giúp sáng mắt, đẹp da…

Vì vậy, hãy biết “làm đẹp” và cân bằng chế độ ăn uống của
mình bằng cách kết hợp những các loại thực phẩm với
những màu sắc đa dạng, phong phú để làm “đẹp mắt” và

cung cấp cho cơ thể đầy đủ các vitamin, và khoáng chất
giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

4. Sử dụng hợp lý hàm lượng các chất béo

Nhiều người quan niệm rằng bữa ăn càng ít chất béo càng
tốt. Nhưng sự thật thì không phải như vậy. Việc kết hợp
hợp lý thành phần giữa các loại chất béo sẽ giúp cơ thể
khỏe mạnh hơn.

Chất béo có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng
lượng duy trì hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Chất
béo tồn tại trong nhiều loại thực phẩm: mỡ động vật, dầu
thực vật, cá, trứng, đạu nành, vừng, lạc… Chất béo được
chia là làm 2 loại chính: chất béo có nguồn gốc động vật và
chất béo có nguồn gốc thực vật.

Thông thường, chất béo nguồn gốc thực vật tốt hơn chất
béo có nguồn gốc động vật vì không chứa thành phần
cholesterol gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc nếu dùng
quá nhiều chất béo thực vật cũng sẽ làm tăng hàm lượng
chất béo, dẫn tới béo phì, thừa cân, tích tụ mỡ ở phủ tạng...

Lượng chất béo vừa phải là 20-25% năng lượng trong khẩu
phần ăn. Nhưng nhưng với người cao tuổi thì khẩu phần
chất béo là 15-20%; với người có nguy cơ bệnh tim mạch
thì không được ăn quá 10% chất béo trong khẩu phần.

Những người làm việc trí óc hoặc cần nhiều thể lực sẽ mất
nhiều kalo, vì vậy khi chế biến thức ăn cần kết hợp với việc

dùng chất béo động vật vì loại chất béo này giúp sản sinh
năng lượng nhanh và nhiều hơn so với chất béo thực vật.

5. Ngồi bàn khi ăn tốt cho tiêu hóa

×