Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Phân tích tình hình và tác động của Biến đổi Khí hậu đối với Trẻ em tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.07 MB, 110 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Phân tích Tình hình và Tác động
của Biến đổi Khí hậu

đối với Trẻ em
tại Việt Nam

Tháng 3 năm 2021



Lời cảm ơn
Phân tích về Tác động của Biến đổi khí hậu đối với Trẻ em Việt Nam do Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và UNICEF Việt Nam đồng thực hiện nhằm phân tích tình hình
ban đầu về các vấn đề liên quan đến BĐKH ảnh hưởng đến trẻ em để phục vụ
cho việc xây dựng Kế hoạch Phát triển Kinh tế-xã hội và các chính sách liên quan
tới biến đối khí hậu khác với một phương thức tiếp cận thân thiện với trẻ em hơn.
Báo cáo này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu bao gồm bà Ellen Woodley và
bà Đặng Thị Thu Hồi. Các thơng tin và ý kiến trong Báo cáo này của tác giả và
không nhất thiết phản ánh quan điểm chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
UNICEF Việt Nam.
Báo cáo này nhận được sự hướng dẫn, ý kiến và bình luận về mặt kỹ thuật quý
báu của các Chương trình của UNICEF Việt Nam (Bảo vệ Trẻ em, Vì Sự sống cịn và
Phát triển của Trẻ em, Giáo dục, Văn phòng Đối tác Chương trình, Chính sách xã
hội và Quản trị và Phòng Lập kế hoạch, Theo dõi và Đánh giá) và các đồng nghiệp
có liên quan từ văn phịng khuc vực và trụ sở chính của UNICEF.
Chúng tơi đặc biệt cảm ơn các bên có liên quan chính ở cấp quốc gia và địa
phương đã dành thời gian quý báu của mình để chia sẻ các ý kiến và quan điểm.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã đóng góp cho ấn phẩm
này.




2

Mục lục
Lời cảm ơn .....................................................................................................................................................1
Mục lục...........................................................................................................................................................2
Danh mục từ viết tắt....................................................................................................................................4
Lời nói đầu: Đã đến lúc phải hành động vì con em chúng ta...............................................................6
Tóm tắt báo cáo............................................................................................................................................8
1. Giới thiệu...................................................................................................................................................14
1.1 Mục đích và đối tượng mục tiêu dự kiến..........................................................................................................................16
1.2 Cấu trúc của báo cáo......................................................................................................................................................................16
1.3 Phương pháp luận của Báo cáo...............................................................................................................................................17
2. Tổng quan về các hiểm họa, tác động chính của BĐKH và rủi ro môi trường
đối với sự phát triển và lợi ích của trẻ em................................................................................................18
2.1. Lượng mưa thay đổi: góp phần gây ra lũ lụt và hạn hán........................................................................................20
2.2 Nhiệt độ tăng......................................................................................................................................................................................21
2.3. Mực nước biển dâng và xâm nhập mặn...........................................................................................................................22
2.4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai liên quan đến BĐKH...............................................................23
2.5 Tác động của BĐKH đối với trẻ em: Các lĩnh vực chính............................................................................................24

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

2.6 Suy thối mơi trường và các tác động đến trẻ em......................................................................................................31
2.7 Các vấn đề về năng lượng tại Việt Nam và các tác động tiềm tàng đối với trẻ em................................36
2.8 Tác động của thách thức kép của BĐKH và đại dịch COVID-19 đối với trẻ em..........................................38
3. Tình hình chính sách, thể chế và tài chính hiện tại liên quan đến trẻ em
và BĐKH: Khoảng trống và cơ hội chính..................................................................................................39

3.1. Chiến lược quốc gia về BĐKH (NCCS).................................................................................................................................41
3.2. Chiến lược Tăng trưởng Xanh của Việt Nam...................................................................................................................43
3.3. Thỏa thuận Paris về BĐKH...........................................................................................................................................................44


3

3.5. Luật Bảo vệ mơi trường ..............................................................................................................................................................45
3.6 Luật Phịng chống thiên tai ......................................................................................................................................................46
3.7. Luật Trẻ em và Ủy ban Quốc gia Việt Nam về Trẻ em (VNCC)..............................................................................47
3.8. Đánh giá nhu cầu công nghệ..................................................................................................................................................48
4. Cơ hội hành động cho các can thiệp BĐKH lấy trẻ em làm trung tâm ..........................................49
4.1 Chính sách tổng thể, khung đối tác và phối hợp.........................................................................................................50
4.2 Ưu tiên và cách tiếp cận của các ngành ...........................................................................................................................52
4.3 Phối hợp và quản lý liên ngành...............................................................................................................................................58
4.4 Ưu tiên và cách tiếp cận của địa phương: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Ninh Thuận và
thành phố Đà Nẵng.................................................................................................................................................................................60
4.5 Cách tiếp cận thích ứng với COVID-19 trong trạng thái bình thường mới..................................................63
5. Kết luận và khuyến nghị.........................................................................................................................64
5.1 Kết luận....................................................................................................................................................................................................65
5.2 Khuyến nghị.........................................................................................................................................................................................66
Phụ lục 1. Bảng đánh giá các văn bản pháp lý của Việt Nam về BĐKH
và mức độ đáp ứng nhu cầu của trẻ em...................................................................................................69
Phụ lục 2 - Hoạt động của các bên và cơ hội...........................................................................................71
Phụ lục 3. Danh sách người được phỏng vấn phục vụ Phân tích Tác động của BĐKH
đối với Trẻ em tại Việt Nam.........................................................................................................................85
Phụ lục 4. Hình ảnh minh họa xu hướng khí hậu tại Việt Nam............................................................87
Phụ lục 5. Kế hoạch hoạt động của Phân tích Tác động của BĐKH đối với Trẻ em tại Việt Nam:
Bộ KH&ĐT và UNICEF..................................................................................................................................89
Phụ lục 6. Danh mục tài liệu tham khảo..................................................................................................96


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

3.4. Kế hoạch Quốc gia Thích ứng với BĐKH (NAP).............................................................................................................44


4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

Danh mục từ viết tắt
ABD

Ngân hàng Phát triển châu Á

ASSI

Sáng kiến Trường học an tồn ASEAN

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BTXH

Bảo trợ xã hội

BVMT


Bảo vệ môi trường

CCR-CSR

Trung tâm về Quyền trẻ em và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

ChangeVN

Trung tâm Hành động và Liên kết vì Mơi trường và Phát triển

CSSF

Khung Trường học an tồn Tồn diện

CT

Cơng thương

ĐBSCL

Đồng bằng sơng Cửu Long

FSC

Hội đồng Quản lý rừng

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo


GDM

Giáo dục môi trường

GWP

Mạng lưới Cộng tác vì Nước tồn cầu

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

KHHĐ

Kế hoạch hành động

KNCN&MT

Khoa học, công nghệ và môi trường

LĐTB&XH

Lao động - Thương binh và Xã hội

NDC

Đóng góp do quốc gia tự quyết định

NN&PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS&VSMT

Nước sạch và vệ sinh môi trường

PTKT-XH

Phát triển kinh tế - xã hội

QLMTYT

Quản lý môi trường y tế

QLTT

Quản lý thiên tai


5

Rủi ro thiên tai

SDG

Mục tiêu phát triển bền vững

TCKT


Tổng cục thống kê

TCMT

Tổng cục Môi trường

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT&TT

Thơng tin và truyền thơng

UBND

Ủy ban nhân dân

UN Women

Phụ nữ Liên hợp quốc

UNDP

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc


UNEP

Chương trình mơi trường của LHQ

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

VNCC

Ủy ban Quốc gia Việt Nam về Trẻ em

VUFO-NGO

Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

XD

Xây dựng

YCCAN

Mạng lưới Thanh niên Kết nối vì Khơng khí sạch

YT


Y tế

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

RRTT


6

Lời nói đầu: Đã đến lúc
phải hành động vì con em chúng ta
Sức khỏe mơi trường định hình sức khỏe, thành
tích học tập và hạnh phúc của trẻ em theo
những cách sâu sắc. Trong báo cáo này, UNICEF
bàn luận sáu nhân tố ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe môi trường mà dù riêng lẻ hay kết hợp đều
có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe và sự phát
triển của mọi trẻ em. Đó là:
a) Rủi ro về mơi trường - ô nhiễm không khí, bao
gồm cả việc đốt cây trồng và rác thải trên toàn
cầu, dẫn tới tử vong của hàng trăm nghìn trẻ
em dưới 5 tuổi mỗi năm và góp phần gây ra
các bệnh nhiễm trùng đường hơ hấp mãn
tính, các vấn đề về hơ hấp, bệnh phổi, ung
thư và các bệnh khác.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


b) Suy thối mơi trường - do sử dụng đất chưa
phù hợp và thái quá cũng như việc đốt rơm
rạ, phá rừng và mất đa dạng sinh học, v.v cũng
như các sự kiện khí hậu cực đoan - ảnh hưởng
nghiêm trọng đến trẻ em, ảnh hưởng đến sự
an toàn của thực phẩm và nguồn nước của
trẻ em, cũng như độ sạch của khơng khí mà
trẻ em hít thở.
c) Kim loại độc hại - chì, thủy ngân, cadimi và
asen là những ví dụ về các kim loại độc hại
phổ biến làm suy giảm sự phát triển của trẻ
em. Ước tính cứ 3 trẻ em trên thế giới thì có 1
trẻ bị nhiễm độc chì.
d) Chất thải nguy hại - quản lý chất thải hộ gia
đình kém, chơn lấp, nước thải, đốt chất thải
khơng an tồn kể cả chất thải điện tử, làm
phát sinh chất độc trong khơng khí và nước,
ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của
trẻ.

e) Hóa chất độc hại - nhiều loại hóa chất độc hại,
bao gồm cả phân bón và thuốc trừ sâu vẫn
được sử dụng ở Việt Nam có thể gây hại cho
sức khỏe của trẻ em và phụ nữ.


Và tất cả những điều trên góp phần đáng kể
vào mối đe dọa lớn nhất mà con em chúng ta
phải đối mặt và sự thịnh vượng trong tương
lai của chúng:


f ) Biến đổi khí hậu - là một mối đe dọa lớn đối
với sức khỏe của trẻ em - điều này bao gồm
tần suất, cường độ và sự thất thường của các
hiện tượng thời tiết khắc nghiệt; nhiệt độ cao
và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên.
Các nỗ lực nhằm tối đa hóa sự sống cịn, sức
khỏe và phúc lợi của trẻ em sẽ khơng thể hồn
thành nếu khơng giải quyết các yếu tố môi
trường quyết định sức khỏe của các em.
Nghiên cứu này sẽ tập trung vào thách thức của
thế kỷ - biến đổi khí hậu. Và nêu bật tầm quan
trọng của hành động - ngay hôm nay - để bảo
vệ các thế hệ trẻ em hiện tại và tương lai khỏi
những mối đe dọa ngày càng gia tăng mà các
em phải đối mặt. Trẻ em dễ bị tác động của
biến đổi khí hậu và suy thối mơi trường hơn
các nhóm tuổi khác, phần lớn là do các em
đang trong giai đoạn lớn lên và phát triển, phụ
thuộc vào người khác và thiếu tiếng nói trong
các quyết định có ảnh hưởng đến các em. Báo
cáo kết luận rằng Chính phủ, UNICEF và các đối
tác cần tập trung hơn vào trẻ em cần có những
hành động mạnh mẽ ngay hơm nay, để không
chỉ giúp con em chúng ta cho thế giới ngày mai
mà còn để giúp thế giới, Việt Nam, vì con em
chúng ta và vì thế hệ tương lai.


7


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

8

Tóm tắt báo cáo


9

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giải
quyết các thách thức về BĐKH đối với trẻ em và
thanh thiếu niên tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư (Bộ KH&ĐT) và UNICEF Việt Nam đã

thực hiện Phân tích Tình hình và Tác động
của BĐKH đối với Trẻ em. Mục đích của Báo
cáo là tiến hành phân tích tình hình cơ sở về các
vấn đề liên quan đến BĐKH ảnh hưởng đến trẻ
em để cung cấp thông tin cho việc xây dựng
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (PT KT-XH)
và các chính sách liên quan đến BĐKH khác với
cách tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm hơn cho
giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, sau khi tham
vấn các bên có liên quan, nghiên cứu này đã cố

gắng để phân tích một số vấn đề mơi trường.
Đối tượng dự kiến của Báo cáo bao gồm: i) các
cơ quan chính phủ là các bên liên quan chính
tham gia xây dựng chính sách về kinh tế xã hội
và BĐKH; ii) các cơ quan phát triển có hoạt động
trong lĩnh vực BĐKH và môi trường, bao gồm
UNICEF Việt Nam; và iii) khu vực tư nhân và các
đối tác tổ chức dân sự xã hội. Phân tích dựa trên
việc nghiên cứu tồn diện các tài liệu liên quan,
phỏng vấn các bên liên quan chính ở cấp trung
ương và các bên liên quan được lựa chọn ở cấp
địa phương.
Suy thối mơi trường tại Việt Nam, thường
trở nên nghiêm trọng hơn do BĐKH, cũng có
tác động tiêu cực tới trẻ em. Nền kinh tế Việt
Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa
thạch, do đó, đang và sẽ tiếp tục là nguồn phát
thải khí nhà kính lớn trong khu vực, đồng thời
góp phần lớn gây ơ nhiễm khơng khí, trừ khi
năng lượng này được thay thế bằng năng lượng
tái tạo. Tỷ lệ nhập viện do nhiễm trùng đường
hơ hấp dưới có liên quan chặt chẽ với mức độ
8 ơ nhiễm khơng khí hàng ngày. Bên cạnh đó, ơ
nhiễm nguồn nước có liên quan đến tình trạng
tiêu chảy dai dẳng và các bệnh do nguồn nước
gây ra; tình trạng này cũng ngày càng phổ biến
hơn. Tình trạng mất đa dạng sinh học cũng làm
mất đi những lợi ích quan trọng về giải trí, văn
hóa và tinh thần - tất cả đều cần thiết đối với sự
phát triển của trẻ em. Các dịch vụ này thường


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

Việt Nam được biết đến là một trong những
quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới
về vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH). Đóng góp
vào biến đối khí hậu và tác động trầm trọng
lên sức khỏe và lợi ích của trẻ em chính là các
thực hành mà nếu được giải quyết kịp thời sẽ
có ảnh hưởng tích cực lên sức khỏe và sự phát
triển của trẻ em Việt Nam. Những thực hành
này bao gồm việc sử dụng đất chưa phù hợp và
thái quá, dùng thuốc trừ sâu và phân hóa học
chưa theo quy định đã làm ảnh hưởng tới thực
phẩm và nước mà người dân dùng hàng ngày
để uống, nấu nướng và sinh hoạt; việc đốt chất
thải rắn và rơm rạ không cần thiết và phụ thuộc
vào nguồn năng lượng “bẩn” như than thay cho
việc dịch chuyển sang nguồn năng lượng xanh
hơn. Trẻ em dễ bị tác động bởi tình trạng BĐKH
và suy thối mơi trường hơn các nhóm tuổi khác,
ngun nhân chủ yếu là do các em đang trong
giai đoạn tăng trưởng, phát triển, phụ thuộc vào
người khác và thiếu tiếng nói trong việc đưa ra
các quyết định ảnh hưởng đến các em. Mặc dù
các chiến lược và chính sách về BĐKH của Việt
Nam đã ghi nhận trẻ em, nhưng vẫn có những
khoảng trống và thiếu hụt đáng kể về các tài
liệu dành riêng cho trẻ em trong chính sách và

luật pháp quốc gia. Cũng có tương đối ít cơng
cụ pháp lý cơng nhận quyền bày tỏ ý kiến và sự
tham gia của trẻ em liên quan tới biến đổi khí
hậu. Việt Nam đã tham gia ký kết một số chính
sách tồn cầu, bao gồm Thỏa thuận Paris trong
khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc
về BĐKH (UNFCCC) và Chương trình nghị sự
2030 vì sự phát triển bền vững, điều này đóng
vai trị quan trọng đối với hạnh phúc và lợi ích
của con người và môi trường.


10

không được coi trọng khi các quốc gia phát triển
kinh tế.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

Các nguy cơ chính về BĐKH trên phương
diện lý sinh ở Việt Nam là lượng mưa thay
đổi, nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, các
hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai liên
quan. Tất cả những điều này đều có tác động
thứ cấp: lũ lụt và sạt lở đất, mất đa dạng sinh
học, hạn hán, xâm nhập mặn, nước dâng do bão
và lốc xốy. Những tác động này sau đó dẫn đến
các tác động tiếp theo: sản lượng nông nghiệp
giảm, cơ sở hạ tầng trường học và nhà cửa bị tổn

hại, khan hiếm nước, chất lượng nước kém và
tình trạng di cư, từ đó tác động đến trẻ em theo
nhiều cách khác nhau.
Việt Nam đang đối mặt với tần suất lũ lụt,
hạn hán dày hơn, cũng như nhiệt độ cao hơn
và mực nước biển dâng và nhu cầu và cạnh
tranh về nước sạch. Tần suất lũ lụt ở Việt Nam
đã tăng lên trong khoảng thời gian từ 1990 đến
2010. Cổng thông tin kiến thức về BĐKH của
Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam có khả
năng phải đối mặt với lũ lụt rất cao. Đất nước
cũng gánh chịu tình trạng hạn hán nghiêm
trọng - năm 2015-2016, Việt Nam đã trải qua đợt
hạn hán tồi tệ nhất trong 90 năm, ảnh hưởng
đến hơn hai triệu người (trong đó có 520.000 trẻ
em) tại 52 trong số 63 tỉnh thành. Nhiệt độ trung
bình hàng năm ở Việt Nam tăng khoảng nửa độ
C trong 50 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng.
Mực nước trung bình tại các khu vực ven biển
của Việt Nam tăng khoảng 3,5 mm/năm và ở
một số vùng ven biển, nước mặn đã xâm nhập
sâu vào đất liền lên đến 90 km, làm cho nước
sông quá mặn đối với con người hoặc động vật
khác; quá mặn không thể tưới tiêu cho cây trồng
và nuôi cá.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 88%
các bệnh do BĐKH xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi.
An ninh lương thực cho trẻ em đang bị đe dọa
bởi các tác động đến ngành nông nghiệp, từ
mất mùa hoàn toàn đến năng suất giảm triền

miên và thu nhập thấp hơn cho các gia đình.
Trẻ em ở khu vực nông thôn đặc biệt dễ bị ảnh
hưởng bởi tình trạng mất an ninh lương thực, vì
những giai đoạn thiếu dinh dưỡng có thể góp
phần làm chậm quá trình phát triển, các em

được đi học ít hơn do thu nhập hộ gia đình thấp
hơn, và tăng khả năng mắc các bệnh không lây
nhiễm trong cuộc sống sau này. Trẻ em ở các
khu vực thành thị đặc biệt có nguy cơ mắc các
bệnh do nguồn nước gây ra, điều này có thể gia
tăng do xảy ra tình trạng mưa quá nhiều và lũ
lụt cục bộ. Các dấu hiệu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh
sốt xuất huyết đang gia tăng ở Việt Nam và được
dự báo sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiệt độ
cao hơn góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh
sốt xuất huyết, tiêu chảy, bệnh tay chân miệng
và tỷ lệ nhập viện cao hơn, đặc biệt là ở người
cao tuổi và trẻ em. Lĩnh vực Nước sạch và vệ sinh
môi trường (NS&VSMT) cũng bị ảnh hưởng theo
nhiều cách do tình trạng BĐKH bao gồm các tác
động tiêu cực đến nguồn nước và chất lượng
nước uống và sử dụng nước tại hộ gia đình.
Việc giáo dục và học tập của trẻ em bị ảnh
hưởng bởi biến đối khí hậu. Hạn hán và kéo
theo tình trạng khan hiếm nước và thực phẩm
cũng có thể ảnh hưởng đến việc học tập vì số
lượng và chất lượng các bữa ăn cho trẻ trong
hộ gia đình cũng như chất lượng và số lượng
nước của trường học bị suy giảm. Tỷ lệ các bệnh

liên quan tới nhiệt độ cao cùng với áp lực căng
thăng có thể giảm khả năng học của học sinh và
khả năng dạy của giáo viên trong lớp học. Việc
học tập của học sinh cũng bị ảnh hưởng do cơ
sở vật chất trường học bị hỏng hoặc mất mát,
thường xảy ra ở những nơi bị ảnh hưởng bởi lụt
lội nghiêm trọng và thường dẫn đến việc đóng
cửa trường học. Thiên tai liên quan đến BĐKH có
thể góp phần làm gia tăng số học sinh bỏ học và
học kém.
BĐKH cũng được nhìn nhận là một yếu tố chính
khiến người dân phải di cư khi sinh kế hiện tại
của họ bị mất đi hay bị tác động tiêu cực bởi
thời thiết khắc nghiệt và để sinh tồn người dân
phải chuyển đi nơi khác tìm việc. Những nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng khi cha mẹ phải di cư để
tìm việc làm, tỷ lệ trẻ em bị sao nhãng và xâm
hại cũng như tỷ lệ bỏ học tăng lên. Trong các
trường hợp chuyển chỗ ở và di cư, trẻ em gái có
nguy cơ bị bạo lực và bóc lột cao hơn. Việc di cư
hoặc gián đoạn về nơi ở, trường học và các thói
quen sinh hoạt thường ngày, có thể khiến trẻ em
và thanh thiếu niên bị tổn thương về sức khỏe
tâm thần hoặc tâm lý xã hội.


11

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


Trợ giúp bằng tiền mặt là nền tảng cốt lõi của
hệ thống bảo trợ xã hội có lồng ghép rủi ro
thiên tai và ứng phó với các cú sốc. Có những
cơ sở pháp lý và tài chính vững chắc để đảm
bảo Việt Nam tiếp tục đầu tư cho trẻ em ngay cả
trong thời kỳ khủng hoảng – trợ giúp bằng tiền
mặt có thể giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ em bỏ
học, thiếu các dịch vụ y tế thơng thường, thiếu
ăn, có nguy cơ bị bạo lực; và đồng thời đảm bảo
một thế hệ lực lượng lao động có sức khỏe và
tay nghề cao. Năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã
phê duyệt “Đề án Đổi mới và Phát triển trợ giúp
xã hội giai đoạn 2017-2025 với tầm nhìn đến 2030”
(MPSARD), trong đó bao gồm cả trợ giúp thường
xuyên và trợ giúp đột xuất. Một thách thức chính
đối với cấu phần trợ giúp khẩn cấp bằng tiền
mặt hiện nay của Việt Nam là cấu phần này tập
trung chủ yếu vào trợ giúp khẩn cấp ngắn hạn
ngay sau khi xảy ra thiên tai thông qua trợ giúp
bằng hiện vật và tiền mặt. Trong khi đó, các
chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên còn rời
rạc và thiếu quy định về trường hợp khẩn cấp để
“linh hoạt” các chương trình hiện có trước những
rủi ro hiệp biến như BĐKH, khủng hoảng kinh tế
và đại dịch.

Việc phân tích về những khoảng trống hiện tại
trong chính sách và chiến lược của Việt Nam
về tác động của BĐKH đối với trẻ em cho thấy

có rất ít chính sách của Chính phủ ghi nhận rõ
ràng các vấn đề của trẻ em, bao gồm Chiến lược
Quốc gia về Tăng trưởng Xanh (NGGS), Đóng
góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Chiến lược
quốc gia về BĐKH (NCCS), v.v... Bên cạnh việc
đôi khi coi trẻ em là một phần trong các nhóm
dễ bị tổn thương, các chính sách và chiến lược
chưa ghi nhận hoặc tạo điều kiện cho trẻ em
cũng như chưa giúp trẻ em và thanh niên tham
gia vào các vấn đề ảnh hưởng đến các em nhiều
nhất. Vì vậy, đây là những lĩnh vực cần có sự thay
đổi.
Có một số cơ hội được xác định liên quan tới
các chính sách chính nhằm hỗ trợ các biện
pháp can thiệp tập trung vào trẻ em và tính
dễ bị tổn thương của các em trước các tác
động của BĐKH và suy thối mơi trường. Các
kế hoạch về an ninh nguồn nước và quản lý
nguồn nước trong Chiến lược quốc gia về BĐKH
cho giai đoạn 2021-30 có thể mở rộng các vấn
đề từ sản xuất nơng nghiệp tới các vấn đề cấp


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

12

cộng đồng, bao gồm sức khỏe trẻ em và lợi ích
từ NS&VSMT. Có nhiều lĩnh vực tiềm năng có thể

lồng ghép lợi ích và tính dễ bị tổn thương của
trẻ em trong Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng
Xanh, như phát triển lối sống hài hịa với mơi
trường (thiết kế sinh thái), trường học và trung
tâm y tế thơng minh về khí hậu, q trình đơ thị
hóa mang tính bền vững cũng như nâng cao
nhận thức của người dân. Việc tích hợp dữ liệu
giám sát rủi ro BĐKH với các hệ thống khí hậu
quốc gia có thể được cải thiện, đồng thời cũng
có thể cải thiện các lĩnh vực hành động nhằm
mang lại tác động và kết quả tích cực tiềm năng
đối với trẻ em. Mặc dù Kế hoạch Quốc gia Thích
ứng với BĐKH (NAP) của Việt Nam không đề cập
rõ ràng đến trẻ em, nhưng Kế hoạch này cung
cấp khuôn khổ cho các hoạt động trong tương
lai có thể lồng ghép lợi ích của trẻ em. Trong khi
đó, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC)
của Việt Nam có một phần riêng về trẻ em, điều
này tạo điều kiện thực hiện các hành động tiềm
năng trong các lĩnh vực và các can thiệp cụ thể
liên quan đến giảm thiểu rủi ro thiên tai, Khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long, các mô hình dựa
vào cộng đồng, nâng cao nhận thức và các kế
hoạch đầu tư theo ngành. UNICEF Việt Nam có
thể mở rộng các chương trình đã và đang được
triển khai về BĐKH và lấy trẻ em làm trung tâm
để hỗ trợ Chính phủ trên một số lĩnh vực trong
q trình triển khai Kế hoạch Quốc gia Thích ứng
với BĐKH. Bộ Tài ngun và Mơi trường (TN&MT)
có thể tham gia nhiều hơn vào các chương trình

trong Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ
em để lồng ghép tốt hơn lợi ích và vai trò của trẻ
em trong bối cảnh BĐKH. Một số sáng kiến của
Bộ KH&ĐT và UNICEF nhằm tạo điều kiện cho sự
phối hợp giữa Bộ TN&MT và Bộ LĐTB&XH cũng
cần được xem xét.
Có một số cơ hội tập trung chủ yếu vào sự
phối hợp với các bên liên quan khác để tạo ra
sự hợp lực trong thực hiện hành động nhằm
nâng cao quyền và lợi ích của trẻ em trong bối
cảnh BĐKH. Các cuộc phỏng vấn và nghiên cứu
tài liệu đã chỉ ra nhiều cơ hội mà Bộ KH&ĐT và
UNICEF có thể làm việc với các bên liên quan
khác. Ví dụ, sự tham gia của UNICEF có thể hữu
ích đối với các nhiệm vụ chính trong quan hệ
đối tác về Đóng góp do quốc gia tự quyết định,

bao gồm đánh giá xã hội về Đóng góp do quốc
gia tự quyết định do Bộ TN&MT và UNDP thực
hiện trong tương lai. Đối với Chiến lược Quốc gia
về Tăng trưởng Xanh, UNICEF cần tiếp tục phối
hợp với Bộ KH&ĐT để lồng ghép các vấn đề nhạy
cảm với trẻ em vào các chiến lược tăng trưởng
xanh cấp quốc gia và cấp tỉnh. Đối với Ủy ban
Quốc gia về Trẻ em Việt Nam, hiện bao gồm các
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế
làm Phó Chủ tịch, Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT có
thể được bổ sung vào Ủy ban này để đưa ra cách
thức lồng ghép các vấn đề về trẻ em vào các
chính sách của Chính phủ liên quan đến BĐKH.

Ngồi ra cịn có các cơ hội trong từng lĩnh vực
và liên ngành để cùng phối hợp: giáo dục, y
tế, NS&VSMT, bảo vệ trẻ em và bảo trợ xã hội
cũng như trong lĩnh vực quản lý và bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên. Việc lồng ghép nội dung
BĐKH vào kế hoạch giáo dục về môi trường là
cơ hội để đưa các vấn đề cụ thể về thích ứng với
BĐKH trong chương trình giảng dạy của trường


13

Các phát hiện của nghiên cứu này cho thấy rõ
ràng một môi trường thuận lợi và tiềm năng liên
quan đến khuôn khổ pháp lý phù hợp; cùng với
một số phân tích, bằng chứng và cơng tác vận
động, sẽ giúp tạo ra ý chí, huy động các nguồn
lực cần thiết để công nhận và thúc đẩy quyền
trẻ em trong bối cảnh các em dễ bị tổn thương
trước tác động của BĐKH. Tuy nhiên, vẫn có
những vấn đề cần giải quyết và cơ hội cần nắm
lấy để Việt Nam đạt được những thành tựu khả
thi về các vấn đề liên quan tới trẻ em.
Báo cáo kết luận về sự cần thiết trong xây
dựng quan hệ đối tác đa ngành để thực hiện
hành động: Quan hệ đối tác giữa các tổ chức
chính phủ, tổ chức xã hội, tổ chức Liên hợp quốc
và khu vực tư nhân là chìa khóa để tiến tới thực
hiện hành động lấy trẻ em làm trung tâm ở Việt
Nam. Thực tế, lĩnh vực BĐKH đã đạt một số thành

tựu, từ đối thoại và vận động chính sách đến
nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau với sự
tham gia của nhiều bên liên quan. Có một số cơ
hội cho Chính phủ Việt Nam và các tổ chức như
UNICEF hành động và bắt đầu các nỗ lực hợp
tác để cải thiện chính sách làm cơ sở cho thực
hiện hành động. Báo cáo tác động của BĐKH đối
với trẻ em đã đưa ra một bức tranh tồn cảnh
về tình hình khí hậu tại Việt Nam và những cơ
hội để xây dựng một môi trường thuận lợi cho
việc lồng ghép các vấn đề BĐKH lấy trẻ em làm
trung tâm và để Việt Nam trở thành quốc gia
đi đầu trong việc nhận thức nhu cầu của thế
hệ trẻ nhằm đảm bảo một tương lai bền vững.
Các khuyến nghị rộng bao gồm tầm quan trọng
của: i) hợp tác đa ngành, đa tổ chức; xây dựng
và nghiên cứu bằng chứng để hỗ trợ vận động
chính sách, đảm bảo mang lại các tác động
mang tính phân tổ về giới; ii) theo dõi và giám
sát, truyền tải thông điệp của UNICEF một cách
mạnh mẽ và hiệu quả; iii) nâng cao năng lực,
đặc biệt là đối với chính quyền các cấp về tầm
quan trọng của việc lồng ghép các vấn đề về trẻ
em trong các chiến lược và chính sách về BĐKH
và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và an
ninh nước đối với trẻ em; và vi) tầm quan trọng
của sự tham gia của trẻ em - để các em có thể
vận động hiệu quả cho các vấn đề ảnh hưởng
đến chính các em.


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

học; trong lĩnh vực y tế, có một số cơ hội được
xác định để hỗ trợ Cục Quản lý môi trường y tế
thực hiện Kế hoạch Hành động về BĐKH tại cấp
tỉnh, đây là một lĩnh vực mà UNICEF có thể tận
dụng mạng lưới hiện có tại cấp địa phương để hỗ
trợ triển khai kế hoạch hành động. Về NS&VSMT,
UNICEF cũng có thể vận động Bộ Y tế/ Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) thực
hiện phân tích về rủi ro của khí hậu đới với dịch
NS&VSMT và lập bản đồ các khu vực dễ bị tổn
thương cũng như xây dựng hệ thống cảnh báo
sớm về nhu cầu và chất lượng nước và sử dụng
khuôn khổ NS&VSMT thích ứng với khí hậu trong
Chương trình Mục tiêu Quốc gia (CTMTQG). Đối
với vấn đề bảo vệ trẻ em, có cơ hội để bổ sung
thơng tin đầu vào cho Chương trình quốc gia về
bảo vệ trẻ em giai đoạn 2021-2025 (tầm nhìn đến
năm 2030) hiện đang được Bộ LĐTB&XH bổ sung,
sửa đổi; trong đó bao gồm nội dung đã được bổ
sung, sửa đổi về cam kết lồng ghép rủi ro BĐKH
trong Chiến lược quốc gia về bảo trợ xã hội (202130). Về bảo trợ xã hội, để gắn kết với các mục tiêu
liên quan tới Đề án Đổi mới, Phát triển trợ giúp
xã hội 2017-2025 và tầm nhìn 2030, hệ thống trợ
giúp xã hội thường xuyên cần được củng cố để
linh hoạt và chủ động hơn nhằm đáp ứng các loại
khủng hoảng khác nhau về kinh tế, biến đối khí
hậu và dịch bệnh. Để giải quyết vấn đề suy thối

mơi trường và các tác động đối với trẻ em, có
cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn với các tổ chức dân
sự tại Việt Nam, đây là những tổ chức hoạt động
rất tích cực về vấn đề ơ nhiễm khơng khí. Ngồi
ra cịn có các cơ hội để chia sẻ kiến thức và hợp
tác với các tổ chức chuyên hoạt động về các vấn
đề môi trường (như Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn
Thiên nhiên - WWF, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế) để
có thơng tin đầu vào về các vấn đề ô nhiễm nước
và mất đa dạng sinh học. Tương tự, hợp tác với
các tổ chức xã hội dân sự về vận động và sự tham
gia của trẻ em cũng là cơ hội để UNICEF mang lại
các tác động dựa trên kinh nghiệm hoạt động về
quyền trẻ em của các tổ chức này. Cuối cùng, các
cơ hội được xác định ở cấp địa phương, từ việc
làm việc về các thành phố có khả năng chống
chịu và về những điểm dễ bị tổn thương liên
quan đến BĐKH ở khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long, đây là những khu vực mà UNICEF đã thiết
lập mạng lưới.


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

14

1. Giới thiệu



15

Trẻ em dễ bị tác động bởi tình trạng BĐKH và
suy thối mơi trường:


Các em dễ bị tổn thương hơn bởi sóng
nhiệt, đặc biệt là trẻ nhỏ.



Bị tác động nhiều hơn bởi các sự kiện khí
hậu cực đoan như bão lụt. Những vấn đề
này không chỉ đe doạ cuộc sống và sự an
tồn của các em mà cịn mang lại cho các
em nguy cơ về các vấn đề liên quan tới sức
khỏe tâm thần, ảnh hưởng tới việc tiếp cận
nước sạch và thực phẩm chất lượng – những
điều có tác động ngược lại tới sức khỏe và
khả năng học tập của các em. Bão lụt cũng
có thể để lại các tác động lâu dài khi phá
hủy cộng động và trường học của các em.



Chất lượng khơng khí có thể gây ra các vấn
đề liên quan tới đường thở, viêm phổi hay
các bệnh khác.




Và biến đổi khí hậu và suy thối môi trường
thường dẫn tới các bệnh viêm nhiễm, tiêu
chảy, nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm cho trẻ
hơn so với người lớn. Việc chậm phát triển
hay thiếu khả năng và bệnh tật thường do
nhiễm chất độc hại.

Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (CRC),
hiệp ước nhân quyền được phê chuẩn rộng rãi
nhất trên thế giới, cho thấy sức mạnh của trẻ em
trong việc khuyến khích mọi người hành động
vì lợi ích chung2. Cơng ước khẳng định trẻ em có
“quyền được lắng nghe” trong việc đưa ra quyết
định ảnh hưởng đến cuộc sống của các em
(Điều 12 và 13).
Một nghiên cứu của UNICEF3 đã được thực hiện
nhằm xác định phạm vi quyền của trẻ em trong
việc có “mơi trường sạch và an toàn”4 được quy

định trong pháp luật của một số quốc gia, kể từ
khi Công ước được thông qua vào năm 1989.
Mặc dù Công ước đã được Việt Nam phê chuẩn
vào năm 1990, các chính sách về khí hậu chưa
phản ánh đầy đủ các mối quan tâm của trẻ em5
và các vấn đề ảnh hưởng đến các em. Đã có
những chính sách cơng nhận trẻ em, như Luật
Bảo vệ Môi trường được sửa đổi (Khoản 2, Điều
04) quy định rằng bảo vệ môi trường nhằm “đảm
bảo quyền trẻ em…”. Tương tự, Luật Trẻ em cũng

công nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ
em khỏi các hiểm họa về thiên tai và khí hậu.
Đáng chú ý là Đóng góp do quốc gia tự quyết
định của Việt Nam đã công nhận tính dễ bị tổn
thương của trẻ em trước BĐKH. Mặc dù vậy, có
những khoảng trống đáng kể trong các văn bản
dành riêng cho trẻ em trong khuôn khổ pháp lý
quốc gia.
Một số chương trình nghị sự về chính sách tồn
cầu đang hướng tới việc tăng cường lợi ích và
khả năng chống chịu của con người và giảm
thiểu tác động của BĐKH. Việt Nam đã tham gia
ký kết một số thỏa thuận này, bao gồm Thỏa
thận Paris trong khuôn khổ Công ước khung của
Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC) và Chương
trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững,
các chương trình này đóng vai trị quan trọng
đối với lợi ích của con người và môi trường. Các
mục tiêu phát triển bền vững mà nhiều quốc
gia, trong đó có Việt Nam đang phấn đấu thực
hiện, có liên quan đến Cơng ước về Quyền trẻ
em, liên quan tới các lĩnh vực bảo vệ trẻ em, sức
khỏe và giáo dục. Việc đạt được các mục tiêu sẽ
là một đóng góp lớn hướng tới việc thực hiện
quyền trẻ em. Tương tự, với tư cách là quốc gia
đã cam kết sớm với khuôn khổ Cơng ước khung
của Liên hợp quốc về BĐKH, Đóng góp do quốc
gia tự quyết định của Việt Nam nhằm mục đích
giảm quỹ đạo phát thải đang gia tăng mạnh mẽ.
Dù có những mục tiêu này, Việt Nam vẫn trên đà

trở thành quốc gia phát thải khí nhà kính lớn vào
năm 2030.
Văn phịng UNICEF tại khu vực Đơng Á và Thái
Bình Dương (EAPRO) đã tiến hành nghiên cứu
chính sách liên quan đến quyền trẻ em trong
khu vực, trong đó có chính sách của Việt Nam
năm 2019. Phân tích cho thấy đa số các quốc gia
được xem xét đều đã xây dựng luật bao hàm hầu

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

Việt Nam được công nhận là một trong những
quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới về
vấn đề BĐKH1; trong đó, một số khu vực chịu tác
động nhiều hơn các khu vực khác, đặc biệt là
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng núi, khu
vực hay xảy ra hạn hán và khu vực thành thị. Suy
thối mơi trường bao gồm ơ nhiễm khơng khí,
nước và mất đa dạng sinh học cũng là những
vấn đề nổi cộm ở Việt Nam.


16

hết các nhóm quyền của trẻ em từ quyền được
bảo vệ tới quyền có một mơi trường lành mạnh.
Phân tích cũng chỉ ra rằng có rất ít quốc gia đã
đặt yêu cầu về đánh giá tác động của quyền trẻ
em làm nhiệm vụ cấp quốc gia. Nghiên cứu kết

luận rằng việc thiếu năng lực kỹ thuật cũng như
nguồn lực (cả nhân lực và tài chính) đã dẫn đến
những hạn chế trong việc triển khai các quyền.
Báo cáo cũng đưa kết luận về việc thiếu nhận
thức về mối liên hệ giữa quyền trẻ em và vấn đề
môi trường ở cả cấp cộng đồng và chính quyền.
Báo cáo này của EAPRO đã chắt lọc các kết quả
từ những nghiên cứu về 17 chính sách/ kế hoạch
hành động liên quan đến BĐKH ở Việt Nam (xem
Phụ lục 1). Đối với mỗi chính sách hoặc kế hoạch
hành động, có các mục tương ứng để đánh giá
khả năng đáp ứng của khung pháp lý đối với
quyền của trẻ em được hưởng một môi trường
lành mạnh. Phân tích này đặc biệt lưu ý đến
việc có tương đối ít cơng cụ pháp lý cơng nhận
quyền bày tỏ ý kiến và quyền tham gia của trẻ
em. Ví dụ, mục “Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến và
ý kiến của các em được tiếp thu...” chỉ có trong
Luật trẻ em và mục “Quyền tham gia của trẻ em
về các vấn đề môi trường” mới chỉ được quy định
trong hiến pháp, Luật Đa dạng sinh học và Kế
hoạch Hành động Quốc gia vì trẻ em. Chỉ có ba
cơng cụ chính sách cơng nhận một cách rõ ràng
trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được
bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát
triển: Luật Trẻ em, Kế hoạch phát triển KT-XH
2016-2020 và Luật Phòng chống thiên tai.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM


1.1 Mục đích và đối tượng mục tiêu dự kiến
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giải
quyết các thách thức về BĐKH đối với trẻ em
và thanh thiếu niên ở Việt Nam, trong khi bằng
chứng còn hạn chế, Bộ KH&ĐT và UNICEF Việt
Nam đã phối hợp thực hiện phân tích tác động
của BĐKH và mơi trường đối với trẻ em. Mục
đích của Báo cáo là tiến hành phân tích tồn
diện về tình hình của trẻ em và BĐKH tại Việt
Nam. Sự cần thiết về việc thực hiện phân tích
được xác định thơng qua đối thoại giữa Bộ
KH&ĐT và UNICEF sau cuộc đánh giá giữa kỳ
quá trình triển khai Văn kiện dự án quốc gia giữa
Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2017-

2021 để chuẩn bị cho Văn kiện chương trình giai
đoạn 2022-2026. Bộ KH&ĐT, phối hợp với UNICEF
Việt Nam, mong muốn tìm hiểu tình hình cơ sở
về các vấn đề liên quan đến BĐKH ảnh hưởng
đến trẻ em để cung cấp thông tin đầu vào cho
việc xây dựng kế hoạch PT KT-XH và các chính
sách khác liên quan đến BĐKH nhằm đưa ra cách
tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm hơn. Báo cáo
Phân tích cũng nhằm giúp xác định các lĩnh vực
cần nghiên cứu thêm để thúc đẩy các phương
pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm đối với
chính sách và hành động liên quan đến vấn đề
BĐKH tại Việt Nam.
Đối tượng mục tiêu dự kiến của Báo cáo phân

tích bao gồm: i) Bộ KH&ĐT và cơ quan chính
phủ là các bên liên quan chính tham gia xây
dựng chính sách kinh tế xã hội và BĐKH và chịu
trách nhiệm về nước, vệ sinh, giáo dục và y tế;
ii) UNICEF và các cơ quan phát triển khác hoạt
động trong lĩnh vực BĐKH và môi trường; và iii)
khu vực tư nhân và các đối tác tổ chức xã hội
dân sự.

1.2 Cấu trúc của báo cáo
Phần 1 của báo cáo là trình bày mục đích và
phương pháp luận của Báo cáo.
Phần 2 đưa ra bức tranh tổng quan về các nguy
cơ và tác động chính của BĐKH và rủi ro mơi
trường đối với trẻ em tại Việt Nam, với các dữ liệu
cho thấy các xu hướng khí hậu gần đây cũng
như dự báo trong tương lai, dựa trên mơ hình
kịch bản phát thải cao nhất (RCP8.5). Các tác
động đến trẻ em được tóm tắt theo các lĩnh vực
chính (An ninh lương thực, NS&VSMT, Y tế, Giáo
dục và Bảo vệ Trẻ em).
Phần 3 xác định các chiến lược, kế hoạch, quy
trình hiện có và trong tương lai của Chính phủ/
đối tác nhằm thu hút sự tham gia của các bên.
Dựa trên những khoảng trống trong các kế
hoạch và chiến lược, Báo cáo đưa ra cách nhìn
tổng thể về một số cơ hội để Bộ KH&ĐT, UNICEF
và các bên liên quan khác có thể vận động
nhằm thực hiện hành động về khí hậu phù hợp
với trẻ em.



17

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

Phần 4 cung cấp thơng tin chi tiết, chủ yếu được
trình bày dưới dạng bảng biểu, về các cơ hội cụ
thể đối với Bộ KH&ĐT, các đối tác phát triển bao
gồm UNICEF, khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội
dân sự và các bên liên quan khác, dựa trên dữ
liệu thu thập được trong q trình phân tích. Các
cơ hội này địi hỏi sự phối hợp giữa các bên để
thực hiện hành động về BĐKH.
Phần 5 kết luận và khuyến nghị.
Phần phụ lục trình bày các tài liệu tham khảo.

1.3 Phương pháp luận của Báo cáo
Báo cáo Phân tích được thực hiện bởi hai
chuyên gia tư vấn, một chuyên gia quốc tế và
một chuyên gia trong nước, do Bộ KH&ĐT chủ
trì và UNICEF hỗ trợ. Phân tích dựa trên i) Tổng
quan các tài liệu liên quan và ii) phỏng vấn các
bên liên quan chính ở cấp quốc gia và với các
bên liên quan được lựa chọn ở cấp địa phương.
Phạm vi của nghiên cứu này tâp trung vào các
vấn đề liên quan tới trẻ em xuyên suốt Việt Nam

và đặc biệt chú trọng tới những nhóm dễ bị tổn

thương nhất, bao gồm trẻ em ở vùng sâu vùng
xa, trẻ em khuyết tật hay trẻ em sống ở những
nới có tỷ lệ nghèo cao. Phân tích này cịn tập
trung phân tích các khu vực cụ thể ở cấp địa
phương bao gồm Ninh Thuận, Đà Nẵng và khu
vực sơng Cửu Long, nơi có tính tổn thương cao
đối với biến đổi khí hậu. Các bên liên quan được
phỏng vấn bao gồm cán bộ UNICEF, các cơ quan
chính phủ, các cơ quan khác của Liên hợp quốc,
các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc
tế, và khu vực tư nhân. Danh sách những người
được phỏng vấn được trình bày trong Phụ lục
2. Việc nghiên cứu tài liệu được thực hiện vào
tháng 3, các cuộc tham vấn, tại Hà Nội, được
thực hiện từ ngày 9 đến 14 tháng 3 năm 2020.
Nghiên cứu được thực hiện với sự tham vấn chặt
chẽ của Bộ KH&ĐT, UNICEF Việt Nam, các bên
liên quan chính; kết quả sơ bộ đã được trình bày
trước UNICEF và Bộ KH&ĐT. Kế hoạch làm việc
liên quan tới Báo cáo phân tích được trình bày
trong Phụ lục 5.


18

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

2. Tổng quan về các hiểm họa,
tác động chính của BĐKH và rủi ro

mơi trường đối với sự phát triển
và lợi ích của trẻ em


19

Hình 1 là bản đồ khái niệm về mối liên hệ giữa
các hiểm họa về BĐKH và các tác động lý sinh,
kinh tế xã hội của BĐKH đối với trẻ em. Năm
2016, UNICEF và Bộ LĐTB&XH đã phối hợp thực
hiện một nghiên cứu về tác động của BĐKH và
thiên tai đối với trẻ em tại Việt Nam. Nghiên cứu
này đưa ra một ma trận toàn diện về tác động
của BĐKH đối với trẻ em trên tồn Việt Nam nói
chung và một số tỉnh nói riêng. Để tiếp tục cung
cấp dữ liệu về rủi ro BĐKH, UNDP phối hợp với

Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT1, đã xây dựng cơ sở dữ
liệu cập nhật về rủi ro BĐKH tại Việt Nam2. Sơ
đồ hữu ích và toàn diện phản ánh các tác động
của BĐKH được trình bày trong phần về Thích
ứng với BĐKH và Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai của
UNICEF năm 2012 trong Sổ tay Nguồn lực Ngành
Giáo dục (trang 26 của tài liệu). Hình 1 dưới đây
minh họa mối liên hệ giữa các hiểm họa của
BĐKH và ba cấp độ tác động tại Việt Nam.

1

cũng như các Bộ khác đang ứng phó với những thách

thức về BĐKH và thiên tai

2

trên website: />
Hình 1. Sơ đồ về mối liên hệ giữa các tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em

Khung hiểm họa và tác động của biến đổi khí hậu
Nhiệt độ tăng

Lượng mưa thay đổi

Lũ lụt
& sảt lở đất

Sản lượng nông nghiệp
giảm

Suy dinh dưỡng

Mất đa dạng
sinh học

Cơ sở hạ tầng
bị hư hại

Hạn mặn

Nhiều hiện tượng thời tiết
nghiêm trọng hơn


Mực nước biến động

Nước dâng do bão, nhiều lốc xoaý,
gió giật hơn

Xâm nhập mặn

Khan hiếm nước

Tăng tỷ lệ mắc bệnh (sốt rét, sốt xuất huyếtchảy,
tiêu chảy, căng thẳng nhiệt)

Chất lượng nước kém

Hiểm họa biến đổi
khí hậu

Tác động biến đổi
khí hậu

Di cư

giảm cơ hội và kết quả học tập, ảnh hưởng tới
quá trình học tập, sức khỏe tâm lý, bảo vệ trẻ em và bảo trợ xã hội

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

Phần này mơ tả các hiểm họa chính của BĐKH,

kéo theo các tác động lý sinh, từ đó ảnh hưởng
tới các lĩnh vực chính liên quan tới trẻ em - an
ninh lương thực và dinh dưỡng, sức khỏe,
NS&VSMT, giáo dục, bảo vệ trẻ em, cũng như các
vấn đề xuyên suốt về giới, hòa nhập xã hội và
các vấn đề nhân đạo.


20

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

Các hiểm họa chính về BĐKH trên phương diện
lý sinh (được trình bày trong tầng đầu tiên của
Hình 1) bao gồm lượng mưa thay đổi, nhiệt độ
tăng, mực nước biển dâng, các hiện tượng thời
tiết cực đoan và thiên tai liên quan. Tất cả những
vấn đề này đều có tác động thứ cấp (lũ lụt và sạt
lở đất, mất đa dạng sinh học, hạn hán, xâm nhập
mặn, nước dâng do bão, lốc xoáy), và dẫn đến
các tác động tiếp theo (sản lượng sản xuất giảm,
cơ sở hạ tầng bị tổn hại, khan hiếm nước, chất
lượng nước kém, tình trạng di cư), do đó ảnh
hưởng đến trẻ em theo nhiều cách khác nhau.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy BĐKH
đang làm tăng tính dễ bị tổn thương của trẻ em,
phụ nữ và các nhóm yếu thế khác, như nhóm
dân tộc thiểu số, những người sống ở vùng sâu
vùng xa và người khuyết tật. Các yếu tố dễ bị tổn

thương hiện nay bao gồm nghèo đói, mất an
ninh lương thực và dinh dưỡng, thiếu khả năng
tiếp cận với nguồn cung cấp nước an toàn và
dồi dào cũng như các nguồn tài nguyên thiên
nhiên khác. Cũng có bằng chứng cho thấy các
vấn đề về bảo vệ trẻ em ngày càng thể hiện rõ
hơn trong bối cảnh BĐKH, bao gồm cả trong các
tình huống cứu trợ nhân đạo sau thiên tai; trẻ
em gái và phụ nữ phải đối mặt với những thách
thức lớn hơn về sinh kế và áp lực lao động. Tuy
nhiên, các tài liệu về trẻ em và BĐKH phần lớn là
“mù về giới” và khơng xem xét các vấn đề bình
đẳng giới một cách sâu sắc6.
Suy thối mơi trường, bao gồm ơ nhiễm khơng
khí, một vấn đề nghiêm trọng ở nhiều vùng
tại Việt Nam, không phải là tác động trực tiếp
của BĐKH, mà là yếu tố góp phần trực tiếp vào
BĐKH3. Ơ nhiễm khơng khí liên quan trực tiếp
đến bệnh viêm phổi và các bệnh đường hô hấp
khác, chiếm gần 1/10 số ca tử vong của trẻ em
dưới 5 tuổi ở Việt Nam trong năm 2016. Điều này
làm cho ơ nhiễm khơng khí trở thành một trong
những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật
cho trẻ em7. Các hậu quả khác của suy thối mơi
trường được thảo luận bao gồm ơ nhiễm nước
và mất đa dạng sinh học.

3

Nhiều chất ô nhiễm tương tự ảnh hưởng đến sức khỏe,

như carbon đen và ôzôn (O3), cũng góp phần vào sự nóng
lên của khí quyển. Do đó, bất kỳ can thiệp nào nhằm giảm
lượng khí thải sẽ có thể mang lại lợi ích cho cả sức khỏe
của trẻ em và khí hậu (Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2018)

2.1. Lượng mưa thay đổi: góp phần
gây ra lũ lụt và hạn hán
Cổng thông tin dữ liệu của Ngân hàng Thế giới
cho thấy Việt Nam có nguy cơ xảy ra lũ lụt rất
cao, xếp thứ nhất cùng với Bangladesh năm
20168. Lũ lụt là rủi ro lớn nhất tác động lên nền
kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 97% thiệt hại
trung bình hàng năm do thiên tai gây ra. Trong
quý cuối năm 2020, khu vực ven biển miền
Trung đã trải qua nhiều cơn bão gây lũ lụt chưa
từng có. Trận lũ lụt này đã tác động tới khoảng
7,7 triệu người tại các khu vực bị ảnh hưởng với
khoảng 1,5 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp
tại 9 tỉnh và khoảng 380.000 ngôi nhà bị ngập
hay phá hỏng. Trong số những người dân bị ảnh
hưởng trực tiếp, có khoảng 753.000 phụ nữ và
trẻ em gái, 134.000 trẻ em dưới 5 tuổi, 143.000
người dân trên 65 tuổi9. Các nghiên cứu cho
rằng khoảng 33% dân số Việt Nam dễ bị ảnh
hưởng bởi tình trạng lũ lụt với với chu kỳ lặp 25
năm, con số này có thể tăng lên 38- 46% vào
năm 2100. Như vậy tính dễ bị tổn thương do lũ
lụt tăng khoảng 13-27% so với tỷ lệ hiện tại và
phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của mức nước
biển tăng. Điều này được ước tính tác động đến

GDP là 3,6 tỷ USD vào năm 203010.
Năm 2015-2016, Việt Nam đã trải qua đợt hạn
hán tồi tệ nhất trong 90 năm, ảnh hưởng đến
hơn hai triệu người (trong đó có 520.000 trẻ em)
tại 52 trong số 63 tỉnh thành, với tình trạng khẩn
cấp được ban bố tại 18 tỉnh11. Trong giai đoạn
đỉnh điểm của hạn hán (tháng 2/ tháng 5 năm
2016), ước tính có khoảng 2 triệu người khơng
có nước sử dụng hoặc sinh hoạt, 1,1 triệu người
không được đảm bảo an ninh lương thực và hơn
2 triệu người phải đối mặt với tình trạng thiệt hại
hoặc mất sinh kế. Đối với các tỉnh bị ảnh hưởng
bởi hạn hán, tổng nhu cầu phục hồi từ tháng 10
năm 2016 đến năm 2020, là tương đương 1,2 tỷ
Đô-la Mỹ. Những dự báo về hạn hán trong thế kỷ
21, dựa trên kịch bản RCP 8.5, cho thấy hạn hán
có thể xảy ra thường xuyên hơn và lâu hơn ở hầu
hết các vùng khí hậu của Việt Nam12. Ở khu vực
sông Cửu Long, (theo kịch bản RCP 8.5), lượng
mưa mùa khô được dự báo sẽ giảm 10-20% vào
năm 2050 và 20-40% vào năm 210013.


21

4

mặc dù cổng dữ liệu của Ngân hàng Thế giới báo cáo
rằng các trận mưa lớn không thay đổi đáng kể kể từ năm
1960


5

Đường nồng độ khí nhà kính đại diện (RCP) là quỹ đạo
nồng độ khí nhà kính (khơng phải khí thải) được Ủy ban
liên chính phủ về BĐKH (IPCC) thông qua. Bốn đường đại
diện đã được sử dụng để lập mơ hình và nghiên cứu khí
hậu cho Báo cáo Đánh giá lần thứ năm của IPCC (AR5)
vào năm 2014.

6

khơng có thay đổi nào trong số những thay đổi cuối thế
kỷ trên bốn đường phát thải là có ý nghĩa thống kê vì ước
tính kết quả mưa lớn trong tương lai là không chắc chắn.

Các tác động khu vực xảy ra tại Việt Nam. Khu
vực sông Mê-kông được coi là một trong những
“điểm nóng tồn cầu” có nguy cơ cao nhất về
tính dễ bị tổn thương liên quan đến khí hậu15
do dân số cao và tầm quan trọng của khu vực
này đối với sản xuất lương thực và số lượng các
quốc gia đầu nguồn phụ thuộc vào việc sản xuất
lương thực này. Ước tính có khoảng 1-1,3 triệu
người bị ảnh hưởng bởi hạn hán tại 9 tỉnh của
khu vực sông Mê-kông, chiếm 13-17% tổng dân
số. Tỉnh Ninh Thuận cũng bị ảnh hưởng nặng
nề bởi hạn hán, với tình trạng khẩn cấp được
ban bố vào năm 2015. Năm 2016, hạn hán ở Tây
Nguyên đã khiến mỗi người nông dân thiệt hại

60% sản lượng cây trồng16. Tỉnh cũng phải đối
mặt với tình trạng xâm nhập mặn gia tăng. Tại
thành phố Đà Nẵng, các hiện tượng thời tiết cực
đoan như bão, lũ, hạn hán trong những năm qua
đã gây ra những thiệt hại đáng kể về nhà ở, việc
làm, cơ sở hạ tầng và gây áp lực đối với công tác
cấp nước, vệ sinh thực phẩm và sinh kế. Những
thách thức này được dự đoán sẽ gia tăng cùng
với sự phát triển, BĐKH và gia tăng dân số.
 

2.2 Nhiệt độ tăng
Nhiệt độ tăng cũng góp phần làm vào q trình
axit hóa đại dương và khiến đại dương ấm lên,
ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật biển,
bao gồm sức khỏe, sinh sản và di cư của các loài
sinh vật biển, kết hợp với những căng thẳng
khác như tình trạng đánh bắt q mức và ơ
nhiễm17. Nhiệt độ cao có thể gián tiếp góp phần
gây ra tình trạng xâm nhập mặn ở các khu vực
ven biển, khi nước ngầm ngọt giảm trong tầng
chứa nước (ví dụ như trong thời kỳ hạn hán) và
nước mặn càng xâm nhập vào các tầng chứa
nước, tạo thành một nêm mặn bên dưới nước
ngọt. Khu vực với độ mặn hỗn hợp này có thể
dịch chuyển vào đất liền trong thời kỳ khô hạn,
khi nguồn cung cấp nước ngọt giảm, đây là một
điều thường xuyên xảy ra ở khu vực sơng Cửu
Long.


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

Lượng mưa hàng năm cho thấy xu hướng
giảm ở các khu vực phía Bắc và xu hướng
tăng ở các khu vực phía Nam trong suốt 57
năm từ 1958 đến 2014. Hạn hán vào mùa
khô diễn ra thường xuyên hơn. Các hiện
tượng mưa cực đoan cho thấy xu hướng
tăng lên trong giai đoạn 1961-2010 ở Việt
Nam4. Các dự báo trong tương lai về lượng
mưa lớn cho thấy lượng mưa hàng năm
sẽ tăng 57 mm vào năm 2050 (RCP5 8.5,
Kịch bản phát thải cao) 6. Tổng lượng mưa
từ đầu vụ hè thu đã thấp hơn rất nhiều so
với lượng mưa trung bình của nhiều năm,
việc trữ nước ở các hồ thủy lợi và thủy điện
chỉ đáp ứng được 20-60% năng lực thiết
kế, thấp hơn rất nhiều so với mức trung
bình của nhiều năm và nhiều hồ nhỏ gần
như luôn cạn nước. Lượng mưa trong mùa
mưa được dự báo sẽ tăng 10 - 20% vào
năm 2050 và 10 - 30% vào năm 210014.
Kể từ đầu vụ hè-thu năm 2019, khí hậu đã
thay đổi bất thường với nhiều đợt sóng
nhiệt diễn ra thường xuyên hơn và kéo dài
lâu hơn, đặc biệt ở khu vực miền trung và
Tây Nguyên. Hơn thê nữa, những đợt sóng
nhiệt này thường diễn ra từ 9-12 tháng 6
tới 20-23 tháng 6 năm 2019 với nhiệt độ

cao nhất ở khoảng 37-40 độ C.


22

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam
tăng khoảng 0,50C đến 0,60C trong 50
năm qua (1958-2007) và dự kiến sẽ tăng
3,36°C vào năm 2080–2100. Vào cuối thế
kỷ 21, số lượng các đợt sóng nhiệt (3 ngày
nắng nóng liên tiếp) được dự báo sẽ gia
tăng ở hầu hết các vùng miền của Việt
Nam, đặc biệt là khu vực Nam Bộ và Nam
Tây Nguyên, có thể tăng thêm từ 6 đến 10
đợt sóng nhiệt.

Tổng số ngày nóng hàng năm (nhiệt độ trên
35°C) được dự báo sẽ tăng thêm 27 ngày vào
năm 2050 (so với năm 1980-1999), dẫn đến tình
trạng có thể được coi là căng thẳng nhiệt mãn
tính ở một số khu vực, ngay cả khi theo kịch bản
phát thải thấp hơn. Vào cuối thế kỷ 21, những
mức tăng này được ước tính là 60-70 ngày ở một
số vùng. Cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
đều nằm trong số các khu vực thành thị trên
toàn cầu bị đe dọa bởi cái nóng “chết người”19.
Vào cuối thế kỷ 21, số lượng các đợt sóng nhiệt
(3 ngày nắng nóng liên tiếp) được dự báo sẽ gia
tăng ở hầu hết các vùng miền của Việt Nam, đặc
biệt là khu vực Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, có

thể tăng thêm từ 6 đến 10 đợt sóng nhiệt20.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

2.3. Mực nước biển dâng và xâm
nhập mặn
Mực nước trung bình vùng ven biển Việt
Nam tăng thêm 3,5 ± 0,7 mm/năm (dựa
theo 17 trạm đo mực nước biển dọc ven biển
và hải đảo của Việt Nam). Nếu mực nước
biển dâng thêm 1m, 1/3 diện tích Đồng
bằng sơng Cửu Long sẽ chìm sâu trong
nước18. Sự kết hợp của nhiệt độ cao và mực
nước biển dâng có thể gây ra xâm nhập
mặn ở các vùng ven biển. Vào cuối thế kỷ
này, mực nước biển cao hơn ở đồng bằng
sông Cửu Long, nơi gần chiếm một nửa
số sản lượng lúa của Việt Nam, có thể làm
ngập khoảng một nửa (~ 1,4 triệu ha) đất
nông nghiệp của khu vực đồng bằng này.

Mực nước biển dâng là do sự giãn nở nhiệt của
đại dương, băng tan từ các sông băng và các
tảng băng nhỏ, Greenland và Nam Cực tan chảy
và mất băng, và những thay đổi về trữ lượng
nước mặt. Mực nước biển dâng ngày càng tăng,
do tình trạng BĐKH, sẽ dẫn đến nhiễm mặn, lũ
lụt và xói mịn do nước dâng do bão, và ảnh
hưởng đến các hệ sinh thái, con người, bao gồm

y tế, di sản, nước ngọt, đa dạng sinh học, nông
nghiệp, thủy sản và các dịch vụ khác. Nhiệt độ
tăng ở các tầng trên của đại dương cũng gây ra
nhiều cơn bão dữ dội hơn và tần suất lũ lụt lớn
hơn, cùng với mực nước biển dâng, đã gây ra
những tác động đáng kể đến các khu vực ven
biển và vùng trũng nhạy cảm21.
Ở một số vùng ven biển, nước mặn đã xâm nhập
sâu vào đất liền lên đến 90 km, khiến nước sông
quá mặn đối với con người hoặc động vật; quá
mặn không thể tưới tiêu cho cây trồng và nuôi
cá22. Kết quả cho thấy tỷ lệ người dân ở khu vực
nông thôn bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn
năm 2012 là 39,5%, sẽ tăng lên lần lượt là 41,4%,
45,3% và 47,6% vào các năm 2020, 2030 và 2050.
Kể từ tháng 1 năm 2016, hơn hai triệu người ở
18 tỉnh miền Nam Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi
hạn hán và xâm nhập mặn liên quan đến hiện
tượng El Niño- Dao động phương Nam, hiện
tượng này được coi là ngày càng trở nên nghiêm


23

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, mực nước ngầm
giảm do hạn hán đã dẫn đến tình trạng xâm
nhập mặn trên diện rộng nhất trong 90 năm.
Trong khi xâm nhập mặn (làm ô nhiễm các tầng
chứa nước hỗ trợ nhu cầu nước sinh hoạt) trở
thành hiện tượng hàng năm trong mùa khô từ

tháng 12 của năm trước tới tháng 4 năm sau,
xâm nhập bắt đầu sớm hơn bình thường gần
hai tháng vào năm 2016. Nước mặn xâm nhập
sâu hơn vào đất liền trung bình 20-30 km so với
các năm khác. Kết quả là, khoảng 400.000 ha
đất trồng trọt bị ảnh hưởng do bị giảm năng
suất, và 25.900 ha hồn tồn khơng được trồng
trọt24. Vào cuối thế kỷ này, mực nước biển cao
hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi chiếm
gần một nửa sản lượng lúa của Việt Nam, có thể
làm ngập khoảng một nửa (~ 1,4 triệu ha) đất
nông nghiệp của khu vực đồng bằng này25. Mực
nước biển dâng thêm một mét sẽ làm ngập một
¼ diện tích thành phố Hồ Chí Minh, đây thành
phố lớn nhất Việt Nam và là nơi sinh sống của
hơn 6 triệu người. Những thay đổi về mô thức và
cường độ lũ lụt tại khu vực sông Cửu Long, cũng
như những thay đổi về độ mặn do nước biển
dâng đe dọa các ngành thủy sản – trái cây – lúa
gạo. Ngoài ra, mực nước biển dâng một mét sẽ
làm ngập chín khu vực đa dạng sinh học chính
ở Đồng bằng sơng Cửu Long26. Tại thành phố Đà
Nẵng, hạn hán và xâm nhập mặn trên các sông
ngày càng ảnh hưởng lớn đến việc cấp nước, từ
đó làm tăng thêm áp đối với các lĩnh vực kinh
tế - xã hội như phát triển du lịch, vệ sinh môi
trường, sức khỏe cộng đồng27. Vào tháng 8/2018,
tình trạng mặn xâm nhập vào sông Cầu Đỏ
khiến nguồn cấp nước cho nhiều khu vực trên
địa bàn thành phố bị thiếu trầm trọng28.

Đà Nẵng là thành phố có nguy cơ cao chịu tác
động của BĐKH. Theo kịch bản BĐKH của Việt
Nam, được cập nhật vào năm 2012, mực nước
biển trong khu vực của thành phố sẽ tiếp tục
tăng lên, khiến một khu vực khoảng 2,4 km2 dễ
bị ngập lụt vào năm 2030.
Phụ lục 4 trình bày bằng đồ thị về một số xu
hướng BĐKH nêu trên.

2.4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan
và thiên tai liên quan đến BĐKH
Thiên tai liên quan đến BĐKH ở Việt Nam bao
gồm lốc xoáy, sạt lở đất, hạn hán và lũ lụt kéo
dài. Việt Nam có nguy cơ chịu ảnh hưởng của lốc
xoáy nhiệt đới rất cao, với tỷ lệ đổ bộ vào đất liền
rất cao dọc theo bờ biển phía Bắc, miền Trung
và cả khu vực sông Cửu Long. BĐKH dự kiến ​​sẽ
kết hợp nguy cơ lốc xoáy theo những cách phức
tạp mà hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ. Các rủi
ro đã biết bao gồm mực nước biển dâng làm
trầm trọng thêm thiệt hại do nước dâng trong
bão do lốc xoáy gây ra, và khả năng tăng tốc độ
gió và cường độ mưa29. Cả hiện tượng El Nino
và La Nina đều cho thấy tác động mạnh hơn có
thể xảy ra do BĐKH. Ở Việt Nam, trong giai đoạn
1961-2010, khơng có sự thay đổi rõ ràng về tần
suất của lốc xoáy nhiệt đới bao gồm cả bão và
áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền. Tuy nhiên,
bão có cường độ trung bình có xu hướng giảm
dần và bão có cường độ rất cao tăng lên. Mùa

bão hiện nay có xu hướng kết thúc muộn hơn
trước và nhiều trận đổ bộ vào các khu vực phía
Nam trong những năm gần đây30. Với mực nước
biển dâng cao, các cơn lốc xoáy được dự đoán
sẽ gây ra những tác động kinh tế đáng kể. Các
vấn đề này kết hợp với nhau dẫn đến thiệt hại
đáng kể cho nông nghiệp cũng như cơ sở hạ
tầng, như đường xá và các nhà cửa31. Do sự gia
tăng dân số ở các khu vực tiếp xúc, cũng như sự
gia tăng cơ sở hạ tầng, khả năng thiệt hại do lốc
xoáy ngày càng tăng32 33.
Tại Đà Nẵng, từ năm 1998 đến năm 2015, có 26
cơn bão, 13 trận áp thấp nhiệt đới và 46 trận lũ
ảnh hưởng trực tiếp đến thành phố, làm 219
người chết/ mất tích, 226 người bị thương, 156
tàu bị mất, 138.134 ngôi nhà bị phá hủy. Tổng
thiệt hại về cơ sở hạ tầng và nông nghiệp sau
những đợt thiên tai này là 9.401,6 tỷ đồng (423
triệu USD) 34.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI TRẺ EM TẠI VIỆT NAM

trọng hơn do BĐKH23.


×