Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Các thuật ngữ tài chính mới ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.15 KB, 6 trang )

Các thuật ngữ tài chính mới
Biểu thuế quan chung (Common customs tariff) là biểu thuế quan chung, là
mức thuế ngoại bộ chung của Liên minh Châu Âu EC. Không có mức thuế quan
nào đánh vào buôn bán giữa các nước thành viên của EC và mức thuế quan chung
đánh vào các mặt hàng nhập khẩu từ các nước thứ ba. Thực chất đây là vì mục
đích bảo hộ, có nhiều nhượng bộ trong đó. Do đó, hầu hết các sản phẩm công
nghiệp từ Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) không bị đánh thuế. Dưới Hệ
thống ưu đãi chung, một lượng hàng hóa lớn từ các nước đang phát triển có thể
được nhập khẩu trên cơ sở ưu đãi thuế quan không đối xứng. Tương tự, theo Công
ước Lomé, các thành viên EC đã thống nhất một thỏa thuận thương mại, trợ giúp
và hợp tác với 46 nước đang phát triển ở châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương.
Thỏa thuận này cho phép tất cả hàng hóa công nghiệp và nhiều nông sản nhập vào
EC từ các nước này không phải chịu thuế.
Phân tán rủi ro (Risk diversification) là phương thức tiếp cận quản lí đầu tư
được phân tích và phát triển bởi Harry Markowitz, và sau đó được khuyến khích
bởi sự công nhận rộng rãi tính hữu dụng của mô hình định giá tài sản vốn. Áp
dụng phương thức phân tán rủi ro, rủi ro có thể được làm giảm xuống mức thu hồi
bình quân của vốn cổ phần qua sự phân chia tài sản thành nhiều lớp như cổ phiếu,
trái phiếu, các công cụ bằng tiền, và các loại hàng hoá, cũng như việc phân tán các
loại tài sản này ngay trong danh mục của chúng và giữa các quốc gia khác nhau.
Cú hích tăng trưởng (Big push) Thuật ngữ này chỉ một trong những đóng góp
vào cuộc tranh luận diễn ra vào thập kỷ 1950 và 1960 về việc tăng trưởng cân đối
hay không cân đối là chiến lược phát triển phù hợp nhất cho các nước phát triển.
Khái niệm "cú hích" do Rosenstein-Rodan đưa ra, ủng hộ triết lý tăng trưởng cân
đối và gợi ý rằng một chương trình đầu tư lớn vào nhiều dự án sẽ khắc phục được
tính không thể chia được của cung và cầu.

Có những cản trở về phía cầu ở các nước đang phát triển do thị trường nhỏ. Nếu
một số ngành đồng thời được tạo lập, mỗi ngành có thể tạo ra cầu đối với sản
phẩm của ngành khác. Tổng cầu sẽ tăng và các ngành có thể không kinh tế sẽ trở
nên có hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch giữa sản phẩm biên tư nhân và xã hội sẽ


giảm hoặc bị loại bỏ. Các nhà phê bình cho rằng chiến lược như vậy sẽ dẫn tới lạm
phát nhanh chóng và sẽ không thực tế khi mong chờ một chương trình đầu tư rộng
lớn sẽ diễn ra đồng thời trong nhiều ngành ở các nước đang phát triển.
Thuyết lưỡng phân cổ điển (Classical dichotomy) Nội dung của học thuyết này
là việc xác định riêng biệt và độc lập giá tương đối và tuyệt đối trong kinh tế học
cổ điển và tân cổ điển.

Trong phân tích cổ điển và tân cổ điển về việc làm và sản lượng, tất cả các biến
lúc đầu được biểu thị bằng giá trị hiện thực và giá tương đối. Ở dạng đơn giản
nhất, sản lượng là một hàm của lao động và kỹ thuật sản xuất. Lao động phụ thuộc
vào tiền lương thực tế, tiền lương thực tế lại phụ thuộc vào cung và cầu của lao
động. Để xác định giá cả và tiền công tuyệt đối, lý thuyết định lượng tiền tệ và các
hình thái của nó được giới thiệu riêng biệt.

Phương pháp này hàm ý rằng tiền tệ mang tính trung lập và không có ảnh hưởng
tới các giá trị thực tế. Đây là một trong các định đề của trường phái Keynes nhằm
liên kết tiền tệ và các biến thực tế rằng tiền tệ là không trung lập. Tiền có thể được
giữ làm tài sản là tiền nhàn rỗi với tương lai không chắc chắn, và quyết định này
có thể dẫn đến giảm cầu hữu hiệu đối với một mặt hàng hóa và dịch vụ nào đó
cùng với tình trạng thất nghiệp do việc đó gây nên. Thuyết này vi phạm đến quan
điểm cổ điển về tính trung lập của tiền tệ.

Đến lượt mình, quan điểm trường phái Keynes cũng bị những người thuộc trường
phái thích tiền mặt công kích. Họ đề xuất thuyết kỳ vọng hợp lý và lập luận rằng
hành vi kinh tế bị chi phối bởi các đại lượng thực tế chứ không phải các đại lượng
danh nghĩa. Điều này hàm ý rằng ngoại trừ trường hợp ngắn hạn khi việc nhận biết
các sự kiện có thể được hình thành một cách không hoàn hảo, tiền tệ sẽ xác định
các giá trị danh nghĩa nhưng không có ảnh hưởng tới các đại lượng thực tế như sản
phẩm và việc làm. Với quan điểm đó thì thuyết lưỡng phân cổ điển vẫn đúng.
Triết lý kinh tế Obama (Obamanomics) là một cách ghép từ để mô tả triết lý

kinh tế của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Obamanomics kêu gọi mức thuế suất
thấp hơn cho các công ty đáp ứng những tiêu chí nhất định, chẳng hạn như cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt và duy trì ổn định lực lượng lao động và các chi
nhánh, trụ sở. Nền tảng kinh tế của Obamanomics cũng yêu cầu các loại thuế cao
hơn áp dụng cho các gia đình có thu nhập cao và đầu tư vào giáo dục, y tế và khoa
học.

Obamanomics đứng đối lập với thuyết ủng hộ cung ứng, hoặc thuyết Trickle-down
(ủng hộ việc cắt giảm thuế thu nhập cá nhân), cùng một số học thuyết kinh tế khác
cho rằng người dân (bao gồm cả những người giàu) nên giữ lại nhiều hơn những
gì họ kiếm được vì họ sẽ chi tiêu số tiền đó, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Obamanomics có một số điểm tương đồng với trường phái Keynes, trong đó sự
can thiệp của chính phủ và chính sách tiền tệ có thể làm nhẹ bớt gánh nặng cho
nền kinh tế và thúc đẩy sự ổn định.
Giảm giá trị tiền đúc (Coinage debasement) Về lịch sử, đó là việc giảm bớt
trọng lượng kim loại trong đồng tiền nguyên cốt (đầy đủ giá trị) mà không giảm
giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của nó. Về mặt lý thuyết thì việc giảm này thường
dẫn đến việc tăng giá hàng hóa, hoặc bằng sự tăng giá trực tiếp khi việc giảm giá
trị kim loại tiền đúc được phát hiện và lan rộng, hay bằng việc tăng lượng tiền tệ
trong lưu thông sau đó. Tuy nhiên, trong những giai đoạn thiếu tiền, ảnh hưởng
của nó sẽ là chống giảm lạm phát chứ không phải là lạm phát.
Luồng luân chuyển thu nhập (Circular flow of income) là luồng tiền thu và chi
giữa các hãng và hộ gia đình trong nước. Tiền đi từ các hộ gia đình đến các hãng
để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ do các hãng sản xuất ra và tiền đi từ các nhà sản
xuất tới hộ gia đình để đổi lấy các dịch vụ yếu tố sản xuất do các hộ gia đình cung
cấp. Khái niệm đơn giản là giá trị thu nhập bằng tiền của hộ gia đình phải bằng giá
trị tiền tệ của sản lượng của hãng sản xuất, và giá trị chi tiêu bằng tiền của hộ gia
đình để mua sản phẩm là cơ sở để tính thu nhập quốc dân. Nên lưu ý rằng tổng chi
tiêu hay thu nhập, hoặc giá trị bằng sản lượng tiền thực trong một thời kỳ thường
sẽ gấp vài lần giá trị lượng tiền trong mô hình đơn giản vì một đơn vì tiền tệ sẽ

được trao tay nhiều lần trong thời kỳ đó. Việc rút tiền dẫn đến giảm luồng luân
chuyển thu nhập, trong khi bơm tiền lại bổ sung thêm. Để cân bằng mức thu nhập
quốc dân thì lượng tiền bơm vào phải bằng với lượng rút ra.
Phát hành mới (New issue) Chứng khoán hay trái phiếu lần đầu tiên phát hành ra
công chúng, sự phân phối này phải theo các luật lệ của nhà nước. Phát hành mới
có thể lần đầu tiên được cung ứng bởi công ty trước đây thuộc tư nhân hay là các
chứng khoán trái phiếu được phát hành thêm bởi công ty đã cổ phần hoá và có liệt
kê thường xuyên trên các thị trường chứng khoán. Việc cung ứng mới ra công
chúng phải đăng ký với nhà nước. Các mua bán riêng không đăng ký với nhà nước
trong trường hợp thư xác nhận thực hiện (letter of intent) khẳng định là chứng
khoán trái phiếu được mua để đầu tư chứ không để bán lại cho công chúng.
Định mức vốn (Capital rationing) Thuật ngữ này được dùng để xác định một
tình huống trong đó sự hạn hẹp ngân sách về lượng tiền sẵn có cho đầu tư vào các
dự án trên mức ràng buộc thị trường thông thường được quyết định bởi mối liên hệ
giữa chi phí vốn là lợi tức dự kiến. Định mức này thường do các hãng tự áp đặt.
Một hãng có thể không sẵn lòng tăng thêm vốn cổ phần vì sợ mất đi sự kiểm soát.
Tương tự như vậy, các giám đốc cũng không muốn vay các khoản tiền lớn do
những điều kiện hạn chế mà người cho vay áp đặt.

Ví dụ điển hình về định mức vốn áp đặt bên ngoài tại Anh là của chính phủ áp đặt
lên các ngành quốc hữu hóa. Sự hiện diện của định mức vốn đồng nghĩa với việc
xếp hạng các dự án là cần thiết để tối đa hóa lợi tức trên số giá vốn khan hiếm.
Việc thẩm định các dự án thông thường dựa vào giá trị hiện tại ròng có thể thay
đổi trong những trường hợp này để tối đa hóa lợi tức.
Điều khoản điều chỉnh theo chỉ số (Index Clause) có nghĩa là: Điều khoản điều
chỉnh theo chỉ số, hay còn gọi là điều khoản duy trì trị giá (maintenance- of-
value), một điều khoản trong hợp đồng quốc tế nhằm bảo vệ các bên không bị tác
động bởi biến động tỷ giá hối đoái. Điều khoản có những điều chỉnh quy định
trong giá hợp đồng trong trường hợp có các thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến.
Chi phí vốn hàng năm (Annual capital charge) là một kỹ thuật thẩm định dự án

vốn có sử dụng chiết khấu và công nhận rằng việc sử dụng vốn đòi hỏi trả tiền lãi
đối với lượng vốn sử dụng và khấu hao. Để biết một sự án có được chấp nhận hay
không, cần phải xem xét một lượng tiền đủ để trang trải tiền lãi tối thiểu cần thiết
(hay chi phí vốn) và khấu hao tài sản.

Phương pháp này đòi hỏi phải tính khấu hao hay chi phí trung bình hàng năm cộng
với tiền lãi và so sánh tổng này với luồng tiền ròng hàng năm. Nếu luồng tiền ròng
lớn hơn chi phí vốn thì dự án có thể chấp nhận được. Phương pháp chi phí vốn
hàng năm tính khấu hao trên cơ sở chi phí chìm là nét đặc trưng của phương pháp
này, và làm theo cách này là để toàn bộ vốn đầu tư được hoàn trả vào giai đoạn
cuối của dự án. Tiền lãi được tính trên tổng vốn ban đầu trong suốt thời gian của
dự án. Chỉ có như vậy vốn mới được phục hồi. Trong một số dự án mà cả hai chỉ

×