Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Khả năng sáng tạo của doanh nghiệp-phần2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.63 KB, 8 trang )


Khả năng sáng tạo của doanh nghiệp: Khi
thế giới đảo ngược!-phần2
Từ lâu, thế giới vẫn tin rằng, thế mạnh của các nền kinh tế mới nổi chỉ
là lực lượng lao động giá rẻ. Tuy nhiên, một bài viết trên tờ
Economist cho rằng, trên thực tế, các nền kinh tế mới nổi đang dần
thay thế khu vực các nước phát triển ở vị trí đi đầu về khả năng sáng
tạo của các doanh nghiệp.


Theo giáo sư Anil Gupta thuộc Đại học Maryland, Mỹ, các thị trường mới
nổi có thể được xem là những nơi chứa đựng nhiều thách thức nhất trên
thế giới. Hệ thống phân phối ở các thị trường này nhiều khi kém phát triển.
Thêm vào đó, các dòng thu nhập của người tiêu dùng khó đoán định, tỷ lệ
đói nghèo còn cao và những trở ngại khác như ô nhiễm môi trường, thủ
tục hành chính phiền hà… Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể
bào mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp nước ngoài.

Những thách thức này đã khiến không ít doanh nghiệp phương Tây nản
chí, như Yahoo và eBay đã rút lui khỏi thị trường Trung Quốc, Google mới
đây cũng đã đóng cửa trang web ở Trung Quốc đại lục. Hay như
Black&Decker, hãng sản xuất công cụ lớn nhất của Mỹ, gần như không có
sự hiện diện nào ở Ấn Độ và Trung Quốc, nơi được xem là hai công
trường xây dựng lớn nhất của thế giới.

Nhưng đồng hành với những thách thức đó là những cơ hội cũng lớn
không kém. Thị trường tiềm năng ở các nền kinh tế mới nổi là khổng lồ.
Dân số của các nền kinh tế này lớn hơn nhiều so với ở các nước phát triển
và tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng hơn. Trong vài thập kỷ tới
đấy, cả Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có thêm hàng trăm triệu người gia nhập
vào tầng lớp trung lưu.



Thêm vào đó, ở các nền kinh tế mới nổi, các công ty ít phải chịu những chi
phí tốn kém do hệ thống máy móc, công nghệ đã cũ nhưng chưa được
thay mới vốn khá phổ biến ở các nước phương Tây. Mặt khác, nguồn nhân
lực có trí tuệ ở các nền kinh tế này cũng khá dồi dào và không mấy đắt đỏ:
ở Trung Quốc mỗi năm có hơn 5 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học, ở Ấn
Độ có khoảng 3 triệu sinh viên ra trước, nhiều gấp 4 lần và 3 lần ở thời
điểm cách đây một thập kỷ.

Sự kết hợp của những thách thức và cơ hội này tạo ra một động lực lớn
cho sự sáng tạo. Do tỷ lệ người tiêu dùng nghèo còn cao, các công ty phải
cố gắng thúc đẩy phát triển số lượng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm bản
quyền lại khá phổ biến nên các công ty cũng buộc phải liên tục nâng cấp
sản phẩm.

Vào thập niên 1980, do giá cả đắt đỏ của đất đai và nguyên vật liệu đầu
vào, Toyota và Honda đã phát triển mô hình hàng tồn kho và quản lý chất
lượng “just-in-time”, bao gồm các tiêu chí sản xuất đúng lúc, đúng nơi,
đúng sản phẩm mà khách hàng cần, qua đó giảm thiểu sự dư thừa nguyên
vật liệu và nhân công. Tương tự như vậy, doanh nghiệp của các nền kinh
tế mới nổi cũng đang biến những khó khăn mà họ phải đối mặt thành lợi
thế.

Từ trước tới giờ, nhiều người vẫn cho rằng, quá trình toàn cầu hóa là do
phương Tây thúc đẩy và áp đặt với phần còn lại của thế giới. Theo những
người có quan điểm này, các ông chủ ở New York, London và Paris kiểm
soát quá trình toàn cầu hóa, và người tiêu dùng phương Tây sẽ là người
hưởng phần lớn lợi ích của quá trình này. Nhưng thực tế này đang thay đổi
nhanh chóng.


Những doanh nghiệp hùng mạnh đến từ các thị trường mới nổi như tập
đoàn thép ArcelorMittal hay tập đoàn xi măng Cemex của Mexico đang
thâu tóm nhiều công ty phương Tây. Các công ty công nghệ của Ấn Độ
như Infosys và Wipro đang giành lấy thị phần ngày càng lớn trên thị trường
công nghệ văn phòng.

Thêm vào đó, người tiêu dùng tại các nền kinh tế mới nổi cũng đang giàu
lên với tốc độ nhanh hơn người tiêu dùng phương Tây. Thậm chí, trong
một số trường hợp, chuỗi cung cấp toàn cầu truyền thống đã bị đảo
ngược: doanh nghiệp mua nhiều linh kiện từ các nước phương Tây và
thực hiện công việc lắp ráp ở Brazil.

Quan niệm cũ về sự sáng tạo cũng đang đứng trước đòi hỏi phải có sự
thay đổi. Người phương Tây vẫn tin rằng, công ty của họ là nơi đưa ra
những ý tưởng mới, và sau đó đưa các ý tưởng này đến với các nước
đang phát triển. Ý nghĩ này giúp người phương Tây dễ dàng chấp nhận
hơn thực tế họ bị mất việc trong ngành sản xuất. Tuy nhiên, ở thời điểm
hiện nay, suy nghĩ đó đã không còn đúng.

Các công ty phương Tây đang tập trung vào hình thức sáng tạo đa trung
tâm (trong đó phối hợp nguồn nhân lực, vốn và ý tưởng trên phạm vi toàn
thế giới để đáp ứng các nhu cầu của thị trường toàn cầu về sản phẩm và
dịch vụ mới) thông qua việc mở rộng các trung tâm R&D ra khắp thế giới.
Trong khi đó, các công ty đến từ các thị trường mới nổi đang đi đầu trong
việc sáng tạo ra mọi loại hình sản phẩm từ viễn thông tới máy tính.

Vì vậy, thế giới đã đến lúc phải có cách nhìn khác về bản chất của sự sáng
tạo. Phần lớn người phương Tây đều đánh đồng sự sáng tạo với những
đột phá về công nghệ, với những sản phẩm mới mang tính công nghệ ban
đầu dành cho tầng lớp thượng lưu rồi về sau mới lan tỏa xuống tầng lớp

bình dân.

×