Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Kiếm lợi từ sáp nhập dễ hay khó? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.38 KB, 5 trang )

Kiếm lợi từ sáp nhập dễ hay khó?







Nghiệp vụ ácbít sáp nhập là việc mua bán cổ phần của các công ty là đối tượng bị
sáp nhập hoặc thôn tính. Các nhà đầu tư đã nhận thấy một điều là trong các vụ sáp
nhập, độ vênh về giá cả là rất lớn, và chừng nào trên thị trường có sự chênh lệch
lớn về giá cả, thì ở đó sẽ có một món lợi khổng lồ nằm đợi. Vấn đề là ở chỗ, đánh
bạc trong các vụ sáp nhập là vô cùng rủi ro, và rõ ràng đây là trò chơi dành cho
các chuyên gia chứ không phải những tay mới chập chững vào nghề.
Trước hết hãy cùng xem xét thế nào là nghiệp vụ ácbít sáp nhập. Ácbít là nghiệp
vụ mua bán lại các tài sản tại mức giá thấp và sau đó lại bán lại ngay tại một mức
giá cao hơn. Chính vì vậy các arbitrageur (thuật ngữ chỉ những người mua được cổ
phiếu ở mức giá thấp) cố gắng tận dụng từng cơ hội để kiếm lợi từ chênh lệch giá.
Trong một thị trường hiệu quả thì rõ ràng rằng những cơ hội để thực hiện ácbít là
vô cùng hiếm hoi. Nhưng may thay, trạng thái đó của thị trường chưa xuất hiện, và
đâu đó vẫn còn có những cơ hội đang chờ người nắm bắt. Ácbít sáp nhập là việc
mua bán cổ phiếu của các công ty đang trên đà bị sáp nhập hoặc thâu tóm. Khi có
thông tin rằng một công ty ABC nào đó sắp sửa bị thâu tóm, các arbitrageur sẽ
ngay lập tức mua cổ phiếu của công ty này, bởi trong hầu hết các trường hợp, giá
mua thường thấp hơn giá sáp nhập. Cùng lúc đó, họ sẽ đi vay cổ phiếu của công ty
tiến hành sáp nhập để bán khống lại với hy vọng việc này sẽ giúp họ cắt giảm
được chi phí mua cổ phiếu.








Nếu mọi việc suôn sẻ theo đúng kế hoạch, sau khi diễn ra vụ sáp nhập giá cổ phiếu
của công ty mục tiêu thường tăng vì công ty đối thủ sẵn sàng trả giá cao để thâu
tóm được công ty mục tiêu, trong khi đó giá cổ phiếu của công ty tiến hành sáp
nhập thường giảm vì công ty này đã phải chi một khoản lớn để tiến hành sáp nhập.
Chênh lệch giữa mức giá giao dịch trên thị trường và mức giá tiến hành sáp nhập
càng lớn thì tiền chảy vào túi các arbitrageur càng nhiều.
Hãy cùng xét một ví dụ để biết các arbitrageur nhà nghề đã làm chật căng những
chiếc ví của họ thế nào. Giả sử rằng cổ phiếu của công ty Delicious Co đang được
giao dịch với mức giá 40$/cổ phiếu. Công ty Hungry Co muốn thôn tính Delicious
nên đã chào mua với mức giá 50$/cổ phiếu. Ngay sau lập tứcgiá cổ phiếu của
Delicious sẽ tăng, tuy nhiên sẽ giao động trong khoảng từ 40$- 50$ cho đến khi vụ
sáp nhập được hoàn thành. Giả sử rằng vụ sáp nhập thực hiện tại mức giá 50$, tất
nhiên là phải trả phí môi giới, giá giao dịch trên thị trường là 47$. Chớp lấy cơ hội
hiếm hoi này, các arbitrageur sẽ mua cổ phiếu của Delicious tại mức giá 48$, nắm
giữ chúng và chờ bán lại cho Hungry với giá 50$. Như vậy họ đã bỏ túi được 2$
trên mỗi cổ phiếu, hay kiếm được 4% lãi sau khi trừ đi chi phí giao dịch.
Nếu tại thời điểm arbitrageur mua cổ phiếu của Delicious, họ có thể sẽ bán khống
cổ phiếu của Hungry vì dự đoán rằng giá cổ phiếu này sẽ giảm sau vụ sáp nhập.
Tất nhiên mức giá này có thể sẽ không thay đổi theo chiều hướng đó. Nhưng nếu
sau đó mọi việc diễn ra theo quy luật và cổ phiếu của công ty này giảm, ví dụ từ
100$ xuống còn 95$, thì các arbitrageur có thể bỏ túi thêm 5$ mỗi cổ phiếu, hay
5% lợi nhuận. Như vậy một arbitrageur có thể kiếm được 9% lợi nhuận trong mỗi
vụ sáp nhập, giả sử rằng một vụ sáp nhập diễn ra trong 4 tháng thì lợi nhuận trên
năm tương ứng sẽ là 27%_một con số không nhỏ. Tất nhiên ví dụ và con số ở đây
chỉ mang tính tương đối.
Kiếm tiền không phải lúc nào cũng dễ dàng. Kiếm được nhiều tiền lại càng khó.
Hiển nhiên là lợi nhuận bao giờ cũng đi kèm với rủi ro, và ácbít sáp nhập thực sự

là một canh bạc. Mọi thứ có thể sẽ đi chệch với những dự tính của bạn, và khi đó,
hẳn cái ví của bạn sẽ khiến bạn buồn lòng. Rủi ro lớn nhất đối với một vụ ácbít sáp
nhập đó là khả năng vụ sáp nhập sẽ không thành công, điều này có thể xảy ra do
nhiều nguyên nhân như các vấn đề về tài chính, xung đột cá nhân, mâu thuẫn về
các quy định...khiến cho hai bên không thể đạt đến một thỏa thuận cuối cùng.
Giả sử rằng vụ sáp nhập giữa Hungry và Delicious không thành công và một công
ty khác sẽ mua lại Delicious, điều này cũng không đáng lo lắm. Nhưng nếu không
có công ty nào muốn mua lại Delicious, đây mới thực sự là vấn đề bởi mức giá có
thể giảm về mức ban đầu là 40$ và một khoản lỗ mang tên 8$/cp (tương đương
16%) là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Một vụ sáp nhập không thành, đặc biệt là khi
công ty mua lại chào mua với mức giá cao thường là những tín hiệu tốt cho thị
trường. Giá cổ phiếu của Hungry có thể trở về mức 100$ hoặc cao hơn nữa , ví dụ
105$. Trong trường hợp đó, các arbitrager sẽ phải hứng chịu thêm một khoản lỗ 5$
trên mỗi cổ phiếu.
Lấy ngắn nuôi dài, ácbít sáp nhập có vẻ như là một phương cách tương đối an toàn
khi có giá cả các chứng khoán trên thị trường có sự biến động mạnh, nhưng trên
thực tế thì luôn có những trường hợp ngoại lệ. Thị trường theo chiều giá lên (bull
market) có thể sẽ làm tăng giá của công ty mục tiêu, mang lại lợi nhuận cho nhà
đầu tư, nhưng đồng thời cũng có thể làm giá của công ty sáp nhập cao hơn, tước đi
khoản lợi nhuận béo bở đó. Điều tương tự cũng xảy ra trong thị trường giá xuống
(bear market).








Các công ty chuyên thực hiện ácbít và các hedge fund là những đối tượng hay tiến

hành nghiệp vụ ácbít sáp nhập và nhiệm vụ của họ là phải dự đoán được vụ sáp
nhập nào sẽ thành công, loại bỏ các vụ sáp nhập có nguy cơ đổ vỡ. Điều này có
nghĩa là họ phải có đội ngũ luật sư, chuyên gia phân tích chứng khóan có kinh
nghiệm và hiểu biết về giá trị thực của các công ty. Nói cách khác, Merger
Arbitrage không phải là sân chơi cho những kẻ ngoại đạo và dân amateur. Nếu
mọi chuyện đều trót lọt như kế hoạch, các arbitrageur sẽ là những người khiến cả
thế giới phải ghen tị. Nhưng sáp nhập và thâu tóm là mảnh đất đầy bất trắc, đánh
cược trên sự biến động của giá cả quả là trò chơi mạo hiểm vì vậy hãy cân nhắc kĩ
lưỡng trước khi lao vào trò chơi này.

×