Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC VI (121986)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.94 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC MÔN HỌC:
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƢƠNG HƢỚNG
ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
TOÀN QUỐC VI (12/1986)

Họ và tên

: Nguyễn Khánh Linh

MSSV

: 19050143

Lớp

: HIS1001_4

Hà Nội, tháng 6 năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC MÔN HỌC:
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


CHỦ ĐỀ: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƢƠNG HƢỚNG
ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
TOÀN QUỐC VI (12/1986)

Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thị Giang
Họ và tên

: Nguyễn Khánh Linh

MSSV

: 19050143

Lớp

: HIS1001_4

Hà Nội, tháng 6 năm 2021.


MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 2
CHƢƠNG I: .................................................................................................................... 4
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI
(12-1986) .......................................................................................................................... 4
Hoàn cảnh lịch sử của Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI (12/1986): ........ 4

1.
1.1


Tình hình quốc tế: ............................................................................................ 4

1.2. Tình trình trong nƣớc: ...................................................................................... 5
CHƢƠNG II: .................................................................................................................. 7
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ TẠI ĐẠI
HỘI VI (12/1986). ........................................................................................................... 7
1.

Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tƣ: ................................. 7
1.1. Lƣơng thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu: ........................... 7
1.2. Công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng: .............................................................. 8

2.
Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo
đúng đắn các thành phần kinh tế: ............................................................................... 9
3.

Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế .......................................................................... 9

4.

Phát huy mạnh mẽ động lực khoa học, kỹ thuật ............................................ 11

5.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại: .......................................... 12

CHƢƠNG III: ............................................................................................................... 13
Ý NGHĨA CỦA PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ TẠI ĐẠI HỘI VI
(12/1986) ........................................................................................................................ 13

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ........................................................................................... 15
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT: ..................................................................................... 15

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sau năm 1975, đất nƣớc đƣợc hoàn toàn thống nhất hai miền, bƣớc ra khỏi chiến
tranh với mn vàn khó khan, thách thức. Song song với đó, Đảng và nhà nƣớc đã khơng
ngừng đƣa ra các biện pháp xuất phát từ chính những trăn trở, những ý tƣởng của rất
nhiều bộ óc, đó là cả một quá trình vừa tiến hành vừa điều chỉnh, đấu tranh với cái cũ, đấu
tranh với chính mình. Trên lộ trình gian nan đó có cả những sai lầm, những thành công và
những thay đổi. Đã gần 35 năm kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(12/1986) của
Đảng, đất nƣớc ta đã có sự chuyển biến rõ rệt, vƣợt qua tình trạng khó khăn, chuyển sang
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, dần khẳng định vị thế đối với quốc tế.
Nƣớc ta đã chuyển biến từ quan liêu bao cấp đã trở thành nền kinh tế thị trƣờng theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI(12/986) đã thay đổi cơ
bản phƣơng thức phát triển của đất nƣớc, mở đầu cho hàng loạt những đổi mới toàn diện
sau này trên tất cả các lĩnh vực nơng nghiệp, cơng nghiệp, văn hóa, xã hội, đối ngoại…
Đặc biệt trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đại
hội đã chủ trƣơng đổi mới đất nƣớc trên lĩnh vực kinh vực kinh tế, đại hội đã có một bƣớc
ngoặt quan trọng và mạnh dạn, từ việc đổi mới đến việc việc gia nhập WTO là thách thức
nhƣng cũng là cơ hội lớn để nƣớc ta phát triển, nó cũng khẳng định đƣợc những thay đổi
đúng hƣớng của Đảng mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mở đầu cho công cuộc
đổi mới này. Đại hội VI – đại hội mở đầu công cuộc đổi mới của Việt Nam, là cột mốc
mở ra cục diện mới của nƣớc ra trên con đƣờng quá độ lên CNXH.
Là một ngƣời dân Việt Nam, tôi nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử
to lớn của Đại hội VI với sự đổi mới và phát triển của đất nƣớc trên tất cả các lĩnh vực,

đặc biệt là kinh tế. Do đó, tơi đã lựa chọn chủ đề nghiên cứu: “Nội dung cơ bản và ý
nghĩa của phƣơng hƣớng đổi mới xây dựng nền kinh tế của Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI (12/1986)”.

2


2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu báo cáo chính trị và phƣơng hƣớng mục tiêu phát triển KTXH trong 5 năm 1986-1990 của Đảng ta tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
(12/1986), bài tiểu luận nhằm chỉ ra những nội dung cơ bản của phƣơng hƣớng đổi mới
nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên XHCN và liên hệ ý nghĩa của những phƣơng hƣớng
đó.

3. Đối tƣợng nghiên cứu:
Nội dung cơ bản của phƣơng hƣớng đổi mới nền kinh tế đƣợc đề cập tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986).

4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về bối cảnh và phƣơng
hƣớng đổi mới nền kinh tế tại Đại hội VI.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu.

6. Đóng góp của đề tài:
Tìm hiểu, phân tích nội dung cơ bản và ý nghĩa của phƣơng hƣớng đổi mới nền
kinh tế đƣợc đề cập tại Đại hội VI.

7. Kết cấu của đề tài:
CHƢƠNG I: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC

LẦN THỨ VI (12/1986)
CHƢƠNG II: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚI NỀN
KINH TẾ TẠI ĐẠI HỘI VI (12/1986)
CHƢƠNG III: Ý NGHĨA CỦA PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ
TẠI ĐẠI HỘI VI (12/1986)

3


CHƢƠNG I:
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI (12-1986)
1. Hoàn cảnh lịch sử của Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI
(12/1986):
1.1 .

Tình hình quốc tế:

Xu thế nổi bật và tất yếu hiện đang chi phối thời đại là xu thế toàn cầu hố kinh tế
trở thành; khơng ngoại trừ một quốc gia, dân tộc nào, nếu muốn phát triển bắt buộc phải
mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Cùng với tồn cầu hố kinh tế, cuộc cách
mạng khoa học công nghệ mới lần thứ 3 diễn ra với nhịp độ ngày càng mạnh mẽ, mà lấy
việc ứng dụng các phát minh khoa học công nghệ, công nghệ sinh học làm nguồn gốc.
Trong các nƣớc tƣ bản phát triển, sau các cuộc khủng khoảng cơ cấu và dầu lửa, từ
đầu những năm 80, đã tiến hành chính sách điều chỉnh kinh tế. Nội dung cơ bản là điều
chỉnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng tập trung vào các ngành có KHCN cao, thông qua các
công cụ vĩ mô, thực hiện tƣ nhân hoá khu vực kinh tế nhà nƣớc, tăng cƣờng vai trò của
kinh tế tƣ nhân để thực hiện điều tiết nền kinh tế.
Các nƣớc đang phát triển nhƣ Đông Á và Đông Nam Á để trở thành khu vực phát
triển năng động của thế giới cũng cần phải thực hiện cải cách kinh tế. Các cải cách ở đây

bao gồm cải cách cơ cấu và xác định đúng chiến lƣợc kinh tế để nâng cao sức cạnh tranh
và phát triển. Chú trọng mở cửa hội nhập và liên kết kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và
thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài - coi đây là động lực phát triển kinh tế.
Mặt khác, cả Liên Xô và Trung Quốc trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đang lâm
vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, và họ đang bƣớc vào cái cách, cải tổ với các hình
thức và mức độ khác nhau, có nƣớc thành cơng, có nƣớc thất bại. Tại Trung Quốc, nƣớc
chủ nghĩa xã hội láng giềng Việt Nam, 1978 đã bắt đầu công cuộc cải cách và mở cửa.
4


Năm 1979 Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, lúc này Trung Quốc vẫn tiếp tục chính
sách thù địch với Việt Nam.
Nhƣ vậy, có thể thấy xu hƣớng cải cách kinh tế rộng khắp trên thế giới cùng với
quá trình tồn cầu hố, cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ lần thứ 3 đã tạo áp lực mạnh
mẽ cho công cuộc đổi mới về kinh tế ở Việt Nam.

1.2.

Tình trình trong nƣớc:

Đất nƣớc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài: tình trạng sản xuất
trong 5 năm dƣờng nhƣ dậm chân tại chỗ, năng suất lao động giảm sút, chi phí sản xuất
khơng ngừng tang lên, tình hình xã hội ngày càng khơng ổn định. Theo sau đó là tình
trạng chậm giải quyết căn bản các vấn đề về lƣơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết
yếu, tài ngun bị lãng phí.
Nền kinh tế ln trong tình trạng thiếu hụt, khơng có tích lũy, lạm phát tang cao và
kéo dài. Đất nƣớc bị bao vây, cô lập.
Khâu phân phối lƣu thông rối ren, nhiều ngƣời lao động chƣa có việc làm, nhà ở và
điều kiện vệ sinh thiếu thốn. Đời sống nhân dân nhất là công nhân viên chức, lực lƣợng
vũ trang gặp nhiều khó khăn.

Tiêu cực trong xã hội phát triển, công bằng xã hội bị vi phạm; quần chúng giảm
lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nƣớc. Nhìn tổng quát,
chúng ta chƣa thực hiện đƣợc mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời
sống nhân dân.
Nguyên nhân khách quan do xây dựng đất nƣớc từ nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu,
sản xuất nhỏ là phổ biến, bị bao vây, cấm vận nhiều năm, nguồn viện trợ từ nƣớc ngoài
giảm mạnh; hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh chƣa kịp hàn gắn thì chiến tranh
biên giới hai đầu đất nƣớc làm nảy sinh những khó khan mới. Bên cạnh đó, ngun nhân
chủ quan của tình hình trên là những sai lầm nghiêm trọng về đánh giá tình hình, xác định
mục tiêu, bƣớc đi sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế; sai lầm trong cải tạo xã hội chủ
nghĩa, trong lĩnh vực phân phối, lƣu thơng; duy trì quá lâu cơ chế tập trung, quan liêu, bao
5


cấp; bng lỏng chun chính vơ sản trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội và trong đấu
tranh chống âm mƣu, thủ đoạn phá hoại nhiều mặt của thù địch.
Cuối năm 1985 cuộc cải cách giá – lƣơng – tiền đã trở thành bài học xƣơng máu
của Đảng và nhà nƣớc. Chi ngân sách Nhà nƣớc cho tiền lƣơng tăng vọt, nhƣng thu ngân
sách lại không tăng bao nhiêu do giá vật tƣ không tăng bằng mức Ban Chỉ đạo đề nghị.
Để cứu ngân sách, tiền đƣợc phát hành hơn rất nhiều so với kế hoạch. Chỉ hơn 3 tháng sau
ngày chuyển đổi tiền 14/9/1985, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc đã đƣa vào lƣu thông
một khối lƣợng tiền tƣơng đƣơng gần 1,4 lần con số ghi nhận trong lần đổi tiền gần nhất
(năm 1978) để phục vụ công cuộc cải cách lƣơng và giá. Lạm phát bùng nổ. Những vịng
xốy điều chỉnh giá – lƣơng – tiền càng làm cho lạm phát leo thang nhanh chóng trong
năm 1986. Lạm phát tăng đến hơn 774%, chỉ số giá bán lẻ năm ấy cũng tăng gần 590%.
Tiền phát hành nhiều mà vẫn khơng đủ. Lƣơng cơng nhân khơng có. Vật tƣ, hàng hóa
khan hiếm. Giá bán lƣơng thực dù tăng 10 lần vẫn khơng đủ bù đắp chi phí. Sản xuất
nông nghiệp sa sút. Đầu tƣ trong công nghiệp giảm.
Trƣớc tình hình đó, Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VI của Đảng đã đƣợc diễn
ra từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986 tại Hà Nội. Với một yêu cầu bức thiết là phải đổi mới

sự lãnh đạo của Đảng, phải có những quyết sách khoa học để ổn định tình hình kinh tế xã hội của đất nƣớc, vƣợt ra khỏi khủng hoảng để tiến lên. Dự Đại hội có 1.129 đại biểu
thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên cả nƣớc và 32 đoàn đại biểu của đảng và tổ chức
quốc tế.

6


CHƢƠNG II:
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI
MỚI NỀN KINH TẾ TẠI ĐẠI HỘI VI (12/1986).
1. Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tƣ:
1.1.

Lƣơng thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu:

Trƣớc hết, chúng ta cần phải sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý để
nhằm đƣa nền kinh tế sớm thốt khỏi tình trạng mất cân đối. Trong đó, cần phải có sự lien
kết, bố trị cân đối giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất
có quy mơ và trình độ kỹ thuật khác nhau để phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm cho
nền kinh tế phát triển ổn định.
Chúng ta cần phải bắt đầu thực hiện ba chƣơng trình mục tiêu về lƣơng thực - thực
phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Để đến khi kết thúc chặng đƣờng đầu tiên đạt
đƣợc kết quả nhƣ sau:
- Về lƣơng thực, thực phẩm: bảo đảm lƣơng thực đủ ăn cho tồn xã hội và có dự
trữ. Đáp ứng một cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm. Mức tiêu dùng lƣơng
thực, thực phẩm phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động.
Chúng ta cần đẩy mạnh trồng lúa kết hợp cùng với cây màu thích hợp bao gồm
ngơ, khoai lang, sắn, khoai tây, rau, đậu các loại, cây ăn quả. Khuyến khích chăn ni gia
đình, áp dụng mơ hình “vƣờn- ao- chuồng” khơi phục và phát triển chăn nuôi quốc doanh
và tập thể ở những nơi có điều kiện.

Ngành ni trồng hải sản và thuỷ sản nƣớc ngọt, nƣớc lợ là một nguồn lợi lớn. Coi
trọng cả đánh bắt và nuôi trồng, đi đôi với giải quyết tốt việc chế biến, vận chuyển để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và tăng nhanh hàng xuất khẩu. Tăng đầu tƣ và bổ sung
chính sách nhằm tận dụng mọi diện tích mặt nƣớc có thể nuôi trồng thuỷ sản.
7


Bên cạnh đó, phát triển lâm nghiệp theo hƣớng bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài
nguyên rừng, tăng thêm vốn rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc theo phƣơng thức nông
- lâm kết hợp; ngăn chặn nạn phá rừng, cháy rừng; phát triển rộng khắp phong trào trồng
cây, chú ý cả cây lấy gỗ, cây làm nguyên liệu và làm củi.
- Về hàng tiêu dùng: sản xuất đáp ứng đƣợc nhu cầu bình thƣờng của nhân dân
thành thị và nông thôn về những sản phẩm công nghiệp thiết yếu.
Phát triển công nghiệp nhẹ trƣớc hết dựa vào việc tổ chức lại sản xuất, đầu tƣ chiều
sâu và đầu tƣ đồng bộ để tận dụng công suất thiết bị của các cơ sở hiện có; coi trọng các
cơ sở có năng lực và hiệu suất chế biến cao. Các loại hàng kim khi tiêu dùng nhƣ xe đạp,
quạt máy, máy khâu… cần đƣợc sắp xếp, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lƣợng sản
phẩm. Xà phòng, bột giặt là hàng tiêu dùng không thể thiếu.
- Về hàng xuất khẩu: tạo đƣợc một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; đạt kim ngạch
xuất khẩu đáp ứng đƣợc phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tƣ, máy móc, phụ tùng và những
hàng hố cần thiết.

1.2.

Cơng nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng:

Việc phát triển công nghiệp nặng và xây dựng kết cấu hạ tầng phải nhằm phục vụ
các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đƣờng đầu tiên, và theo khả năng thực tế,
chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển kinh tế trong chặng đƣờng tiếp theo. Ƣu tiên phát triển
công nghiệp năng lƣợng (điện than, dầu khí). Ngành cơng nghiệp cơ khí của tất cả các bộ

và các địa phƣơng phải đƣợc sắp xếp lại, đồng bộ hố, chun mơn hố, từng bƣớc đổi
mới thiết bị.
Về kết cấu hạ tầng, chú trọng phát triển giao thông vận tải và thông tin liên
lạc: bảo dƣỡng, nâng cấp, đồng bộ hoá và chấn chỉnh tổ chức quản lý để sử dụng có hiệu
quả những cái đã có, chọn lọc xây dựng thêm những cơ sở cần thiết bảo đảm cho sản
xuất, lƣu thơng hàng hố, phục vụ đời sống nhân dân và chuẩn bị cho việc đẩy mạnh cơng
nghiệp hố.

8


2.

Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử
dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế:
Xã hội trong thời kỳ quá độ, cịn nhiều ngƣời có sức lao động chƣa có việc làm và

chƣa sử dụng hết thời gian lao động. Khả năng thu hút sức lao động của khu vực nhà
nƣớc trong những năm trƣớc mắt cịn có hạn. Nên chúng ta phải có chính sách mở đƣờng
cho ngƣời lao động tự tạo ra việc làm, kích thích mọi ngƣời đƣa vốn vào sản xuất, kinh
doanh, tiết kiệm tiêu dùng để tích luỹ, mở rộng tái sản xuất trên quy mơ tồn xã hội.
Từ đó, Đảng ta xây dựng nền kinh tế theo cơ cấu nhiều thành phần của thời kỳ quá
độ. Ở nƣớc ta, các thành phần đó là:
- Kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể, cùng
với bộ phận kinh tế gia đình gắn liền với thành phần đó.
- Các thành phần kinh tế khác gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hố (thợ thủ cơng,
nơng dân cá thể, những ngƣời buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể); kinh tế tƣ bản
tƣ nhân; kinh tế tƣ bản nhà nƣớc dƣới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tƣ hợp
doanh; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên và các vùng núi cao khác.

Chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xuất phát từ đặc trƣng nói trên mà đề ra
những chủ trƣơng và biện pháp đúng đắn. Cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản
xuất mới bao gồm cả ba mặt: xây dựng chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất, chế độ quản
lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.
Những ngƣời làm ra của cải và những việc có ích cho xã hội, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và chính sách đều đƣợc tôn trọng, đƣợc
quyền hƣởng thu nhập tƣơng xứng với kết quả lao động, kinh doanh hợp pháp của họ. Đối
với những kẻ lƣời biếng, ăn bám, phải phê phán và cƣỡng bức lao động.

3.

Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
9


Phƣơng hƣớng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã đƣợc khẳng định là xoá bỏ tập
trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với
trình độ phát triển của nền kinh tế. Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa có điều kiện và nhất thiết
phải quản lý nền kinh tế quốc dân theo một kế hoạch thống nhất. Tính kế hoạch là đặc
trƣng số một của cơ chế quản lý kinh tế ngay từ buổi đầu của thời kỳ quá độ. Việc sử
dụng đầy đủ và đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong kế hoạch hoá nền kinh tế quốc
dân là một tất yếu khách quan.
Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phải nắm vững những vấn đề có
tính ngun tắc dƣới đây:
-

Thực hiện tập trung dân chủ trong quản lý kinh tế. Tình trạng tập trung quan liêu

trong cơng tác quản lý và điều hành cịn nặng. Tình trạng phân tán, vơ tổ chức trong hoạt
động kinh tế cũng phổ biến.

- Phải lập lại trật tự, kỷ cƣơng trong quản lý kinh tế, xã hội. Chính cơ chế quản lý
cịn nặng tính chất tập trung quan liêu, vừa gị bó cấp dƣới, vừa làm giảm hiệu lực quản lý
tập trung là nguyên nhân trực tiếp làm rối loạn trật tự, kỷ cƣơng, vì vậy, phải kiên quyết
thực hiện phân cấp quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
-

Việc phân cấp quản lý phải bảo đảm quyền làm chủ của ba cấp: quyền quyết định

của trung ƣơng (bao gồm cả các ngành trung ƣơng) đối với những lĩnh vực then chốt,
những vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc, bảo đảm cho sự phát triển cân đối của toàn bộ nền
kinh tế; quyền chủ động của các địa phƣơng trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý
kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ; quyền tự chủ sản xuất - kinh doanh của các đơn vị
kinh tế cơ sở và vai trò làm chủ của các tập thể lao động. Trong sự phân công, phân cấp
quản lý, trách nhiệm phải đi đôi với quyền hạn, nghĩa vụ gắn liền với lợi ích.
Chính sách giá cả phải vận dụng tổng hợp nhiều quy luật, trong đó quy luật giá trị
có tác động trực tiếp. Mọi biện pháp giải quyết phải tập trung vào khâu then chốt là giảm
tốc độ lạm phát, thu hẹp mất cân đối giữa khối lƣợng hàng hóa và tiền tệ lƣu thông.
Chúng ta phải giảm nhịp độ tăng giá, tiến tới ổn định giá cả.

10


Chính sách tiền lƣơng phải đáp ứng yêu cầu cấp bách là bảo đảm tiền lƣơng thực tế
của ngƣời ăn lƣơng. Trong tình hình quỹ hàng của Nhà nƣớc chƣa đủ và giá cả chƣa ổn
định phải có phƣơng thức bán hàng thích hợp. bảo đảm cho ngƣời hƣởng lƣơng mua đƣợc
hàng hóa cần thiết.
Xây dựng và hồn chỉnh từng bƣớc chính sách tài chính quốc gia theo hƣớng: bảo
đảm quyền tự chủ tài chính của các cơ sở kinh tế, kích thích mạnh mẽ kinh tế quốc doanh
và các thành phần kinh tế khác phát triển sản xuất với năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao,
tạo ra nguồn tích luỹ ngày càng tăng cho từng đơn vị và cho Nhà nƣớc; điều tiết và phân

phối hợp lý các nguồn thu nhập nhằm thực hiện công bằng xã hội và bảo đảm quan hệ
tích luỹ và tiêu dùng phù hợp với các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Chính sách tiết kiệm phải đƣợc thấu suốt trong kế hoạch hoá và các địn bẩy kinh
tế. Chuyển mạnh sang hạch tốn kinh doanh xã hội chủ nghĩa, gắn chặt trách nhiệm và lợi
ích vật chất với hiệu quả sử dụng tài sản, tiền vốn, vật tƣ, lao động là phƣơng hƣớng chủ
yếu để thực hành tiết kiệm trong mọi hoạt động kinh tế.

4.

Phát huy mạnh mẽ động lực khoa học, kỹ thuật
Trong điều kiện thế giới đang tiến nhanh vào giai đoạn mới của cuộc cách mạng

khoa học - kỹ thuật và qua tình hình thực tế của nƣớc ta, càng thấy rõ sự bức bách phải
làm cho khoa học, kỹ thuật thật sự trở thành một động lực to lớn đẩy nhanh quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Sự lựa chọn về phƣơng hƣớng khoa học, kỹ thuật phải
thống nhất với sự lựa chọn về mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội. Trong
những năm tới, phải lựa chọn và tổ chức áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và kỹ
thuật thích hợp, nhằm trƣớc hết phục vụ ba chƣơng trình về lƣơng thực - thực phẩm, hàng
tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Tăng mức đầu tƣ cho khoa học, kỹ thuật từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà
nƣớc, quỹ tự có của các cơ sở sản xuất, quỹ tập trung của ngành, tín dụng ƣu đãi của ngân
hàng,… Coi trọng đầu tƣ chiều sâu và quản lý tốt để sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật
chất - kỹ thuật hiện có của các cơ quan khoa học - kỹ thuật.
11


Việc phát huy vai trò động lực của khoa học, kỹ thuật tuỳ thuộc một phần quan
trọng ở cơ chế quản lý. Cơ chế quản lý kinh tế, quản lý khoa học - kỹ thuật phải địi hỏi
và khuyến khích việc sáng tạo và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và kỹ thuật,
đƣa lại hiệu quả thiết thực.

Cách mạng khoa học - kỹ thuật là sự nghiệp của quần chúng. Đảng ta thi hành nhất
quán chính sách đẩy mạnh phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học và kỹ thuật.
Chính sách đó khuyến khích các sáng kiến, cổ vũ việc phổ biến các kiến thức khoa học và
kỹ thuật, tổng kết và áp dụng rộng rãi các kinh nghiệm và điển hình tiên tiến, động viên
hàng chục triệu ngƣời tham gia các hoạt động khoa học, kỹ thuật thơng qua lao động sáng
tạo của mình.

5.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại:
Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đƣờng đầu tiên cũng nhƣ sự

nghiệp phát triển khoa học - kỹ thuật và cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa của nƣớc ta
tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và
nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Hoạt động xuất, nhập khẩu phải chuyển mạnh sang hạch toán kinh doanh xã hội
chủ nghĩa trên nguyên tắc nhà nƣớc độc quyền ngoại thƣơng, trung ƣơng thống nhất quản
lý xuất, nhập khẩu theo kế hoạch, pháp luật và chính sách. Vấn đề quan trọng hàng đầu là
đổi mới cơ chế quản lý đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu.
Ngân hàng ngoại thƣơng thống nhất việc quản lý ngoại hối, song phải bảo đảm
quyền sử dụng ngoại tệ của các chủ tài khoản ngoại tệ theo đúng chính sách của Nhà
nƣớc. Có chính sách khuyến khích Việt kiều gửi tiền và vật tƣ về nƣớc, thay cho việc gửi
hàng tiêu dùng. Cơng bố chính sách khuyến khích nƣớc ngồi đầu tƣ vào nƣớc ta dƣới
nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất
khẩu. Đi đôi với việc công bố luật đầu tƣ, cần có các chính sách và biện pháp tạo điều
kiện thuận lợi cho ngƣời nƣớc ngoài và Việt kiều vào nƣớc ta để hợp tác kinh doanh.

12



CHƢƠNG III:
Ý NGHĨA CỦA PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚI NỀN
KINH TẾ TẠI ĐẠI HỘI VI (12/1986)
Trƣớc bối cảnh thực hiện cải cách sửa đổi sai lầm của các nƣớc XHCN thì tại Đại
hội VI chính thức đƣa khái niệm đổi mới vào đƣờng lối của Đảng, đặc biệt là đổi mới trên
lĩnh vực kinh tế. Trong đại hội vào tháng 12/1986, Đảng đã đề cập đến báo cáo chính trị
để tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, đặt nền tảng cho việc tìm ra con
đƣờng thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để khuyến khích các thành phần
kinh tế phát triển, giải phóng năng lực sản xuất của xã hội để mở đƣờng cho phát triển sản
xuất, Đảng đã đƣa ra những chủ trƣơng, phƣơng hƣớng và mục tiêu mới.
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội VI đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của Đảng
với nhân dân khi thẳng thắn thừa nhận, chỉ ra những sai lầm, nguyên nhân dẫn đến khủng
hỏang kinh tế xã hội. Từ đó, Đảng đã đề xƣớng phƣơng hƣớng, nhiệm vụ và mục tiêu đổi
mới đƣờng lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở nƣớc ta.
Báo cáo chính trị tại Đại hội VI của Đảng mang ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu
bƣớc ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nƣớc ta. Sau đại hội, Đảng đã
lãnh đạo đƣờng lối đổi mới toàn diện, từng bƣớc tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển,
đƣa cách mạng nƣớc ta từng bƣớc đạt đƣợc những thành tựu rất quan trọng.
Chủ trƣơng, phƣơng hƣớng đổi mới tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng thực sự đánh dấu một bƣớc ngoặt trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc nói chung và
đổi mới kinh tế nói riêng. Bắt đầu từ đây, đất nƣớc chính thức thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng kinh tế - xã hội, mở ra thời kỳ phát triển kinh tế mới cho cách mạng Việt Nam.
Điều đó chứng tỏ đƣờng lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo, là phù hợp với thực
tiễn Việt Nam.

13


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh đất nƣớc đang gặp rất nhiều khó khăn và tình hình thế giới gây

nhiều bất lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã diễn ra Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng đã đề ra đƣợc đƣờng lối
đổi mới đất nƣớc đặc biệt là chủ trƣơng đổi mới kinh tế đã tạo ra một bƣớc ngoặt cho sự
phát triển của nƣớc ta. Đồng thời việc chủ trƣơng thực hiện chính sách đổi mới về kinh tế
nó cũng đánh dấu một bƣớc trƣởng thành trong tƣ duy lí luận và nhận thức của Đảng ta.
Kế thừa và phát huy những đƣờng lối đó, Đảng và Nhà Nƣớc ta hiện nay đã từng bƣớc
đƣa nƣớc ta thắng lợi này đến thắng lợi khác, đƣa đất nƣớc thoát ra gia nhập tổ chức
Thƣơng mại Thế giới WTO, ASEAN và trở thành ủy viên không thƣờng trực của Hội
đồng bảo an liên hợp quốc. Điều đó đã chứng tỏ đƣợc vị thế của Việt Nam trên trƣờng
quốc tế.
Thơng qua nghiên cứu và tìm hiểu về đƣờng lối đổi mới của Đảng đề ra trong Báo
cáo chính trị tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI (12/1986) đã giúp tôi cảm thấy tin
tƣởng hơn vào Đảng và nhà nƣớc. Điều đó đã khiến bản thân tôi cảm thấy tự hào về dân
tộc và mong muốn bảo vệ đất nƣớc của Đảng. Đồng thời, việc thực hiện nghiên cứu để
hoàn thành tiểu luận cũng giúp tôi nhận thức đƣợc nhiệm vụ của bản thân nói riêng và của
thế hệ trẻ nói chung phải nỗ lực học tập, tu dƣỡng và rèn luyện góp phần xây dựng đất
nƣớc giàu mạnh hơn.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình “Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam” – Bộ Giáo dục và Đào tạo.
XB: 08-2019.
2. Báo cáo “GIAI ĐOẠN 1986 – 2006” – Bộ Cơng thƣơng Việt Nam.
3. “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V trình tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng” - đồng chí Trƣờng Chinh, Tổng Bí thƣ
Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa V), Chủ tịch Hội đồng Nhà nƣớc trình bày
ngày 15 tháng 12 năm 1986
4. “Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển KT - XH trong 5 năm 1986 – 1990” –

tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng.

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT:
 CNXH: Chủ nghĩa xã hội
 KHCN: Khoa học công nghệ

15



×