Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Lý thuyết đánh giá tín dụng thể nhân (P.2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.65 KB, 4 trang )

Lý thuyết đánh giá tín dụng thể nhân (P.2)
2. Các phương pháp đánh giá tín dụng thể nhân
Ban đầu, cách tiếp cận cơ bản chỉ đơn thuần dựa trên phương pháp đánh giá cá
nhân. Các chuyên viên tín dụng dựa trên thông tin khách hàng cung cấp (qua một
mẫu đơn bao gồm các câu hỏi thống nhất) để đưa ra các quyết định chấp nhận
hoặc từ chối cấp tín dụng. Do vậy, các quyết định của họ thường bị mang tính chất
chủ quan và dựa vào các nguyên lý phân loại tổng quát. Các chỉ tiêu thường được
xem xét để đưa ra quyết định bao gồm:
 Đặc điểm của khách hàng (tình trạng hôn nhân, gia đình, nghề nghiệp, tuổ
tác...);
 Số lượng tín dụng xin được vay;
 Thế chấp (khách hàng sẽ sẵn sàng trả nợ bằng những nguồn tài sản gì trong
trường hợp phá sản);
 Năng lực trả nợ (Nguồn thu nhập khả dụng mà khách hàng có thể sử dụng
để trả nợi); và
 Các điều kiện thị trường khác.
Ngày nay, định mức tín nhiệm được dựa trên phương pháp nghiên cứu thống kê
hoặc phương pháp vận trù học (là phương pháp khoa học chủ yếu dựa trên toán
học để giải quyết các bài toán công nghiệp, tài chính và thương nghiệp, đặc biệt để
giúp nhà kinh doanh có được các quyết định hợp lý cho các hành động trong hiện
tại và tương lai). Các công cụ thống kê bao gồm phân tích phân biệt, về bản chất
dựa trên sự hồi quy loga và cây phân loại, đôi khi còn được gọi là thuật toán đệ
quy phân định. Các phương pháp vận trù học bao gồm một loạt các biến thể của
quy hoạch tuyến tính. Hầu hết các phương pháp ghi điểm sử dụng một trong
những phương pháp này hay có thể kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau để
đáp ứng được những đặc điểm ngày một phức tạp của thị trường tín dụng. Bên
cạnh đó, định mức tín nhiệm cũng rất thích hợp với các cách tiếp cận thống kê phi
thông số hay các mô hình AI, trong số đó nổi bật lên các phương pháp mạng lưới
trung hòa đồng thời, hệ thống chuyên gia, các thuật toán dựa trên phép phân loại
gen sinh học, hay phương pháp khoảng cách gần nhất. Tuy nhiên, đặc điểm hết
sức thuận lợi ở đây là các phương pháp tiếp cận khác nhau có thể được sử dụng


đồng thời để giải quyết cùng một bài toán phân loại. Lý do là định mức tín nhiệm
luôn dựa trên mục đích thực tế là để dự đoán những khách hàng có khả năng rủi ro
cao, chứ không nhằm tìm ra lý giải tại sao họ phá sản hay tìm câu trả lời cho các
giả thuyết về mối quan hệ giữa khả năng phá sản và các biến số kinh tế xã hội.
Vậy những mô hình này được sử dụng như thế nào? Một mẫu các khách hàng sẽ
được thu thập, quy mô mẫu có thể từ một vài nghìn lên đến hàng trăm nghìn khách
hàng. Đối với mỗi đơn vị mẫu, các thông tin cá nhân và lịch sử tín dụng sẽ được
thu thập trong khoảng thời gian 12,18 hay 24 tháng. Khi đó, các chuyên viên tín
dụng có thể xác định xem một hồ sơ như vậy có thể chấp nhận được với mức độ
rủi ro như thế nào, và cuối cùng tiến hành loại bỏ những khách hàng "xấu" (ví dụ
khách hàng xấu là những người thanh toán chậm các khoản nợ trong 3 tháng liên
tiếp). Đương nhiên một thực tế cần được xem xét đến là không thể tiến hành phân
loại được một số các khách hàng vì lịch sử tín dụng của họ chưa đủ dài, hay các
thông tin cá nhân của họ chưa đủ rõ ràng để đưa ra các kết luận chính xác. Do vậy,
các trường hợp này sẽ bị loại ra ngoài mẫu xem xét.
Ở đây, nảy sinh câu hỏi đâu là giới hạn thời gian thích hợp cho dự báo định mức
tín nhiệm - thời gian từ lúc nhận đơn xin vay tín dụng cho đến khi phân loại được
các khách hàng. Khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng được coi cho là thích hợp
hơn cả. Các phân tích đã chỉ ra rằng tỷ lệ phả sản như là một hàm thời gian của
khách hàng tính từ lúc khởi điểm kinh doanh, và thường phải sau ít nhất 12 tháng
hoặc lâu hơn thì nó mới có thể đi vào ổn định. Vì vậy, bất cứ một phạm vi thời
gian nào nhỏ hơn 12 tháng sẽ bị xem là đánh giá không đúng về khả năng phá sản,
cũng như không phản ánh được những đặc điểm của khả năng phá sản được dự
báo. Mặt khác, một phạm vi thời gian nhiều hơn 2 năm lại có thể gây ra những
biến đổi trong phân phối các đặc tính của tổng thể, và do đó tập hợp được rút ra từ
tổng thể sẽ không còn giữ được những thuộc tính đặc trưng cho tổng thể nữa.
Người ta thường vận dụng các mô hình phân tích chéo (cross - section) để liên kết
các sự kiện của cùng một cá thể ở những khoảng thời gian khác nhau, sau đó xây
dựng một mô hình ổn định khi xem xét dọc theo thời gian của cùng một cá thể đó.
Phạm vi thời gian, hay còn được hiểu là khoảng thời gian giữa 2 sự kiện, cũng cần

phải được xác định ngay từ ban đầu để kết quả đạt được mức độ ổn định qua thời
gian.
Câu hỏi còn để ngỏ là tỷ lệ của các khoản nợ tốt hay xấu được xác định như thế
nào ở trong tập hợp mẫu. Nó cần phản ánh đúng tỷ lệ thực tế của tổng thể, hay nên
để tỷ lệ đạt được sự cân bằng giữa các khoản nợ tốt và xấu này. Trong luận án tiến
sỹ về các vấn đề thống kê trong tính điểm tín dụng, Henley dù có đề cập tới một số
điểm nhưng vẫn chưa giải quyết được câu hỏi này.
Định mức tín nhiệm đã thực sự trở thành một bài toán xếp loại, khi các dữ liệu đầu
vào chính là các thông tin do khách hàng cung cấp và kết quả kiểm tra đối chiếu
với các cơ sở kinh tế khác cũng lưu giữ hồ sơ của khách hàng (ví dụ các nhà cung
cấp điện thoại), và đầu ra chính là sự phân loại thành các khoản nợ tốt hay xấu.
Một tập hợp các câu trả lời A được phân chia thành 2 tập hợp con - Tập hợp x Î
A
B
đại diện cho nhóm khách hàng được dự báo là sẽ cho những khoản nợ xấu, tập
hợp x Î A
G
đại diện cho nhóm khách hàng được dự báo là sẽ cho những khoản nợ
tốt. Quy tắc ra quyết định với các khách hàng mới khi đó sẽ là: chấp nhận đơn xin
cấp tín dụng nếu các câu trả lời của khách hàng thuộc tập hợp A
G
và ngược lại bác
bỏ đơn nếu câu trả lời thuộc tập hợp A
B.
Cũng cần phải đề cập đến một thực tế
xuyên suốt ở đây là chúng ta không thể tiến hành phân định mọi trường hợp trong
mẫu một cách chính xác. Tuy nhiên, mục đính mà chúng ta đang muốn tìm kiếm là
giảm thiểu sự phân loại sai xuống mức thấp nhất có thể nhưng vẫn thỏa mãn được
những yêu cầu đặt ra một cách hợp lý. Rất nhiều các phương pháp tiếp cận khác
nhau đã được nghiên cứu và phát triển nhằm giả quyết bài toán này. Dưới đây

chúng tôi sẽ trình bày những phương pháp cơ bản nhất đã và đang được ứng dụng
phổ biến ở các tổ chức tài chính và các công ty tư vấn trên thế giới. Các phương
pháp được đưa ra đều nhằm trả lời vào 2 câu hỏi quan trọng nhất trong xây dựng
mô hình định mức tín nhiệm là:
a. Những đặc điểm nào cần được sử dụng trong mô hình tính điểm như là các biến
độc lập và có thể giúp phân biệt được các khách hàng tiềm năng "xấu" và "tốt";
b. Làm thế nào để xác định được điểm số cho mỗi đặc điểm.

×