Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Y TUONG SANG TAO MON TIENG VIET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.78 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ý TƯỞNG TỔ CHỨC MỘT BÀI DẠY PHÂN MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU BÀI: TÍNH TỪ ( TT )  Nêu vấn đề : Trong bốn tuần thực tập, tuy không phải là một thời gian dài, nhưng cũng giúp cho em một phần nào nắm được các phương pháp giảng dạy ở trường, em đã được vào dự giờ nhiều tiết dạy của giáo viên trong trường, sau đó em cũng được họp rút kinh nghiệm cùng cô hướng dẫn và thực dạy 1buổi lấy điểm. Mỗi người có một phương pháp giảng dạy riêng, và các phương pháp đó có một điểm chung là đều tạo sự thích thú cho học sinh khi tham gia vào tiết học. Hiện nay đa số giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách truyền thông, không bao quát hết các học sinh trong lớp, học sinh thụ động không phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm nhưng thực chất chưa phát huy được hiệu quả của nó, giáo viên chưa chỉ cách cho học sinh phân công các công việc cho từng thành viên trong nhóm. Vì vậy khi giáo viên giao công việc và yêu cầu làm việc nhóm thì chỉ có những học sinh giỏi làm còn những học sinh yếu không chịu suy nghĩ. Khi phát biểu ý kiến chỉ có những học sinh giỏi nêu ý kiến mà không khuyến khích học sinh yếu trình bày ý kiến của mình. Trong quá trình thực tập và chuẩn bị tiết đánh giá của mình em đã hình thành một ý tưởng, tổ chức bài dạy theo hình thức hoạt động nhóm 1 cách hiệu quả hơn và tổ chức trò chơi phát huy tính tích cực của học sinh cụ thể ở bài: Luyện từ và câu : Tính từ ( tiếp theo ).  Ý tưởng :. GIÁO ÁN Luyện từ và câu TÍNH TỪ ( TIẾP THEO ) I. Mục tiêu : - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. - Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ đặc điểm, tính chất..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và sách giáo viên. 2. Học sinh : - Sách giáo khoa.. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :. -. 1. Kiểm tra bài cũ : MT: Kiểm tra kiến thức về tính từ. Cho hs hát 1 bài hát. Hỏi : trong bài hát có những từ nào là tính từ ? Mời một vài học sinh đặt câu có tính từ.. - Hát bài : cô giáo em - Từ : xinh xinh, long lanh, yêu, xanh, mới. - Hs đặt câu. - Học sinh tìm ra tính từ trong câu của bạn và nhận xét câu đó dùng từ có hay chưa.. - Giáo viên nhận xét.. -. -. 2. Bài mới :  Hoạt động 1: Bài mới Hỏi : bạn nào nhắc lại cho cô thế nào là tính từ ? Bây giờ chúng ta cùng vào bài mới bài tính từ ( tiếp theo ). Bài này sẽ giúp các em hiểu và sử dụng các cách thể hiện mức độ của tính từ .  Hoạt động 2 : tìm hiểu ví dụ MT: Giúp hs biết được mức độ, đặc điểm của tính từ. Bài 1: Cho 1 hs đọc yêu cầu của bài. Cho hs thảo luận nhóm ba. - Hs trả lời. - Hs lắng nghe. - Hs đọc yêu cầu bài - Thảo luận nhóm: học sinh tự phân công mỗi bạn làm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Cho 2 nhóm trả lời: khuyến khích thành viên yếu nhất nhóm trình bày sẽ được cộng điểm. - Hs nhận xét. - Gv nhận xét và chốt bài : a) Tờ giấy này trắng - Mức độ trung bình. - Tính từ : trắng b ) Tờ giấy này trăng trắng. - Mức độ trắng ít. - Từ láy ; trăng trắng. c ) Tờ giấy này trắng tinh. - Mức độ cao. - Từ ghép trắng tinh.  Gv kết luận : mức độ đặc điểm của tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép ( trắng tinh ) , hoặc từ láy (trăng trắng ) từ tính từ ( trắng ).\ đã cho ban đầu. Bài 2: - Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài. - Cho thảo luận nhóm ba.. -. Cho 2 nhóm trả lời. Hs nhận xét. Nộp 2 bài tập vừa làm cho giáo viên. Gv nhận xét và chốt bài: + Thêm từ rất vào từ trắng = rất trắng. Trắng hơn ví dụ có 2 tờ giấy thì nói tờ giấy này trắng hơn tờ giấy kia. + Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất = trắng hơn, trắng nhất. Trắng nhất ví dụ là có nhiều tờ giấy, tờ giấy này trắng nhất trong các tờ giấy.. một câu sau đó trình bày ý kiến với nhau chốt lại một bài hoàn chỉnh. - Hs trả lời - Hs nhận xét - Lắng nghe. - Hs đọc yêu cầu bài - Thảo luận nhóm: mỗi bạn làm một câu sau đó trình bày ý kiến với nhau và chốt thành 1 bài hoàn chỉnh. - Hs trả lời - Hs nhân xét - Nộp bài cho giáo viên - Lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Gọi hs đọc ghi nhớ. - Chơi trò chơi : yêu cầu mỗi học sinh tự nghĩ cho mình một câu có tính từ chỉ mức độ,đặc điểm. Thể lệ trò chơi: gọi bất kì một bạn thứ nhất đặt một câu, bạn đó sẽ gọi bất kì một bạn thứ 2 nói trong câu bạn thứ nhất có tính từ nào và gọi bất kì một bạn thứ ba đặt câu… yêu cầu mọi học sinh chú ý bạn đặt câu và phát hiên ra tính từ và chuẩn bị cho mình một câu có tính từ. - Để khắc sâu kiến thức hơn cô sẽ cho các em làm phần luyện tập.  Hoạt động 3: luyện tập - MT: hs làm được bài tập về tính từ. Bài 1: - Gọi 1 hs đọc nội dung bt1 - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn. - Yêu cầu hs lấy bút chì gạch vào sách những từ biểu thị mức độ đặc điểm tính chất trong đoạn văn. - Hs trả lời. - Hs nhận xét - Gv nhận xét Bài 2: - Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài. - Cho hs làm theo nhóm tổ. Mỗi nhóm miêu tả mức độ của một từ. Đỏ - Cách1( tạo từ láy từ ghép với tính từ đỏ ) : đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hon hỏn,… - Cách 2 (thêm các từ rất, quá, lắm vào trước hoặc sau đỏ): rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, đỏ vô cùng,.. - Cách 3(tạo ra phép sp sánh): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son,… Cao - Cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vợi,. - Hs đọc ghi nhớ - Hs chơi trò chơi. - Hs đọc - Đọc thầm - Làm bài - Hs trả lời - Hs nhận xét - Lắng nghe - Hs đọc bài - Hs làm bài nhóm: các học sinh tự phân công các công việc cho nhau sau đó trình bày ý kiến các bạn khác góp ý và hoàn chỉnh bài vào bảng con..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> cao vòi vọi,… - Rất cáo, cao quá, cao lắm, quá cao,… - Cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi,… Vui - Vui vui, vui vẻ, vui sướng, sướng vui, mừng vui, vui mừng,… - Rất vui,vui lắm, vui quá,… - Vui hơn, vui nhất, vui như Tết, vui hơn Tết,… - Hs trả lời - Hs bổ sung - Gv nhận xét và bổ sung. Bài 3: - Gọi hs đọc yêu cầu bài - Yêu cầu hs đọc câu và trả lời câu của gv: + Bầu trời cao vút. + Mũi chú hề đỏ chót. - Yêu cầu hs đặt câu vào vở.. - Học sinh trình bày bảng nhóm. - Bổ sung - Lắng nghe - Hs đọc - Trả lời - Làm bài vào vở.. 3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét chung tiết học. - Dặn dò chuẩn bị bài sau.. - Lắng nghe.  Ưu điểm : Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các phân công các công việc cho từng bạn trong nhóm. Trình bày ý kiến và bổ sung cho nhau, sẽ tạo nên tinh thần đoàn kết và mọi thành viên trong nhóm sẽ được hoạt động phát được tính tích cực của học sinh. Bên cạnh đó khi tổ chức trò chới yêu cầu mọi học sinh phải suy nghĩ đặt câu của mình và đồng thời chú ý các bạn phát biểu tìm ra tính từ trong câu của bạn khi bạn phát biểu. Đỏi hòi học sinh phải nhanh nhẹn khi câu của mình đã bị trùng với bạn thì phải nghĩ ra một câu khác. Như vậy, học sinh mở rộng vốn từ và khắc sâu kiến thức bài học hơn..  Bài làm của em còn nhiều thiếu sót mong thầy đọc và góp ý giúp em , để em có thể sữa chữa và có những ý tưởng tốt hơn..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×