Bí quyết nạp năng lượng cho cơ thể
Để duy trì sự tồn tại, nạp năng lượng cho cơ thể
là điều thiết yếu. Tuy nhiên quan niệm đói thì ăn,
đến giờ thì ăn chưa hoàn toàn là một cách nạp
năng lượng hợp lý. Ăn uống không chỉ là nhu cầu
mà còn thể hiện cả văn hóa, giáo dục của con
người. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ đi liền với một
thói quen ăn uống cân bằng dinh dưỡng, ngược
lại sẽ có nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là
các bệnh béo phì, đái tháo đường, gan nhiễm
mỡ... nếu chúng ta không biết hình thành cho
mình một kỹ năng khoa học trong ăn uống.
Kích thích quá trình tiêu hóa bằng cảm giác thoải
mái
Nếu ăn uống trong tình trạng căng thẳng, chán nản
sẽ làm cho người ta ăn nhanh no hơn hoặc ăn rất
nhiều một cách vô thức. Hậu quả của sự mất hứng
thú với bữa ăn làm ảnh hưởng đến những người
xung quanh, những xung đột có thể xuất hiện. Mặt
khác nó có thể làm cho dịch vị dạ dày tăng, giảm bất
thường về số lượng và thành phần, làm cho quá trình
tiêu hóa bị ảnh hưởng theo. Nếu quá trình này diễn ra
thường xuyên hơn 1 lần/ tuần, bạn sẽ có nguy cơ loét
dạ dày và các bệnh tiêu hóa khác. Để có bữa ăn
ngon, vui vẻ, cần thay đổi món thường xuyên, thay
đổi cách chế biến cũng như cách trình bày và tình
cảm của những người cùng bàn ăn mang lại.
Không nên cứ thích gì là ăn thật nhiều
Cân đối và hợp lý là quan tâm hàng đầu về dinh
dưỡng hiện nay, sự thừa chất dinh dưỡng này có thể
cản trở sự hấp thu hay sử dụng chất dinh dưỡng
khác. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, tốt nhất
trong bữa ăn, năng lượng do lipid cung cấp chiếm
khoảng 25 - 30%, protein 12%, gluxit 50 - 60%. Ngoài
ra, bữa ăn còn cần cung cấp các chất dinh dưỡng
khác, trong đó quan trọng nhất là vitamin và muối
khoáng.
Việc ăn quá nhiều hay quá kiêng khem đều không tốt.
Điều quan trọng là phải ăn uống đa dạng, có cơ cấu
bữa ăn hợp lý. Một người trưởng thành chỉ nên dùng
2.300 mg muối/ngày; những người bị bệnh tăng huyết
áp và những người từ 50 tuổi trở lên chỉ nên dùng
1.500 mg muối/ngày. Các món ăn chế biến sẵn đều
có lượng muối lớn, vì thế nên hạn chế những thức ăn
này.
Vui vẻ khi ăn uống sẽ tốt cho quá trình tiêu hóa.
Nên ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật: Ngoài cung
cấp năng lượng, lipid còn là chất hòa tan một số
vitamin rất cần cho cơ thể. Việc chỉ ăn duy nhất chất
béo thực vật không hoàn toàn có lợi, còn ăn hoàn
toàn chất béo động vật sẽ ảnh hưởng không tốt tới
tim mạch, gây bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động
mạch.
Cơ thể chúng ta gồm 70% nước, bình thường mỗi
người nên uống khoảng 1,5 lít nước/ngày. Nước
thường xuyên bị mất đi qua hơi thở, mồ hôi và đi vệ
sinh. Nếu không thường xuyên cung cấp đầy đủ nước
cho cơ thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu nước và mất
nước khiến bạn chóng già, không tốt cho da và tóc.
Nếu mất nhiều nước còn ảnh hưởng cả tới sự trao
đổi chất. Đừng chỉ uống nước khi cảm thấy khát vì lúc
đó cơ thể đã thiếu nước rất trầm trọng rồi.
Chế độ ăn miền Địa Trung Hải “không ngày nào là
không ăn trái cây” được xem như giải pháp tốt cho
phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ của nhiều loại
bệnh. Ăn nhiều rau, quả giúp cơ thể tránh được các
bệnh về tim, đột quỵ, ổn định huyết áp, giảm
cholesterol, tránh các bệnh liên quan đến đường ruột,
đặc biệt là viêm ruột thừa, bảo vệ mắt khỏi bị 2 loại
bệnh thoái hóa rất phổ biến là đục thủy tinh thể và
thoái hóa hoàng điểm, ngăn chặn nguy cơ mắc các
bệnh ung thư.
Mặc dù các loại rau quả đều có tác dụng nhưng vẫn
có một số loại rau quả có tác dụng nhiều hơn và có
khả năng phòng tránh nhiều loại bệnh khác. Chọn
nhiều loại rau gồm các loại rau nhiều lá, rau xanh, rau
lá sậm, các loại rau và hoa quả có màu vàng, đỏ, cà
chua, các loại quả thuộc họ cam, chanh.
Trân trọng thời gian cho bữa ăn
Nhịp sống hối hả khiến nhiều người vào bữa chỉ ăn
qua loa hoặc ăn quá nhanh. Đây là điều hoàn toàn
không có lợi cho sức khỏe, khi tình trạng này kéo dài
sẽ trở thành một thói quen xấu. Ăn nhanh không chỉ
làm xấu đi hình ảnh của bạn mà còn khiến bạn tăng