Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Người lãnh đạo có cần phải biết nhận lỗi? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.82 KB, 14 trang )

Người lãnh đạo có cần phải biết nhận lỗi?
rong lĩnh vực kinh doanh, một số tổ chức đã vấp phải những khó khăn, khủng
hoảng do đường lối sai lầm của những nhà lãnh đạo. Thế nhưng, không phải nhà
lãnh đạo nào cũng dám dũng cảm đứng ra nhận sai lầm về mình...

Câu hỏi sau đây có thể là một trong những câu hỏi định nghĩa về sự nghiệp một người
làm quản lý: Khi nào bạn đứng ra chịu trách nhiệm và nhận những lời chỉ trích do một
thương vụ hay một chiến thuật sai lầm? Còn khi nào thì bạn sẽ né tránh để những mũi tên
chỉ trích đó hướng vào người khác?

Người lãnh đạo nên là đầu tàu gương mẫu của tổ chức,
kể cả trong việc thừa nhận lỗi lầm
Ảnh: green.uwex.edu

Có vẻ như Zoe Cruz[1], đồng Chủ tịch tập đoàn Morgan Stanley[2] đã có câu trả lời sai
cho vấn đề này.
Theo tờ Wall Street Journal[3]
, vị đồng Chủ tịch (đã bị cách chức) này của tập đoàn
Morgan có vẻ như đã tránh được tai họa từ những thua lỗ của Morgan trong cuộc khủng
hoảng tín dụng.
Nhưng trong cuộc họp phân tích rút kinh nghiệm, bà đã phạm một lỗi nghiêm trọng. Wall
Street Journal cho rằng, khi lẽ ra nên đứng ra nhận mọi lời chỉ trích bởi những quyết định
của mình thì Zoe Cruz lại hướng sự chỉ trích vào những người đồng nghiệp và những
người dưới quyền bà về mức thua lỗ hàng tỷ USD.
Rút cục, đó không phải là kiểu giám đốc mà Tổng Giám đốc Điều hành John Mack tìm
kiếm. Tất nhiên, còn có những yếu tố khác góp phần vào nguyên nhân khiến bà bị cách
chức, nhưng có vẻ như sai lầm nghiêm trọng nhất của Cruz chính là đã hành động không
ra dáng một nhà lãnh đạo thực thụ, cũng như không dám chịu trách nhiệm.
Người ta cho rằng, một nhà quản lý biết
quyết định đúng đắn là người luôn đứng
ra chịu trách nhiệm cho cả nhóm. Đó là


điều mà Jim Collins[4] trong một bài viết
ở tờ Kinh doanh Harvard đã gọi là
"Cương vị Lãnh đạo cấp 5".
Một nhà Lãnh đạo cấp 5, theo Collins,
luôn luôn quy tụ được những người xung
quanh, các nhân tố bên ngoài cùng với sự
may mắn để tạo nên thành công cho công
ty họ. Nhưng khi kết quả kém cỏi, họ tự
nhận trách nhiệm về mình.
Và chúng ta biết rằng, việc làm quanh co
hay chệch hướng những lời chỉ trích có
sức cám dỗ rất lớn đối với các nhà quản
lý. Rất nhiều nhà Quản lý đã tạo được thành công trong sự nghiệp bằng những chiến
thuật lẩn tránh.
Sai lầm nào cũng có thể sửa chữa,
quan trọng là phải biết nhận lỗi
Ảnh: www.intelligent.net




Sau khi bài báo "Người lãnh đạo có cần phải biết nhận lỗi" đăng trên chuyên mục
Khởi xướng thảo luận HBO, đã có rất nhiều độc giả phản hồi ý kiến hết sức sâu sắc
về vấn đề này. Chuyên mục HarvardS của chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến
phản hồi này để bạn đọc tiện tham khảo.

>> Người lãnh đạo có cần phải biết nhận lỗi? (Phần 1)

1. Đối với nhà lãnh đạo, dù ở bất cứ cấp độ nào
thì tình huống như của Zoe Cruz chính là một

phép thử Acid đối với họ. Phép thử acid diễn ra
như thế này: Khi tổ chức của bạn rơi vào một
tình thế tồi tệ và người ta chờ đợi phản ứng của
bạn, liệu bạn sẽ đứng lên trước mọi người để
chịu trách nhiệm về những quyết định của tổ
chức hay bạn đứng đằng sau họ, cố gắng lẩn
tránh và đổ lỗi cho những người khác?
Dĩ nhiên rất dễ để xác định được câu trả lời: Một
người lãnh đạo thực thụ sẽ đứng ra và nhận mọi
trách nhiệm về mọi hành động của tổ chức mình.
Nếu không, làm sao bạn có thể xây dựng lòng tin
và sự tôn trọng trong những người xung quanh?
Và nữa, bạn có thể phát triển khả năng chấp nhận
mạo hiểm cho công ty của mình hay không? Câu
trả lời là không. Nhà lãnh đạo thực thụ là người
luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành động của tổ chức mình.
Một người lãnh đạo thực thụ sẽ đứng ra
và nhận mọi trách nhiệm về mọi
hành động của tổ chức mình
Ảnh: www.theodora.com

- Larry Wainscott -
2. Đúng, những người lãnh đạo phải đứng lên và nhận trách nhiệm. Như ý kiến bình luận
trên đây của Larry: "Làm thế nào để bạn có thể xây dựng lòng tin và tôn trọng trong
những người xung quanh?". Lòng tin và sự tôn trọng của người xung quanh lại là những
nhân tố thành công quan trọng đối với bất cứ tổ chức nào.
Mặc dù vậy, vấn đề ở đây có hai mặt: Tôi đồng ý rằng những người lãnh đạo nên đứng ra
chịu trách nhiệm, nhưng tổ chức có nên lúc nào cũng đưa họ ra nhận trách nhiệm về mọi
việc, thậm chí buộc họ (hoặc có thể tự họ) phải rời đi chỉ để "chứng tỏ rằng mình có trách
nhiệm"? Hay công ty chỉ nên đề cao tình thần trách nhiệm của người lãnh đạo, từ đó

khuyến khích những hành động như vậy trong tổ chức nhằm chuẩn bị cho những tình
huống như vậy trong tương lai?
Tôi tin rằng đây là chìa khoá để tạo nên những thành tích xuất sắc vượt trội.
- Jorg Meyer -


3. Giống như những người khác, tôi đồng ý rằng nhà lãnh đạo cần "chịu trách nhiệm"
trong mọi vấn đề của tổ chức. Có hai khái niệm ở đây. Đầu tiên, người lãnh đạo cao nhất
cần nhận trách nhiệm "chỉ đạo", giống như khái niệm về một thuyền trưởng, hay một viên
tướng. Thứ hai, người lãnh đạo cao nhất nên đánh giá theo định kỳ về quá trình hoạt
động, các quyết định, hành vi, và từ đó, sẽ có thể ngăn chặn một quyết định hay hoạt
động kém cỏi nào đó có thể xảy ra.
Mặc dù vậy, khi điều đó xảy ra, hành động "đổ lỗi" cho ai đó khiến tôi cảm thấy rất tức
giận. Khi chúng ta đổ lỗi, chúng ta dập tắt cơ hội hiểu được nguyên nhân sâu xa của một
quyết định kém cỏi. Điều này thường xảy ra khi một nhà lãnh đạo từ chức hoặc bị sa thải.
Những vấn đề cơ bản không bao giờ được giải quyết hoặc xem xét (chẳng hạn như hoạt
động quản lý và giao tiếp kém cỏi ở nhưng cấp thấp hơn, dữ liệu hay thông báo quản lý
không chính xác, việc lên kế hoạch hoặc dự án tồi, chính sách kém, quá trình thực hiện
kém và còn hàng trăm thứ khác nữa). Một cách xử lý tốt hơn là học tập điều gì đó quan
trọng từ mỗi thất bại trong việc lãnh đạo hoặc quản lý.
- Dave Crowell -
4. Chủ đề này khá thú vị - Chúng ta nên
đối mặt hay lẩn trốn?
Theo tôi, người lãnh đạo thực thụ là
người có tính cách mạnh mẽ. Như thế,
chúng ta cần thần kinh thép để trở thành
một nhà lãnh đạo thực thụ, tức là phải
luôn sẵn sàng hy sinh những thứ hay
những mối quan hệ tốt nhất mà chúng ta
có.

Nếu trong một tình thế khó khăn mà
người có trách nhiệm bị yêu cầu rời khỏi
tổ chức thì quyết định của họ sau khi
xem xét tất cả các yếu tố gia đình, tiếng
tăm, sự kính trọng, tiền bạc… sẽ được xem như là kết quả của sự lãnh đạo đáng tin cậy.
Người lãnh đạo biết nhận trách nhiệm
chính là chìa khoá để tạo nên
những thành tích xuất sắc vượt trội
Ảnh: www.saa.org.sg

Quyết định rời bỏ tổ chức một cách táo bạo mặc dù sẽ khiến nhà lãnh đạo nhận được sự
tôn trọng của phần lớn ban quản lý, nhưng mặt trái của nó là sẽ làm cho những thế lực (là
thủ phạm thực sự của những thất bại nói trên) trở nên mạnh hơn, và chắc rằng, nếu có thể
ẩn đi một thời gian, họ có thể trút bỏ được trách nhiệm và bắt đầu leo nhanh lên chiếc
thang danh vọng.
Từ đó có thể thấy, đôi khi việc vạch trần những nhân vật nói trên trước công luận trở nên
thực sự quan trọng và có tác dụng như một ví dụ làm gương và cảnh báo cho những
người khác.
Cuối cùng, tôi cho rằng đây chính là một câu hỏi tình thế, vì tất cả chúng ta đều là con
người và chúng ta đều nhìn ra tình thế giống nhau từ những bối cảnh khác nhau - "Đứng
lên chịu trách nhiệm với chính mình và làm điều tốt cho công ty HOẶC trốn đi và đổ lỗi
cho những người khác - tức là làm điều xấu cho công ty" HOẶC có thể có lựa chọn thứ
ba: Nhận trách nhiệm và theo đó, kéo theo những đồng phạm. Đây cũng là một cách đem
đến điều tốt cho công ty.

×