5 cách chế ngự bệnh tiểu đường hiệu quả
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chế độ ăn uống khoa học là
vấn đề then chốt khống chế bệnh tiểu đường. Nếu mắc phải căn bệnh này bạn
hãy học cách "chung sống" với nó bằng cách rất đơn giản.
1. Giảm cân
Việc giảm cân đem lại tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Một
cuộc nghiên cứu đã được áp dụng đối với các em ở độ tuổi teen thuộc dạng béo
phì. Sau một thời gian chăm chỉ luyện tập thể dục đều đặn để giảm cân kết quả cho
thấy cùng với việc giảm cân thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của các teen này
cũng giảm xuống 58%.
Vì thế, nếu không muốn là "đối tượng tấn công" của bệnh tiểu đường hay
những căn bệnh nguy hiểm khác như tim mạch, huyết áp cao, hãy lưu ý đến trọng
lượng cơ thể.
2. Ăn ít chất béo...
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chế độ ăn uống khoa học là vấn đề
then chốt khống chế bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn lành mạnh, bao gồm các loại
thực phẩm ít chất béo và calo, ăn nhiều rau xanh, trái cây, nếu ăn thịt chỉ nên ăn
thịt nạc.
3. Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bởi nó
có thể hạ thấp tỉ lệ đường trong máu. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng trong việc
phòng chống bệnh tim mạch.
4. Bổ sung thêm ngũ cốc
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn ngũ cốc như là một thành
phần chủ đạo trong bữa ăn.
Bên cạnh đó, bạn có thể ăn bổ sung bánh mỳ hay các loại bánh được chế
biến từ bột mỳ cũng đem lại tác dụng như ý.
5. Luyện tập thể dục, thể thao
Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể khoẻ mạnh mà còn hạn
chế nguy cơ béo phì. Thêm vào đó, việc luyện tập còn đem lại hiệu quả trong việc
hạ thấp lượng đường và insulin trong máu.
Mỗi ngày bạn nên luyện tập khoảng 30 phút. Hãy lựa chọn hình thức luyện
tập phù hợp với sức khoẻ như đi bộ, đạp xe, bơi lội hay ngay cả khi thay việc đi
thang máy bằng việc leo cầu thang bộ cũng đem lại hữu ích.
Chế độ ăn uống bệnh nhân tiểu đường
Thực phẩm
Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần. Chế biến thức ăn dạng luộc, nấu là
chính, không rán, rang với mỡ. Hạn chế chất béo, nhất là mỡ động vật. Ăn lượng
thịt nạc tối đa cho phép (10%).
Tuân thủ chế độ ăn giảm chất đường. Thức ăn có chất đường (glucide) sẽ
làm đường máu tăng nhiều sau khi ăn và các phủ tạng sẽ bị hư hại nếu lượng
đường trong máu cao thường xuyên và dao động.
Giảm chất béo: Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, bơ, mỡ, kem, xúc xích…
vì chất béo dễ gây xơ vữa động mạch ở người đái tháo đường.
Không để dư thừa năng lượng nhưng vẫn phải đủ calo cho hoạt động sống
bình thường,
Tuy có hạn chế một số thực phẩm nhưng vẫn phải đủ các vi chất, các
vitamin và bảo đảm sự cân đối giữa chất đạm, đường, mỡ.
Phân bổ bữa ăn trong ngày
Tuân thủ đúng giờ các bữa ăn, không được bỏ bữa ăn ngay cả khi không
muốn ăn. Nhớ ăn bữa ăn phụ trước khi đi ngủ. Ăn đủ để có trọng lượng vừa phải.
Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn nhiều và luôn tự nhắc rằng mình đang thưởng
thức món ăn.
Khi phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, phải giảm dần thức ăn theo thời
gian. Khi đã đạt được yêu cầu, nên duy trì một cách kiên nhẫn, không bao giờ ăn
tăng lên.
Nên chia ra các bữa ăn chính và phụ vào những thời gian nhất định để đảm
bảo chắc chắn là luôn có đầy đủ chất đường trong máu phù hợp với lượng thuốc,
để duy trì lượng đường máu ổn định, không để thừa đường gây nhiễm độc đường
hay gây hạ đường máu do chế độ ăn khắc khổ…
Mỗi ngày, nên ăn 5-6 bữa theo công thức: Bữa sáng 1, bữa giữa sáng 1, bữa
trưa 3, bữa giữa chiều 1, bữa tối 3, trước khi ngủ 1.
Nếu do nghề nghiệp phải làm ca, lái xe hoặc đang tiêm insulin, nên trao đổi
kỹ giờ các bữa ăn với bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.