Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

BAI TAP SU ROI TU DO VA CHUYEN DONG TRON DEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.86 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI TẬP VỀ CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO Bài 1: Một vật được thả từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2. a) Tính thời gian rơi của vật b) Vận tốc của vật khi gần chạm đất là bao nhiêu. ĐS: a) t = 1 s ; b) v = 9,8 m/s Bài 2: Thả một vật từ độ cao 20 m xuống đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s 2. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi gần chạm đất. ĐS: a )t = 2 s ; b) v = 20 m/s Bài 3: Thả một vật từ độ cao h xuống đất, biết thời gian rơi của vật là 8 giây. Lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2 a) Tính độ cao từ điểm bắt đầu thả vật b) Tính vận tốc của vật khi gần chạm đất ĐS: a) s = h = 320 m ; b) v = 80 m/s Bài 4: một vật từ độ cao h xuống đất, biết thời gian rơi của vật là 8 giây. Lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2 a) Tính quãng đường mà vật đi được trong giây thứ 5. b) Trong khoảng thời gian đó vận tốc của vật đã tăng lên bao nhiêu ĐS: a) ∆s = 45 m b) ∆v = 10 m/s Bài 5: Một vật rơi tự do từ độ cao 44,1m xuống đất, lấy gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2 a) Tính quãng đường mà vật đi được trong giây thứ 3 b) Tính thời gian vật chạm đất c) Vận tốc của vật khi chạm đất ĐS: a) ∆s = 24,5 m; b) t = 3 s; c) v = 29,4 m/s Bài 6: Một vật rơi tự do từ độ cao 31,25 m xuống. Lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2 . a) Tính thời gian rơi của vật. b) Trong giây cuối cùng vật rơi được quãng đường là bao nhiêu ĐS: a) t = 2,5 s; b) ∆s = 20 m Bài 7: Tính khoảng thời gian rơi tự do của một viên đá. Biết trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi được đoạn đường dài 24,5 m. Lấy gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2 . ĐS: t = 3 s Bài 8: Thả một hòn sỏi từ độ cao h xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi đi được quãng đường là 15m. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2 . a) Tính thời gian vật rơi tự do b) Tính độ cao h ĐS: a) t = 2 s ; b) h =20 m Bài 9: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Cho biết trong 2 giây cuối cùng trước khi chạm đất vật đi được quãng đường bằng một phần tư độ cao h. Lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2 . a) Tính thời gian rơi của vật b) Tính độ cao h mà vật rơi c) Tính vận tốc của vật khi chạm đất ĐS: a) t =14,93 s ; b) h = 1114,5 m ; c) v = 149.3 m/s Bài 10: Trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi tự do đi được quãng đường gấp 9 lần quãng đường đi được trong giây đầu tiên. Lấy gia tốc rơi tự do là 10 m/s2 a) Tính thời gian rơi của vật b) Tính độ cao mà vật được thả ĐS: a) t = 5s ; b) s = 125 m Bài 11: Hai viên bi A và B được thả từ cùng 1 độ cao. Viên bi A rơi trước viên bi B 1 giây. Tính khoảng cách giữa hai viên bi sau thời gian 2 giây kể từ lúc bi A bắt đầu rơi. Lấy gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2 ĐS: ∆s = 14,7 m Bài 12: Hai viên bi được thả từ cùng một độ cao, nhưng cách nhau 0,5 giây. Tính khoảng cách của chúng khi rơi được 1,5 giây và 2 giây. Lấy gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2 ĐS: khi t = 1.5 s thì ∆s = 8,575 m ; khi t = 2 s thì ∆s = 11,025 m Bài 13: Hai vật rơi tự do từ cùng một độ cao nhưng cách nhau 1 giây. Sau bao lâu từ thời điểm vật thứ nhất bắt đầu rơi, hai vật cách nhau 22 m. Lấy gia tốc rơi tự do là 9.8 m/s2 ĐS: t = 1,75 s.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BÀI TẬP VỀ CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU Bài 1: Một người ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay với tần số 5 vòng/phút. Khoảng cách từ chỗ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3m. a) Tốc độ góc của người đó là bao nhiêu. b) Gia tốc hướng tâm của người đó. ĐS: a) ⍵ = 0,523 rad/s ; b) a ht = 0,82 m/s 2 Bài 2: Một quạt máy quay với tần số 400 vòng/phút. Cánh quạt dài 0,8 m. Tính tốc độ dài và tốc độ góc của một điểm ở đầu cánh quạt.. ĐS: ⍵ = 41,87 rad/s ; v = 33,5 m/s Bài 3: Một quạt máy quay với tần số 400 vòng/phút. Cánh quạt dài 0,8 m. a) Tính chu kỳ của điểm ở đầu cánh quạt . b) Tính gia tốc hướng tâm của điểm đó.. ĐS: T = 0,15 s; a ht = 1402,48 m/s 2 Bài 4: Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính R = 15 m. Biết chất điểm đó quay một vòng hết 6,25 giây. Tính tần số và gia tốc của chuyển động ĐS: f = 0,16 Hz; a ht = 15 m/s 2 Bài 5: Vành ngoài của một chiếc xe ô tô có bán kính 32,5 cm. Tính tốc độ góc và gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành ngoài của bánh xe khi ô tô đang chạy với vận tốc 36 km/h. ĐS: ⍵ = 30.8 rad/s ; a ht = 307.7 m/s 2 Bài 6⋆: Xe đạp đang chuyển động đều. Biết gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành ngoài của xe là 288 m/s2, bán kính của xe là 50 cm. Tính vận tốc dài và gia tốc hướng tâm của điểm nằm cách trục xe 30 cm. ĐS: v’ = 7,2 m/s ; a’ h t = 172,8 m/s 2 . Bài 7: Một đĩa tròn đều quay quanh trục đi qua tâm đĩa. So sánh tốc độ góc, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của một điểm A nằm ở mép đĩa với điểm B nằm ở giữa bán kính r của đĩa. vA aA ĐS: ⍵ A = ⍵ B = const; =2 ; =2 vB aB Bài 8⋆: Một điểm A nằm trên vành tròn chuyển động với vận tốc 50 cm/s, điểm B nằm cùng trên bán kính với điểm A chuyển động với vận tốc 10 cm/s. Biết AB = 20 cm. a) Xác định vận tốc góc và bán kính đường tròn b) Tính gia tốc hướng tâm của hai điểm A , B. ĐS: a) : ⍵ = 2 rad/s. R A = 0,25 m. b) a A = 1 m/s 2 ; a B = 0,2 m/s 2 Bài 9: Bánh xe đạp có đường kính 66 cm. Xe đạp chuyển động thẳng đều với vận tốc 12 km/h . a) Tính tốc độ dài và tốc độ góc của 1 điểm trên vành ngoài của xe b) Tính chu kỳ và tần số của chuyển động của điểm đó c) Tính gia tốc hướng tâm của chuyển động ĐS: a) v = 3,33 m/s ; ⍵ = 10,1 rad/s; b) T = 0,62 s ; f = 1,6 Hz ; c) a h t = 33,66 m/s 2 Bài 10: Một đồng hồ treo tường có kim phút dài 10 cm và kim giờ dài 8cm. Cho rằng các kim quay đều. a) Tính tốc độ dài và tốc độ góc của điểm đầu kim phút b) Tính tốc độ dài và tốc độ góc của điểm đầu kim giờ. ĐS: a) kim phút: v p = 0,174.10 -3 m/s; ⍵ p = 0,00174 rad/s ; b) kim gi ờ: v g = 0,0116.10 -3 m/s; ⍵ g = 0,000145 rad/s Bài 11⋆: Trên mặt một chiếc đồng hồ treo tường có kim giờ dài 15 cm, kim phút dài 20 cm. Hãy tính a) Vận tốc góc của hai kim b) Vận tốc dài của điểm đầu mỗi kim c) Lúc 12h hai kim trùng nhau, hỏi sau bao lâu hai kim trên lại trùng nhau. ĐS: a) ⍵ 1 = 1,74.10 -3 rad/s; ⍵ 2 = 1,45.10 - 4 rad/s ; b) v 1 = 0,348 mm/s; v 2 = 0,0217 mm/s; c) t = 3927 s Bài 12: Biết Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng mất 27,3 ngày. a) Tính tốc độ góc của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. b) So sánh với vận tốc góc của Trái Đất quay quanh trục của nó.. ĐS: ⍵ T = 2,66.10 - 6 rad/s ; ⍵ Đ = 7,27.10 - 5 rad/s ;. ⍵T ⍵Đ. = 0,0366.. Bài 13: Một chiếc tàu thủy neo tại một điểm trên đường xích đạo. Bán kính Trái Đất là 6400 km. a) Tính tốc độ góc của tàu đối với trục quay Trái Đất. b) Tính tốc độ dài của tàu.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐS: ⍵ = 0,73.10 -4 rad/s. v = 465 m/s Bài 14: Vệ tinh nhân tạo của Trái Đất ở độ cao 300 km bay với vận tốc 79,2 km/h. Coi chuyển động là tròn đều. Bán kính Trái Đất là 6400 km. a) Tính vận tốc góc của vệ tinh quay quanh Trái Đất. b) Tính chu kỳ và tần số của nó.. ĐS: ⍵ = 3,28.10 -6 rad/s. T = 1,91.10 6 s; f = 0,523.10 - 6 Hz. Bài 15: Một vệ tinh nhân tạo ở độ cao 250 km bay quanh Trái Đất theo một quỹ đạo tròn. Chu kỳ của vệ tinh là 120 phút. Bán kính Trái Đất là 6400 km a) Tính vận tốc góc của vệ tinh b) Tính gia tốc hướng tâm của vệ tinh... ĐS: ⍵ = 8,73.10 -4 rad/s.. a h t = 5,06 m/s 2.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×