Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De cuong on tap cuoi hoc ki I truong THPT Mac Dinh Chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.51 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề cương ôn tập cuối học kì I trường THPT Mạc Đĩnh Chi Năm học 2015-2016 Môn: Lịch Sử Câu 1: Chuyển biến kinh tế, xã hội, Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp?. * kinh tế : - Nông nghiệp : xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn). - Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp : công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống. - Giao thông vận tải : hình thành các tuyến đường sắt, đường bố, cầu cảng lớn. - Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến. * xã hội : Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới - Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa: một bộ phận không nhỏ tiểu, trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai - Giai cấp nông dân: bị đế quốc và phong kiến tước đoạt rưộng đất, bị bần cùng hoá, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, đây là lực lượng cách mạng đông đảo và hăng hái nhất . - Giai cấp tư sản: số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành hai bộ phận : tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ - Giai cấp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống thực dân Pháp và tay sai. - Giai cấp công nhân: giai cấp công nhân ngày càng phát triển ( trước chiến tranh 10 vạn sau chiến tranh tăng lên 22 vạn), bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu CMVS nên đã nhanh chóng vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. => Cuộc KTTĐ lần thứ 2 của Pháp đã tác động lớn tới kinh tế và xã hội VN. Làm cho mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. Câu 2: Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1945? Những hoạt động nào có ý nghĩa quan trọng đối với Cách mạng Việt Nam?. a. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn theo khuynh hướng vô sản, phù hợp xu thế lịch sử -5.6.1911 ra đi tìm con đường cứu nước với hướng đi và cách đi khác biệt với các nhà cách mạng đi trước…7.1920 đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, tìm ra con đường cứu nước: con đường cách mạng vô sản, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam… -12.1920 dự Đại hội Tua (XVIII) của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp…trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là chiến sĩ cộng sản quốc tế, đưa cách mạng Việt Nam phát triển phù hợp với xu thế lịch sử… b. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) mở ra bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam -1921-1929 tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin về nước, xây dựng quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới, thúc đẩy phong trào công nhân và phân hóa phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản dẫn đến sự ra đời 3 tổ chức cộng sản đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tạo điều kiện trực tiếp cho việc thành lập chính đảng vô sản duy nhất ở Việt Nam -6.1.1930 Nguyễn Ái Quốc với tư cách phái viên Quốc tế Cộng sản, chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra bước ngoặt to lớn và là sự chuẩn bị quyết định đầu tiên đối với mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này c. Soạn thảo và đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa -8.1945 Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, mở ra “thời cơ ngàn năm có một” cho nhân dân ta giành độc lập…Đảng và Việt Minh kịp thời phát động và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh được giao soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập… -2.9.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc… Câu 3: Hội nghị thành lập Đảng năm 1930.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a, Hoàn cảnh Cuối năm 1929, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, trong đó giai cấp công nhân trở thành lực lượng tiên phong. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt nam vào năm 1929, hoạt động một cách riêng rẽ và tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau làm cho cách mạng trong nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn.Yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất. Được tin Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên bị phân liệt thành 2 nhóm, mỗi nhóm tổ chức thành một Đảng cộng sản, Nguyễn Ái Quốc với cương vị là phái viên Quốc tế CỘng sản đã chủ động triệu tập các đại biểu của Đông Dương CS Đảng và An Nam CS Đảng tới Cửu Long (Hương Cảng - Trung QUốc) để bàn về việc hợp nhất. Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 b, Nội dung của Hội nghị - Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ - Hội nghị thảo luận và nhất trí việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng CSVN, thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do NAQ soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CSVN - Ban Chấp hành trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 ủy viên - Ngày 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, tổ chức này gia nhập Đảng CSVN Sau này, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng c, Ý nghĩa: Hội nhị đã hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng CSVN. Hội nghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng Câu 4: Nội dung của cương lĩnh và luận cương *Nội dung của cương lĩnh - Phương hướng chiến lược của Cách mạng Việt Nam là: tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa Cách mạng. để đi tới xã hội cộng sản - Nhiệm vụ của Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa Cách mạng: + Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông + Về kinh tế: Thủ tiêu hết quốc trái; tịch thu sản nghiệp lớn của đế quốc Pháp để giao cho chính phủ công nông binh, tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế; mở mang công nông nghiệp ; thi hành luật ngày làm 8 giờ + Về văn hóa xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền,… phổ thông giáo dục theo công nông hóa - Về lực lượng Cách mạng: công nhân và nông dân là lực lượng cơ bản, là gốc; mở rộng các lực lượng khác: tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ. Bộ phận nào phản Cách mạng thì phải đánh đổ - Về lãnh đạo Cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản - Xác định mối quan hệ giữa Cách mạng Việt Nam với phong trào Cách mạng thế giới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của Cách mạng thế giới, phải thực hành lien lạc với các dân tốc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp * Nội dung của luận cương Phương hướng chiến lược của CMVN: “Tiến hành tư sản dân quyền CM, sau khi thắng lợi tiến tới phát triển bỏ qua thời kì tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN” Nhiệm vụ của CM tư sản dân quyền: Đánh đổ các di tích phong liến, đánh đổ mọi cách bóc lột, đánh đổ thực dân Pháp làm Đông Dương hoàn toàn toàn độc lập “trong đó vấn đề thổ địa là cái cốt lõi của CMTSDQ” Lực lượng CM: giai cấp CN & giai cấp nông dân là động lực chính của CM, còn các tầng lớp bóc lột theo đế quốc tiểu tư sản thì do dự, tri thức phải hăng hái tham gia chống đế quốc lúc đầu chỉ những trí thức thất nghiệp và những phần tử lao khổ đô thị mới theo CM Phương pháp CM: Đảng phải chuẩn bị cho quần chúng về “con đường võ trang bạo động” và “phải tuân theo khuôn phép nhà binh” đánh đổ chính phủ địch nhân, giành chính quyền Về quan hệ quốc tế: CMVN là 1 bộ phận của CMTG phải đoàn kết với vô sản TG trước hết là vô sản Pháp và phong trào CM thuộc địa để tăng cường lực lượng của mình Về Đảng: Phải có 1 Đảng với đường lối chính trị đúng, kỉ luật tập trung liên hệ mật thiết với quần chúng lấy chủ nghĩa Mác – Lenin làm gốc thì lãnh đạo mới đạt mục đích cuối cùng là CN cộng sản.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 5: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11/1939 và 5/1941* Chủ trương của Đảng được đề ra tại các Hội nghị ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939:. - Xác định nhiệm vụ, mục tiêu, trước mắt của cách mạng Đông Dương là: đánh đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn độc lập. - Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ tay sai,… - Chuyển từ đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp. - Thành lập .Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương→ Nghị quyết trên đánh dấu sự mở đầu cho việc thay đổi chủ trương đấu tranh của Đảng.* Chủ trương của Đảng được đề ra tại các Hội nghị ban Chấp hành Trung ương lần 8 (tháng 5/1941): - Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc . - Tạm gác khẩu hiệu: cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu “giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công,…” - Quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. - Xác định hình thức khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa. - Coi chuẩn bị lực lượng là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân. - Ý nghĩa: + Hội nghị lần 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh được đề ra từ Hội nghị Trung ương lần 6 tháng 11/1939 .+ Ngày 19/5/1941 Việt Nam độc lập đồng minh ( Việt Minh) ra đời..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×