Xử lý khủng hoảng trong tài chính-
chứng khoán
Bây giờ khi rắc rối xảy ra vào đã được giải quyết êm thấm,
các nhà quản lý Ngân hàng Á Châu (ABC) thừa nhận rằng sự
việc có thể sẽ không phức tạp như vậy nếu họ quyết liệt xử
lý tin đồn sớm hơn. Thế nhưng đối với người trong cuộc,
điều đó cũng không dễ dàng chút nào. Làm sao tiên lượng
đúng được một tin đồn nào đó sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến
hoạt động kinh doanh nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời?
Tổng giám đốc một chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam có trên 40 năm thâm niên trong nghề cho biết ông được dạy
rằng khi có tin đồn liên quan đến ngân hàng, cần phải gấp rút lập
nhóm đối phó với khủng hoảng. Nhóm này sẽ do một trong
những người đứng đầu ngân hàng phụ trách.
Công việc đầu tiên của họ là liên lạc với ngân hàng trung ương,
với công an, các ngân hàng khác và nhân viên để thông báo tin
đồn này. Tiếp theo là xác định tin đồn đang lan truyền có phải là
trò đùa, không có khả năng gây ảnh hưởng xấu hay là tin tức có
thể phương hại đến hoạt động của ngân hàng. Sau khi đã lượng
định được mức độ tin đồn, nhóm quản lý khủng hoảng sẽ đưa ra
các biện pháp xử lý.
Vị giám đốc này cho biết các ngân hàng lớn thường huấn luyện
cho những người sắp được bổ nhiệm vào vai trò quản lý cấp cao
cách xử lý khủng hoảng. Chẳng hạn như trước khi ông giữ chức
vụ này, tổng hành dinh đã cho ông theo học một khoá huấn luyện
đặc biệt về quản lý khủng hoảng vài ba tuần lễ. Ở đó, ông học
cách làm thế nào để ứng phó trước các tình huống chiến tranh
xảy ra, đồng tiền bị phá giá, ngân hàng bị rút tiền…
Thế nhưng, theo ông, nguyên tắc số một để thành công trong đối
phó với khủng hoảng và ngăn mọi người rơi vào tình trạng hốt
hoảng là phải có những kịch bản dự phòng cho từng tình huống
xấu có thể xảy ra.
Luôn trong tư thế vượt thời gian
Lập sẵn những kế hoạch hành động cho từng sự kiện có khả
năng ảnh hưởng ngân hàng vẫn còn là điều xa lạ đối với những
ngân hàng Việt Nam. Trong một lần tập huấn dành cho cấp quản
lý của một số ngân hàng trong nước, một giảng viên nước ngoài
đặt câu hỏi như sau: “ Giá như có cướp đột nhập vào ngân hàng
thì bạn sẽ làm gì?”. Giảng viên này nhận được nhiều câu trả lời
khác nhau. Người nói phải tìm cách đánh lạc hướng tên cứơp để
gọi cho công an ngay lập tức,người khác lại bảo phải khống chế
tên cướp, đóng sập cửa lại…. Nhưng không có câu trả lời nào
làm vừa lòng giảng viên, manh động như thế là không nên. Các
câu trả lời cũng cho thấy các học viên làm viễc chưa nghĩ đến
việc phải đối phó với tình huống này. Vì điều đơn giản cần phải
làm là gắn các chuông báo động ở dưới chân các nhân viên.
Trong khi đó, nhiều ngân háng nước ngoài đòi hỏi các chi nhánh
tại Việt Nam của mình phải lập sẵn các kế hoạch xử lý khủng
hoảng đến từng chi tiết: ai là những người có trách nhiệm có lien
quan triển khai kế hoạch này, công việc cụ thể của từng người
đó, ai sẽ là người liên lạc trứơc tiên khi có sự cố xảy ra, ai là
người phát ngôn với báo chí, số điện thoại của phóng viên cần
liên hệ, thứ tự ưu tiên cung cấp thông tin….
Kế hoạch đó không phải chỉ để chơi:nhóm những người có liên
quan đến kế hoạch này sẽ được tập huấn vào những ngày nghĩ
cuối tuần trong năm.
Hiện nay ở TPHCM, một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn
thuê thêm các văn phòng nhỏ khác ở trong các cao ốc hay khách
sạn, ngoại trụ sở hoạt động chính. Văn phòng này được trang bị
hệ thống máy tínhnhưng không có nhân viên làm việc chỉ có nhân
viên bảo trì máy tính kiểm tra định kỳ. Một văn phòng như vậy
được đặt tại tòa nhà E-town với giá trả 1.000 đô-la Mỹ/tháng.
Ngân hàng chịu chi khoản tiền này dể có ngay chỗ làm việc trong
tình huống xấu nhất trụ sở họ đang thuê gặp hoả hoạn họ vẫn
đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đọan. Đối với
trường hợp này, ngân hàng trong nước có mạng lưới chi nhánh
nên không cần chỗ làm việc dự phòng. Đối với họ, việc cần làm là
thiết lập hệ thống kỹ thuật và các cơ sở dữ liệu dự phòng để nếu
hệ thống chính có gặp sự cố thì mọi hoạt động kinh doanh của
ngân hàng vẫn trôi chảy.