Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.84 KB, 1 trang )
Xử lý khủng hoảng vai trò cấp thiết của PR
Chỉ một chút sơ ý khi duyệt mẫu bao bì, mà sự việc đã xảy ra ngoài vòng kiểm soát”- một
nhân viên quan hệ báo chí của Unilever bộc bạch sau khi xảy ra vụ Knorr “tự nhiên hơn
bột ngọt”. Và hệ quả là, các siêu thị lúng túng khi xử lý số hàng trên kệ, còn người tiêu
dùng cũng ngần ngại khi chọn sản phẩm này. Hiện nay, vụ khủng hoảng Knorr dường như
đã khép lại, Unilever phải chỉnh sửa một số nội dung trên bao bì sản phẩm, nhưng theo
cách nhìn của một chuyên gia tiếp thị, “hậu khủng hoảng Knorr không chỉ là một đợt thay
áo mới, mà là sự sụp đổ của cả một chiến dịch”.
Theo bà Phạm Thị Phương Hải, Giám đốc Masso PR, đối với các công ty quan hệ cộng
đồng (PR), xử lý khủng hoảng là một phần nằm trong dịch vụ họ cung cấp cho khách
hàng. Một công ty PR khi phụ trách một thương hiệu cho khách hàng, sẽ kiêm luôn việc
phát hiện những nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn để tìm cách ngăn chặn từ đầu. Và cách xử
lý khôn ngoan nhất, là phải tiên liệu mọi bề, “đừng để khủng hoảng xảy ra” .
Tương tự, hiện Công ty Vitec Food cũng từng lao đao với vụ khủng hoảng nước tương Chin-su.
Ngoài sự vào cuộc chậm của các cơ quan chức năng, sự phản ứng thụ động, lúng túng của chính những
người trong cuộc, cũng là nguyên nhân gây nên những chuyện không đáng ầm ĩ. Một luật sư từng tham gia
xử lý khủng hoảng nhận xét, nhiều doanh nghiệp VN không lường trước được sự vận động của các mối quan
hệ, trong khi pháp luật về cạnh tranh tại VN vẫn còn bất cập, lỏng lẻo. Phần lớn các cuộc khủng hoảng gần
đây đều do các đối thủ đẩy tới dưới bàn tay đạo diễn của một công ty PR, nhưng dường như vẫn nằm ngoài
sự kiểm soát của pháp luật về cạnh tranh. Và cách xử lý khủng hoảng tốt nhất vẫn là... đi thẳng vào vấn đề,
để xử lý quyết liệt và trách nhiệm. Mọi sự che đậy, đối phó chỉ làm tổn thương và mất mát lòng tin của người
tiêu dùng. Nếu sai, thì thành khẩn nhìn nhận và khắc phục...
Trong một lần đến TPHCM để huấn luyện xử lý khủng hoảng cho một số tập đoàn đa quốc gia, bà Christine
Jones, Giám đốc điều hành khu vực châu Á- Thái Bình Dương của Công ty Burson-Marsteller (Mỹ), đưa ra
kinh nghiệm: Tốt nhất là hãy dự đoán những tình huống xấu nhất có thể xảy ra với doanh nghiệp trong tương
lai và chuẩn bị kế hoạch đối phó. Hãy thành lập một đội “cứu hộ”, đứng đầu là tổng giám đốc cùng những cán
bộ chủ chốt với bảng mô tả công việc rơ ràng cho từng vị trí khi khủng hoảng xảy ra. Đồng thời, theo dơi cẩn
thận những sự việc xảy ra với đối thủ, vì “khi một sản phẩm của họ bị người tiêu dùng tấn công, thì điều đó
cũng có thể xảy ra với chính mình”.
(theo NLD)