Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Những "người hùng" thầm lặng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.29 KB, 4 trang )

Những "người hùng" thầm lặng
Trong công ty của bạn, ai là người đưa ra những ý tưởng hay, góp phần mang lại
doanh thu cho công ty? Có thể làm gì để khuyến khích họ phát huy những ý tưởng có
giá trị đó?

Từ ý tưởng…
Những cải tiến về sản phẩm của công ty bạn
nhanh chóng bị mất giá trị cạnh tranh do bị nhiều
đối thủ bắt chước. Bạn sẽ làm gì để duy trì vị trí
dẫn đầu của công ty mình?
Hãy khuyến khích những người hùng thầm
lặng trong công ty của bạn để tạo ra những đổi
mới trong quản lý.

Những người hùng thầm lặng chính là những
người cung cấp ý tưởng.

Họ có mặt khắp nơi trong công ty của bạn, nuôi
dưỡng những quan niệm mới để tăng cường
hoạt động kinh doanh của công ty cho dù đó là
vấn đề về quản lý tri thức, cải tiến chất lượng,
thiết kế lại quy trình hay đổi mới công nghệ…
Ví dụ: Một nhân viên làm việc trong lĩnh vực sản
xuất có thể đưa ra ý tưởng độc đáo để điều chỉnh
hoạt động kinh doanh và một người làm việc
trong lĩnh vực marketing lại có thể tư vấn về cách tiếp cận mới đối với công tác quản lý
khách hàng.
Ai sẽ đưa ra những ý tưởng hay để giúp
công ty của bạn đi đến những thành công.
Ảnh: jupiterimages.com


Những người cung cấp ý tưởng không chỉ hình dung được thực tế mới mà họ còn biết sử
dụng các thủ thuật điều chỉnh quản lý thông minh để đưa những ý tưởng đó vào các hoạt
động của công ty.
Kết quả: Công ty của bạn tạo được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, công nhân
cố gắng để thành thạo công việc và hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển.
Nhưng làm thế nào để đảm bảo rằng những người cung cấp ý tưởng cống hiến hết mình
cho công ty của bạn — thay vì để họ đem những quan niệm quản lý mới đến cho các công
ty đối thủ đang cạnh tranh với bạn?

Hãy để họ thấy rằng bạn quan tâm
đến họ.

Cho phép họ tự do theo đuổi các ý
tưởng sáng tạo.

Chú ý khen thưởng và công khai
ủng hộ những ý tưởng của họ.
… Đến thực tế
Các chiến lược để bồi dưỡng những người
cung cấp ý tưởng
1. Nhận biết họ. Để nhận biết những người
cung cấp ý tưởng trong công ty của bạn, hãy
chú ý đến những hành vi khác biệt dưới đây:

Hướng tới các ý tưởng trong tài
liệu quản lý và trong các hội nghị kinh
doanh — thậm chí tìm kiếm các phương pháp giải quyết vấn đề mới bên ngoài hoạt
động kinh doanh.
Luôn quan tâm và khích lệ họ khi họ đưa ra những ý tưởng có
giá trị sống còn cho công ty.

Ảnh: ooga.org


Công bố ý tưởng bằng cách xây dựng chúng theo những chủ đề chính (Ví
dụ như sáng tạo, hiệu suất, hiệu quả…) được người ra quyết định đánh giá cao.

Bán ý tưởng cho cấp trên, cho người quản lý tổ chức, quản lý sắp xếp và
quản lý trung gian.

Thực hiện ý tưởng: Ví dụ như tham gia vào các thử nghiệm ban đầu ở quy
mô nhỏ.

Những người cung cấp ý tưởng cũng mang các đặc
điểm tính cách riêng: lạc quan, hầu hết đều say mê
tìm tòi ý tưởng và tự tin.

2. Tạo dựng vai trò cho họ. Hãy xem xét việc thành
lập các đơn vị chính thức chuyên tìm kiếm các ý
tưởng kinh doanh mới.

Tạo dựng vai trò cho những người cung cấp ý tưởng
để phát huy điểm mạnh của họ.
Bảo đảm cho họ có được vị trí tốt sau khi ý tưởng
được thực hiện hoặc được ứng dụng trong tổ chức
của bạn.

Nếu những người cung cấp ý tưởng không được
thăng tiến nhờ những ý tưởng hay của họ, thì những
người khác sẽ không thấy được giá trị của việc theo
đuổi ý tưởng.

3. Cho phép họ theo đuổi các ý tưởng. Không nên
bó buộc họ trong giới hạn của các giá trị chung đã
được quy định rõ ràng. Bạn sẽ giúp họ cảm thấy thoải
mái hơn để mạo hiểm trong những giới hạn cho phép.
Luôn sáng suốt khi đưa ra những ý tưởng mới.
Ảnh: sfasu.edu

4. Khen thưởng họ. Động lực chủ yếu của những người cung cấp ý tưởng là được khuyến
khích tìm tòi hiểu biết và được thấy những ý tưởng của mình thành hiện thực.

Hãy khen thưởng bằng cách lắng nghe họ, thể hiện sự ủng hộ đối với các ý tưởng của họ và
công nhận các thành tựu mà họ đạt được...
Ví dụ: Hàng năm, hãng Motorola công bố tên những người được nhận Giải thưởng Dan
Noble Fellow[1]
và thể hiện sự trân trọng đối với các chuyên gia công nghệ được đánh giá
cao bằng cách kết nạp họ vào Hội đồng Tư vấn Khoa học của hãng.

Hãy thể hiện sự ủng hộ của bạn đối với những ý tưởng hay
khi được đưa ra trước cuộc thảo luận
Ảnh: fasttrackcoaching.co.uk


5. Ủng hộ các ý tưởng của họ. Nhân tố lớn nhất quyết định xem ý tưởng có được công ty
coi trọng hay không là ở chỗ ý tưởng đó có được Tổng Giám đốc Điều hành ủng hộ không.
Hãy thể hiện sự ủng hộ của bạn đối với những ý tưởng hay thông qua bản ghi nhớ của toàn
công ty và tại các cuộc họp của nhóm quản lý - nơi mà những người tham dự thảo luận về
phương pháp ứng dụng ý tưởng.

6. Sáng tạo văn hoá thân thiện với ý tưởng. Để đảm bảo tạo điều kiện cho các ý tưởng
hay được phát triển, hãy trao đổi với các nhà quản lý không thích rủi ro trong công ty của

bạn về tầm quan trọng của việc nắm bắt các ý tưởng.

Khuyến khích những người quản lý phải biết nhẫn nại đối với những sai sót không thể tránh
khỏi đi kèm với việc tìm kiếm các ý tưởng mới.
- Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Thomas
H. Davenport[2], Laurence Prusak[3], và H. James Wilson[4] -

HBV-TVN
Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và
truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang
Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến.




[1]

Dan Noble Fellow, giải thưởng danh dự cao quý nhất cho những phát minh, cải tiến công nghệ của Motorola.

[2]

Thomas H.Davenport hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội Quản lý và CNTT ở trường ĐH Babson. Ông là Trưởng nhóm nghiên
cứu về Giáo dục Babson, một thành viên của Accenture, là tác giá, đồng tác giả, biên tập và hiệu đính cho 9 cuốn sách, bao gồm
cả cuốn: Trí tuệ Hiệu quả: Các tổ chức quản lý những gì họ biết như thế nào? (Working Knowledge: How Organizations
Manage What They Know (HBS Press, 1997).

[3]

Laurence Prusak, hay còn gọi Larry Prusak là nhà nghiên cứu, nhà cố vấn và là người đồng sáng lập tổ chức IKM (Học viện
Quản lý Khoa học). Ông còn đồng giữ chức Giám đốc Chương trình Khoa học Thực nghiệm của trường Đại học Babson.


[4]

H. James Wilson là nhà nghiên cứu và là cây bút của nhóm Nghiên cứu Thay đổi chiến lược thuộc Accenture. Ông là đồng tác
giả của một loạt sách chỉ dẫn do Harvard Business School xuất bản, Ví dụ: What"s the Big Idea? (TD: Thế nào là ý tưởng
lớn), Creating and Capitalizing on the Best Management Thinking (TD: Sáng tạo và chuyển đổi nhờ ý tưởng quản lý tốt nhất)


×