Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Những người ''''lột xác'''' sau khi bị đột quỵ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.39 KB, 3 trang )

Những người 'lột xác' sau khi bị đột quỵ
Sau khi thoát chết vì vỡ mạch máu não, ông Tommy 58 tuổi bỗng dưng biết làm thơ
và vẽ tranh, dù trước đó ông chẳng bao giờ quan tâm tới hội họa hay văn thơ.
Tommy McHugh, 58 tuổi và sống tại Liverpool (Anh), từng là công nhân xây dựng trước
khi bị vỡ mạch máu não vào năm 2001. Sau khi thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, Tommy đột
nhiên có khả năng vẽ mặc dù ông chưa bao giờ cầm cọ và quan tâm tới hội họa.
“Khi còn nhỏ, tôi chỉ thích đánh nhau và bỏ học từ năm 15 tuổi. Tôi chưa bao giờ quan
tâm tới nghệ thuật hay văn thơ, nhưng lần xuất huyết não ấy đã thay đổi tất cả. Giờ đây
tôi trở nên nghiện vẽ. Những ý tưởng mới xuất hiện liên tục trong tâm trí khiến tôi phải cố
gắng lắm mới ngủ được. Tôi thường vẽ tới 2 hoặc 3 giờ sáng, sau đó thức giấc vào 6 giờ
và tiếp tục cầm cọ. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng đời tôi lại rẽ sang một hướng như vậy”,
Tommy tâm sự.
Tommy McHugh trong phòng vẽ của ông. Ảnh:
dailymail.co.uk.
Sau khi trải qua một ca phẫu thuật, Tommy được cứu sống, nhưng ông cảm thấy như lạc
vào thế giới khác. Ông không nhớ được các anh em ruột, vợ và hai đứa con. Thậm chí khi
nhìn vào gương ông cũng không nhận ra khuôn mặt trong đó là ai.
Một tháng sau, Tommy cảm thấy có một động lực nào đó từ bên trong thôi thúc ông làm
thơ. Có ngày ông viết kín năm quyển vở học sinh. Hai tháng sau thì niềm đam mê hội họa
bùng cháy mãnh liệt. Sáu tháng sau, bà vợ xin li dị vì hoảng sợ trước sự thay đổi của
chồng, đặc biệt là các bức vẽ.
Richard Murray, 32 tuổi, một nhà quản lý tài chính ở thành phố Hereford (Anh), bị đột quỵ
cách đây ba năm. Cơn đột quỵ ấy biến anh trở thành một người nói giọng Pháp.
Tai họa xảy ra sau khi Richard cùng vợ trở về nhà từ kỳ nghỉ trăng mật. Đột nhiên anh cảm
thấy một cơn đau nhức óc và tê liệt nửa thân bên phải. Anh hoàn toàn tỉnh táo, nhưng bị
cấm khẩu. Tại bệnh viện, các bác sĩ tiến hành chụp cắt lớp não của Richard. Kết quả cho
thấy có một khối máu đông mắc kẹt ở bán cầu não trái, trong vùng điều khiển phát âm. Sau
khi dùng thuốc để làm phân tán khối máu đông, các bác sĩ cảnh báo rằng có thể Richard sẽ
mất khả năng nói. Quả thực, anh không thể nhớ cách phát âm các từ nữa. Mỗi khi muốn
truyền đạt một điều gì đó, Richard phải viết nó ra giấy.
Richard Murray cùng vợ và hai con. Ảnh:


dailymail.co.uk.
Tám ngày sau khi rời bệnh viện, Richard có thể cử động chân tay, nhưng vẫn không thể
mở miệng. Một người bạn vốn là chuyên gia về trị liệu phát âm đồng ý gặp anh mỗi tuần
một lần. Richard phải học nói từ con số không và vợ anh phải dạy anh nói hàng ngày.
Trong hai tuần đầu anh chỉ học được 4 từ cơ bản: hi (chào), bye (tạm biệt), yes (có) và no
(không).
Dần dần số lượng từ mà Richard có thể phát âm tăng dần lên, nhưng giọng của anh hệt như
người Italy rồi chuyển dần sang giọng Pháp. Khi anh gặp bạn bè, họ nghĩ anh đang nhại
giọng ai đó để đùa cợt. Giờ đây Richard có thể nói năng trôi chảy, nhưng chất giọng của
anh vẫn hệt như người Pháp. Các bác sĩ không dám chắc liệu chất giọng Anh của nhà quản
lý tài chính này có quay trở lại không. Tuy nhiên, Richard chẳng quan tâm tới điều đó, bởi
đối với anh việc phục hồi khả năng nói đã là phần thưởng vô giá.
Não là cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể người. Nó chứa khoảng 20 tỷ tế bào, chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động của cơ thể, từ giấc mơ cho tới xử lý mùi vị. Chất xám chiếm tỷ lệ
lớn trong não. Đó là những tế bào thần kinh hay neuron có nhiệm vụ xử lý thông tin.
Tuy nhiên, não cũng có chất trắng - những dây thần kinh có nhiệm vụ gửi các thông điệp
bằng hóa chất và truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh.
Trên thực tế, số lượng dây thần kinh trong não nhiều hơn số dây cáp trong tất cả hệ thống
viễn thông quốc tế trên toàn cầu. Đôi khi, hoạt động của những "dây cáp" của não có thể
trục trặc do tổn thương, bệnh tật hoặc khiếm khuyết gene.
Các nhà khoa học cho rằng một chấn thương ở não có thể gây nên tổn hại lâu dài đối với
các chức năng của nó, nhưng trong một vài trường hợp, điều đó không đúng.
Theo tiến sĩ Keith Muir, giáo sư bộ môn thần kinh tại Đại học Glasgow (Anh), khi một
vùng não bị tổn thương, các chức năng của vùng đó sẽ được "phân phối" sang các vùng
khác. Trong não có nhiều hệ thống và chúng phối hợp với nhau theo nhờ một cơ chế liên
kết nào đó. Khi não bị tổn thương, các hệ thống thay đổi cách thức liên kết để phục hồi các
chức năng thần kinh đã mất và trong nhiều trường hợp, sự thay đổi này tạo nên điều kỳ
diệu.
Theo Việt Linh - VnExpress (Daily Mail)

×