Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

NHUNG PHU NU HUYEN THOAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.22 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NHỮNG PHỤ NỮ HUYỀN THOẠI</b>


<b>Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau công nguyên) </b>


Cập nhật: 04/02/2006


<i>Trong lịch sử đánh giặc ngoại xâm, giữ gìn đất nước Việt Nam có nhiều cuộc khởi nghĩa, kháng </i>
<i>chiến anh dũng, tiêu biểu chống ngoại xâm, giữ gìn và thống nhất đất nước, trong đó nổi bật là </i>
<i>cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng.</i>


Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi (sinh vào ngày mồng một tháng tám năm Giáp Tuất,
năm 14 sau công nguyên), là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh (người đứng đầu bộ lạc huyện Mê Linh, thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc ngày nay) thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ là bà Man Thiện. Hai Bà mất mồ côi cha sớm nhưng được
mẹquan tâm nuôi nấng, dạy cho nghề trồng dâu, ni tằm, dạy con lịng u nước, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện võ
nghệ. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (tỉnh Hà Tây ngày nay). Lúc bấy giờ nhà
Đông Hán đang cai trị hà khắc nước Việt, viên Thái thú Tô Định là người vô cùng bạo ngược, tham lam. Hai bà cùng
Thi Sách chiêu mộ nghĩa quân, chuẩn bị khởi nghĩa, nhưng Thi Sách bị Tô Định giết chết. Hận giặc hãm hại nhân dân,
giết hại chồng mình, Trưng Trắc đã cùng em gái Trưng Nhị phát động cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát trên Sông Hồng
(thuộc địa phận huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây) với lời thề trước giờ xuất binh:


<i>Một xin rửa sạch nước thù </i>


<i>Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng </i>
<i>Ba kêu oan ức lịng chồng </i>


<i>Bốn xin vẻn vẹn sở cơng lênh này</i>


(Theo Thiên Nam ngữ lục)


Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh như vũ bão, đánh đuổi Tô
Định phải bỏ chạy về nước. Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất


thành một phong trào rộng lớn từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm cả người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu
Lạc cũ.


Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành, nghĩa là tồn bộ lãnh thổ nước Việt
hồi đó. Cuộc khởi nghĩa thành cơng, đất nước được hồn tồn độc lập. Hai bà lên làm vua, được suy tôn là Trưng
Vương, đóng đơ ở Mê Linh.


<i>"Đơ kỳ đóng cõi Mê Linh</i>
<i>Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta"</i>


(Theo Đại Nam quốc sử diễn ca)


Hiểu rõ sự thống khổ của nhân dân, nên khi lên ngôi vua, dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng Trưng nữ Vương đã có
những quyết sách quan trọng như: ra lệnh miễn thuế khoá cho dân hai năm.


Anh hùng dân tộc Trưng nữ Vương đã lập nên và giữ vững nền độc lập, quyền tự chủ dân tộc tronggần 3 năm. Hai Bà
Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ta; thể hiện truyền thống yêu nước
nồng nàn của phụ nữ Việt Nam “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” trong những năm 40 sau cơng ngun.


Vì vậy, hai sử gia tiền bối lỗi lạc là Lê Văn Hưu và Ngơ Sĩ Liên đã có lời ca ngợi Hai Bà Trưng trong sách <i>Đại Việt sử kí</i>
<i>tồn thư </i>(ngoại kỷ, quyển 3) như sau: “<i>Trưng Trắc và Trưng Nhị là đàn bà, vậy mà hô một tiếng, các quận Cửu Chân,</i>
<i>Nhật Nam và Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều nhất tề hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở</i>
<i>bàn tay, xem thế cũng đủ biết hình thế nước Việt ta có thể dựng nghiệp bá vương được…</i>”(Lời của Lê Văn Hưu, trang
3a). “<i>Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, liền vung tay hô một tiếng mà khiến cho quốc thống của nước nhà có</i>
<i>cơ hồ được khơi phục, khí khái anh hùng đâu phải chỉ khi sống thì dựng nước xưng vương, mà cịn cả ở khi chết cịn</i>
<i>có thể ngăn chặn tai họa. Phàm gặp những tai ương hạn lụt, cầu đảo khơng việc gì là không linh ứng. Cả đến Trưng</i>
<i>Nhị cũng vậy. Ấy là vì đàn bà mà có đức hạnh của kẻ sĩ, cho nên, khí hùng dũng ở trong khoảng trời đất chẳng vì thân</i>
<i>đã chết mà kém đi.…đại trượng phu…nên ni lấy khí phách cương trực và chính đại đó …</i>” (Lời của Ngơ Sĩ Liên,
trang 4a).



Nhân dân ta có rất nhiều người thuộc những vần thơ ca ngợi Hai Bà như sau:


<i>Bà Trưng quê ở Châu Phong</i>


<i>Giận loài tham bạo thù chồng chẳng quên</i>
<i>Chị, em nặng một lời nguyền</i>


<i>Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân</i>
<i>Ngàn Tây nổi áng phong trần</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta</i>
<i>....</i>


Sau khi Hai Bà Trưng mất,tưởng nhớ công ơn của các liệt nữ anh hùng, nhân dân nhiều địa phương đã lập đền, miếu
thờ phụng Hai Bà và các tướng lĩnh của Hai Bà.


Đặc biệt, nơi kinh đô thời Trưng Nữ Vương ởxã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dân, Đảng bộ và chính
quyền ln quan tâm việc giữ gìn, tơn tạo Đền thờ Hai Bà Trưng hàng năm và duy trì lễ hội dâng hương tưởng nhớ
công đức Hai Bà Trưng. Năm 1980, Đền thờ Hai Bà Trưng được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt quan
trọng. Để gìn giữ, tơn tạo, mở rộng Đền tương xứng với thân thế và sự nghiệp của Hai Bà Trưng, nhằm biểu lộ sự biết
ơn, trách nhiệm của thế hệ hôm nay với các bậc tiền nhân, và qua đó giáo dục truyền thống tự hào dân tộc cho các thế
hệ hiện tại và tương lai, được sự đồng ý của Trung ương Đảng và Chính phủ, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam đã kêu gọi lòng hảo tâm của phụ nữ cả nước tham gia đóng góp vào Quỹ tơn tạo Khu di tích lịch sử - cách mạng
Đền thờ Hai Bà Trưng, để nơi đây trở thành biểu tượng của lòng yêu nước nồng nàn, khí phách anh hùng, ý chí quật
cường, dũng cảm của phụ nữ và nhân dân Việt Nam. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam -Hà Thị
Khiết - đã được phụ nữ và nhân dân cả nước hưởng ứng, đóng góp hàng trăm triệu đồng và đang góp phần cùng địa
phương tôn tạo đền thờ Hai Bà Trưng.


Hàng năm, cứ đến dịp kỷ niệm ngày 6-2 âm lịch (ngày giỗ Hai Bà Trưng), đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cán bộ
cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ một số tỉnh, thành lại về Mê Linh, Vĩnh Phúc


dự Lễ hội Đền thờ Hai Bà để thành kính dâng hương tưởng nhớ Hai Bà Trưng. Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 1965 năm
cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tại Lễ hội dâng hương, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã biểu dương những
thành tích của nhân dân, cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc và nhấn mạnh: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mãi mãi là tài sản vô giá
về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của nhân dân Việt Nam. Tiếp nối truyền thống vẻ vang của Hai Bà
Trưng, trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cùng với nhân dân cả nước, phụ nữ Việt Nam
luôn tỏ rõ phẩm chất tốt đẹp: năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nước. Phó Chủ tịch nước kêu gọi nhân dân Việt Nam tiếp tục quyên góp để trùng tu, tôn tạo đền thờ Hai
Bà Trưng khang trang, to đẹp hơn, xứng với tầm vóc, chiến cơng hiển hách của Hai Bà.


Điều đặc biệt kỳ lạ, được ghi nhận trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là vai trò, vị thế, sức mạnh và
tài năng của người phụ nữ đã được khẳng định rõ. Ngay từ những năm 40 của thế kỷ đầu Công nguyên (39-40) cả dân
tộc ta đã theo lời kêu gọi của hai người phụ nữ trẻ tuổi (Trưng Trắc, Trưng Nhị) khởi nghĩa và đã tôn nhiều phụ nữ lên
nắm quyền lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang để tiến hành giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Có lẽ do khí thiêng
sông núi, do truyền thống bất khuất và tinh thần thượng võ của dân tộc ta mới hun đúc và sản sinh ra hai vị nữ anh
hùng kiệt xuất và hàng chục nữ tướng tài ba như :


1.<b>Thánh Thiên - nữ tướng anh hùng: </b>Khởi nghĩa Yên Dũng, Bắc Đái - Bắc Giang. Được Trưng Vương phong là
Thánh Thiên Công chúa. Hiện có đền thờ ở Ngọc Lâm, Yên Dũng, Bắc Ninh.


2.<b>Lê Chân - nữ tướng miền biển: </b>Khởi nghĩa ở An Biên, Hải Phòng, được Trưng Vương phong là Nữ tướng
quân miền Biển. Hiện có đền Nghè, ở An Biên, Hải Phòng thờ.


3.<b>Bát Nạn Đại tướng:</b> Tên thực là Thục Nương, khởi nghĩa ở Tiên La (Thái Bình), được Trưng Vương phong là
Bát Nạn Đại tướng, Trinh Thục công chúa. Hiện có đền thờ ở Phượng Lâu (Phù Ninh, Phú Thọ) và Tiên La
(Quỳnh Phụ, Thái Bình).


4.<b>Nàng Nội - Nữ tướng vùng Bạch Hạc:</b> Khởi nghĩa ở xã Bạch Hạc (thành phố Việt Trì, Phú Thọ ngày nay) được
Trưng Vương phong là Nhập Nội Bạch Hạc Thủy Công chúa. Hiện thành phố Việt Trì có đền thờ.


5.<b>Lê Thị Hoa - Nữ tướng anh hùng:</b> Khởi nghĩa ở Nga Sơn (Thanh Hóa) được Trưng Vương phong là Nữ tướng


quân. Hiện có đền thờ ở Nga Sơn.


6.<b>Hồ Đề - Phó Nguyên soái:</b> Khởi nghĩa ở Động Lão Mai (Thái Nguyên), được Trưng Vương phong là Đề Nương
cơng chúa lãnh chức Phó ngun sối. Đình Đơng Cao, n Lập (Phú Thọ) thờ Hồ Đề.


7.<b>Xuân Nương, Trưởng quản quân cơ: </b>Khởi nghĩa ở Tam Nông (Phú Thọ), được Trưng Vương phong làm Đông
Cung công chúa chức Nhập nội trưởng quản quân cơ nội các. Hiện có đền thờ ở Hưng Nha (Tam Nơng),
Phú Thọ.


8.<b>Nàng Quỳnh - Nàng Quế tiên phong phó tướng: </b>Khởi nghĩa ở Châu Đại Man (Tuyên Quang), được Trưng
Vương phong làm tiên phong phó tướng. Hiện ở Tun Quang cịn miếu thờ hai vị nữ anh hùng.


9.<b>Đàm Ngọc Nga - tiền đạo tả tướng: </b>Khởi nghĩa ở Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Phú Thọ được Trưng Vương phong
là Nguyệt Điện Tế thế công chúa giữ chức Tiền đạo tả tướng quân.


10.<b>Thiều Hoa - Tiên phong nữ tướng: </b>Khởi nghĩa ở Tam Thanh, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Đông
Cung công chúa giữ chức Tiên phong hữu tướng. Hiện ở xã Hiền Quan, Tam Nơng, Phú Thọ có miếu thờ.
11.<b>Qch A - Tiên phong tả tướng: </b>Khởi nghĩa ở Bạch Hạc, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Khâu Ni


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

12.<b>Vĩnh Hoa - nội thị tướng quân: </b>Khởi nghĩa ở Tiên Nha (Phú Thọ). Được Trưng Vương phong là Vĩnh Hoa
cơng chúa giữ chức nội thị tướng qn. Đình Nghênh Tiên, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc thờ
Vĩnh Hoa.


13.<b>Lê Ngọc Trinh - Đại tướng: </b>Khởi nghĩa ở Lũng Ngòi, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Được Trưng Vương phong là
Ngọc Phượng công chúa giữ chức Đại tướng quân. Hiện có miếu thờ ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.


14.<b>Lê Thị Lan - Tướng quân: </b>Khởi nghĩa ở Đường Lâm - Sơn Tây. Được Trưng Vương phong là Nữ tướng quân.
Hiện ở Hạ Hồ, Vĩnh Phúc có miếu thờ.


15.<b>Phật Nguyệt- Tả tướng thuỷ quân: </b>Khởi nghĩa ở Thanh Ba, Phú Thọ. Được Trưng Vương phong là Phật


Nguyệt công chúa giữ chức Thao Giang Thượng tả tướng thuỷ quân.


16.<b>Phương Dung - nữ tướng: </b>Khởi nghĩa ở Lang Tài (Bắc Ninh). Được Trưng Vương phong là Phương Dung
công chúa giữ chức nữ tướng quân.


17.<b>Trần Nang - Trưởng Lĩnh trung quân: </b>Khởi nghĩa ở Thượng Hồng (Hải Dương). Được Trưng Vương phong
là Hồng cơng chúa giữ chức Trưởng lĩnh trung quân. Hiện ở Yên Lãng, Vĩnh Phúc có đền thờ.


18.<b>Nàng Quốc - Trung dũng đại tướng quân: </b>Khởi nghĩa ở Gia Lâm - Hà Nội. Được Trưng Vương phong là
Trung Dũng đại tướng quân. Hiện ở Hoàng Xá, Kiêu Kỵ, Gia Lâm thờ nàng Quốc.


19.<b>Tam Nương - Tả đạo tướng quân: </b>Ba chị em Đạm Nương, hồng Nương và Thanh Nương khởi nghĩa ở Quất
Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Trưng Vương phong Đạm Nương làm Tả đạo tướng quân. Hồng Nương và
Thanh Nương làm phó tướng. Đình Quất Lưu, Vĩnh Phúc thờ Tam Nương.


20.<b>Quý Lan – Nội thị tướng quân: </b>Khởi nghĩa ở Lũng Động, Chí Linh (Hải Dương). Được Trưng Vương phong là
An Bình công chúa giữ chức nội thị tướng quân. Hiện ở Liễu Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc có đền thờ Qúy
Lan.


v.v….


Những tấm gương anh dũng của Hai Bà Trưng và các nữ tướng thời Hai Bàđã được các tầng lớp phụ


nữ, nhân dân nước ta phát huy, tiếp nối thể hiện trong các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến anh


dũng của dân tộc Việt Nam.



<b>Trung tâm Thông tin Tư liệu</b>
<b>Bùi Thị Xuân - Bà Đô đốc ở thế kỷ XVIII </b>


Cập nhật: 27/10/2004



Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. Đô đốc Bùi Thị Xuân và chồng là Trần Quang Diệu là hai vị tướng lĩnh
kiệt xuất trong suốt thời gian khởi nghĩa 10 năm chống lại nhà Nguyễn Ánh. Bọn tướng soái của chúa Nguyễn đều
khiếp đảm mỗi khi phải đương đầu với cánh quân của Bà Đô đốc. Cái chế dũng cảm vô song của Đô đốc Bùi Thị
Xuân đã được nhân dân Việt Nam truyền kể cho nhau nghe như một huyền thoại. Bà mãi mãi là niềm tự hào của dân
tộc Việt Nam.


Ngày nay ở tỉnh Bình Định cịn đến thờ Đơ đốc Bùi Thị Xuân, coi Bà như một vị thánh.


<b>Hồ Xuân Hương - Bà Chúa thơ Nôm (cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX) </b>


Cập nhật: 27/10/2004


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Võ Thị Sáu (1935 - 1952) </b>


Cập nhật: 27/10/2004


Võ Thị Sáu quê ở xã Phước Lợi, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1950, khi tròn 15 tuổi chị đã bị giặc bắt
vì tham gia hoạt dộng cách mạng và bị tù đày qua các nhà tù Chí Hồ, Bà Rịa và Côn Đảo. Chị đã bị kết án tử hình vì
tội ném lựu đạn giết chết một tên sĩ quan và bị thương 20 tên lính của địch. Đối mặt với cái chết trước những họng
súng sẵn sàng nhả đạn, chị đã không hề nao núng hô vang những lời cuối cùng "Hồ Chủ tịch muôn năm" át cả tiếng
súng kẻ thù. Mộ của Võ Thị Sáu hiện cịn ở nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Cơn Đảo. Ngày 2/9/1994, chị đã được Nhà
nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân.


<b>UNESCO</b>
<i>Sự tích về 10 cơ gái Ngã ba Đồng Lộc </i>


<i>Cập nhật: 27/10/2004</i>


<i>Ngã ba Đồng Lộc nằm trên con đường mịn Hồ Chí Minh xun qua dãy núi Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh. Hồi 17h ngày </i>
<i>24/7/1968, tiểu đội 4 thanh niên xung phong được lệnh ra Ngã ba Đồng Lộc san lấp hố bom và sửa chữa đường để cho</i>


<i>xe vượt qua đoạn đường độc đạo này. Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 22. Bỗng một tốp máy bay phản lực </i>
<i>bất thình lình quay lại sau một vài giây và ào ạt trút bom. Sau trận oanh tạc, chỉ còn một hố bom sâu hoắm. Không </i>
<i>nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái đã hy sinh cuộc sống của mình cho dân tộc. Ngày 7/6/1972, 10 cơ gái đã </i>
<i>được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân.</i>


<b>Nguyễn Thị Thập (1908 - 1996) </b>


Cập nhật: 27/10/2004


Tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Tốt. Bà sinh ra tại tỉnh Tiền Giang và bắt đầu tham gia cách mạng năm 1929. Từ năm
1950 đến năm 1980, bà đã từng là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá VI
(1946 - 1980) và Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội từ năm 1956 đến 1980, là Uỷ viên đoàn Chủ tịch UBTƯ
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1980.


Bà Nguyễn Thị Thập đã hiến dâng cho Tổ quốc chồng và 2 người con trai. Bà đã có cơng rèn đúc nên đội ngũ cán bộ
nữ đầu tiên để bổ sung vào các cương vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Bà được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng
Huân chương Sao Vàng và danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.


<b>UNESCO</b>
<i>Nguyễn Thị Định (1920 - 1992) </i>


<i>Cập nhật: 27/10/2004</i>


<i>Nguyễn Thị Định sinh ra trong một gia đình nơng dân giàu truyền thống u nước. </i>
<i>Từ năm 1936 bà đã tham gia hoạt động cách mạng và năm 1974 bà được phong </i>
<i>quân hàm Thiếu tướng và được bổ nhiệm làm Phó Tổng tư lệnh Quân giải phóng </i>
<i>miền Nam Việt Nam.</i>


<i>Năm 1980, bà được bầu là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Bà là đại biểu</i>
<i>Quốc hội khoá VI, VII, VIII và giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước từ </i>


<i>năm 1987 đến năm 1992. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×