Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tại sao các thương hiệu cần phải thích nghi (P1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.77 KB, 5 trang )

Tại sao các thương hiệu cần phải
thích nghi (P1)
Những xu hướng tiêu dùng xuất hiện, rồi lại mau chóng qua
đi. Điều gì mới mẻ khác sẽ đến tiếp theo?
Rất nhiều. Chúng ta đang sống
trong một thời kỳ không có tiền
lệ khi vài yếu tố quan trọng –
như nợ của người tiêu dùng gia
tăng, chi phí cho các nhu cầu
cơ bản tăng cao hơn mức bình thường, tỷ lệ tiết kiệm thấp, giá trị
tài sản giảm đi và gia tăng sự nhận thức về các vấn đề môi
trường - dần dần kết hợp lại với nhau tạo nên một cơn bão khủng
hoảng “hoàn hảo” đối với người tiêu dùng.
Chi tiêu tiêu dùng từng chiếm 2/3 tổng hoạt động kinh tế của Mỹ
trước năm 1990 và nhanh chóng tăng lên đến con số 72% trước
khi nền kinh tế hiện tại khiến việc chi tiêu quá mức phải dừng lại.
“Vấn đề với nước Mỹ lúc này chính là sự tiêu dùng quá mức”,
nhà kinh tế của đại học Columbia Joseph Stiglitz cho biết. Dường
như cùng với nhiều yếu tố khác thay đổi trong nền kinh tế, chúng
ta cũng đang đồng thời chứng kiến một sự điều chỉnh lớn trong
tiêu dùng.
Một sự điều chỉnh đáng kể dường như đã diễn ra trong nhận thức
của người tiêu dùng và rõ ràng hơn là một xu hướng nhất thời.
Kết quả là, những công ty sản xuất hàng tiêu dùng và mọi nhân
viên marketer của họ cũng phải hiểu điều gì đang thúc đẩy người
tiêu dùng chi tiêu số tiền mà họ vất vả kiếm được.
Những xu hướng dưới đây chỉ ra sự thay đổi trong các nguyên
tắc tiêu dùng:
 Precycling (Giảm lượng rác thải): Đây là từ được tạo ra bởi
The Intelligence Group. Người tiêu dùng chủ ý lựa chọn mua
ít loại sản phẩm hơn, mua hàng sỉ nhiều hơn, và sau đó tái


sử dụng vào việc khác càng nhiều càng tốt. Nguyên tắc này
cắt giảm lượng rác thải và tăng tái chế, là một tin tốt cho môi
trường và bãi rác thải của địa phương.
 Excess (Sự dư thừa): Đây là một từ mới có ý nghĩa xấu đối
với người tiêu dùng. Những thách thức đối với nền kinh tế
của quốc gia ngày càng mang tính cá nhân cao. Theo một
vài đánh giá, người tiêu dùng Mỹ hiện tại chi 57 cent trong
mỗi đôla họ mua hàng hóa cho các nhu cầu cơ bản – và con
số đó đang tăng lên hằng ngày. Nghĩa là đang có một sự
suy giảm lớn trong xu hướng mua sắm thỏa thích và không
chi nhiều tiền cho phụ phí. Thậm chí điều này nói lên rằng,
cũng không có nhiều xu hướng cho những thứ phụ thêm.
 Reorientation (tái định hướng): Người tiêu dùng điều chỉnh
cách sống của mình một cách có chủ ý. Thậm chí những
người mở đầu xu hướng cũng đang hướng lối sống của họ
theo hướng nỗ lực cắt giảm sự dư thừa và phung phí.
 Simplification (Đơn giản hóa): Mọi người đang mong mỏi cắt
giảm và đơn giản hóa cuộc sống của họ. Nhiều người tiêu
dùng ngày càng trở nên có chọn lọc về những sản phẩm họ
mua và mua ít hơn.
Những xu hướng trên không phải là mới. Người tiêu dùng đã gắn
bó với nhận thức về môi trường nhiều thập kỷ nay. Đặc biệt là
gần đây, họ vẫn đang kích thích, cổ vũ những xu hướng tiêu
dùng chủ đạo. Điều mà từng là một xu hướng không liên tục hay
chỉ là mốt nhất thời, giờ trở nên lâu dài bền vững hơn.
Câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào những công ty sản xuất
hàng tiêu dùng định vị thương hiệu và sản phẩm của họ để đáp
ứng lại các nguyên tắc tiêu dùng mới?
Khi người tiêu dùng mua ít sản phẩm hơn, các doanh nhân cần
bắt đầu suy nghĩ lại chiến thuật của họ và nhận thức đây là về

vấn đề sống còn, cơ hội chỉ dành cho những công ty phù hợp
nhất. Tại thời điểm sự trung thành với thương hiệu tụt dốc, những
thương hiệu có nhận thức về vấn đề môi trường đem đến cho
người tiêu dùng lý do để đặt niềm tin.

×