Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Thiết lập mức giá hợp lý cho sản phẩm tại các doanh nghiệp nhỏ (P1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.34 KB, 6 trang )

Thiết lập mức giá hợp lý cho sản phẩm
tại các doanh nghiệp nhỏ (P1)
Khi thiết lập mức giá (hoặc ngay cả khi xem xét để tăng giá)
cho một sản phẩm, bạn phải chắc rằng mình đã xét đến
những nhân tố cấu thành nên giá sản phẩm.

Liệu bạn có biết những đặc tính nào của sản phẩm mà môi khách
hàng đều yêu cầu? Đâu là những công cụ bán hàng hữu ích nhất
mà bạn có thể áp dụng? Những nhân tố nào sẽ giúp sản phẩm
công ty bạn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của
bạn? Chắc rằng rất nhiều người có thể đoán ra, đó chính là giá
bán.
Tuy vậy tôi vẫn luôn luôn ngạc nhiên khi các doanh nghiệp dành
quá ít thời gian nhằm nghiên cứu để đưa ra được một mức giá
hợp lý. Kể từ khi giá được xem là một biến đóng vai trò chủ chốt
trong khâu tiếp thị của các doanh nghiệp quy mô nhỏ, thì đã có
một vài quan điểm về việc thiết lập giá sản phẩm.
Giá chính là một lời hứa của
doanh nghiệp về sản phẩm
Chẳng hạn như khi bạn đang đi
mua sắm thực phẩm và bạn đi
ngang qua trước hai thương hiệu
bột ngũ cốc. Một một bên là
thương hiệu nổi tiếng về bột bắp được đóng gói trong hộp có kích
cỡ chừng 20 ounce, có đi kèm một món đồ chơi cho trẻ em có giá
4,99 đô la mỗi gói. Thương hiệu còn lại là một nhãn hiệu bột bắp
thông thường được trưng bày tại quầy thực phẩm được đóng
trong các bao bì nhựa chỉ dùng một lần có kích cỡ 28 ounce và
được bán với giá 2,99 đô la mỗi gói. Nếu là bạn thì bạn sẽ chọn
thương hiệu nào?
Nếu như quyết định mua của bạn chủ yếu dựa trên giá cả thì hiển


nhiên bạn sẽ chọn gói 28 ounce có giá 2,99 đô. Nhưng người tiêu
dùng không những chỉ quan tâm đến giá cả mà quyết định của họ
còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nữa bên cạnh giá sản
phẩm. Thể hiện trong giá cả sản phẩm còn có cả những lời hứa
mà nhà sản xuất muốn truyền tải đến người tiêu dùng. Chẳng
hạn như trong ví dụ trên, sản phẩm ngũ cốc có giá 4,99 đô hứa
hẹn sẽ đem đến cho bạn chất lượng sản phẩm tốt hơn với hương
vị và thành phần trội hơn hẳn, cũng như những món đồ chơi xinh
xắn đi kèm cho con bạn; Trong khi thưởng thức, bạn còn có thể
xem các đoạn phim chiếu lại như The Dick Van Dyke Show. cộng
với sự tiện dụng và thoải mái đến từ chiếc bao bì có thể đóng lại
khi dùng không hết.
Cho dù ví dụ trên chỉ nói đến sản phẩm bột ngũ cốc nhưng người
tiêu dùng vẫn đưa ra những quyết định kiểu đó trên thị trường.
Mỗi lần mà một người chọn một sản phẩm, họ phải xem xét giá
cả với chất lượng mà nó hứa hẹn đem lại. Vì thế, là nhà tiếp thị
của một doanh nghiệp nhỏ, bạn có nhiệm vụ phải hiểu được mức
giá và những hứa hẹn mà sản phẩm/dịch vụ đó mang lại cho
người sử dụng.
Xác định những lời hứa về sản phẩm
Khi thiết lập mức giá (hoặc ngay cả khi xem xét để tăng giá) cho
một sản phẩm, bạn phải chắc rằng mình đã xét đến những nhân
tố cấu thành nên giá sản phẩm.Vậy thì đâu là những thuộc tính
sản phẩm hay dịch vụ mà công ty bạn cung cấp sẽ được khách
hàng lưu tâm đến? Dưới đây là danh sách liệt kê một số ví dụ về
các nhân tố giá trị tạo nên giá sản phẩm hay dịch vụ của một
doanh nghiệp:
Đối với sản phẩm:
 Chất lượng của nguyên vật liệu làm thành sản phẩm
 Chất lượng của sản phẩm thành phẩm

 Bao bì và đóng gói
 Giao hàng đúng hạn
 Các dịch vụ hậu mãi
Đối với dịch vụ:
 Mức độ kinh nghiệm của nhà cung cấp dịch vụ
 Tác động chủ chốt của khâu chuyển giao dịch vụ
đến khách hàng
 Hình thức bên ngoài của nhà cung cấp dịch vụ
 Thời gian trả lời hay hồi âm điện thoại, email
 Khả năng đáp ứng được dịch vụ trước thời hạn đặt
ra
Như các bạn đã biết, chính khả năng đưa đến cho khách hàng
càng nhiều các yếu tố vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh, sẽ
tác động trực tiếp đến mức giá mà bạn thiết lập và đạt được. Nếu
bạn hứa hứa hẹn nhưng lại thất bại trong việc thực hiện đầy đủ
chúng, thì mức giá bạn đưa ra có nhiều khả năng sẽ nhận được

×