Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tieu luan lich su dang Kháng chiến kiến quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.26 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MƠN HỌC
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài:
PHÂN TÍCH NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN TOÀN
DÂN, TOÀN DIỆN VÀ TỰ LỰC CÁNH SINH CỦA ĐẢNG TRONG
BẢN CHỈ THỊ KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC VÀ Ý NGHĨA

HÀ NỘI, 2021


12

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC TA NĂM 1945
1. Khó khăn, thách thức
2. Những điểm thuận lợi
II. NHỮNG ĐỐI SÁCH CỦA ĐẢNG
1. Chủ trương, đường lối của Đảng ở thời kỳ này
2. Nhiệm vụ, quyết sách của Đảng
3. Phương hướng nhiệm vụ theo nội dung chỉ thị

III. Ý NGHĨA CỦA BẢN CHỈ THỊ KHÁNG CHIẾN KIẾN
QUỐC
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO



Trang
3
5
5
5
7
8
8
9
9
11
12
13


13

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng Tháng Tám thành công đã đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà. Nhà nước cách mạng non trẻ vừa mới ra đời đã đứng trước
những thách thức tưởng chừng khó vượt qua: thù trong, giặc ngồi và những khó
khăn về kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội,...do chế độ thực dân phong kiến để lại.
Vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc". Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí
mật trở thành Đảng cầm quyền, đứng trước tình thế phức tạp, buộc Đảng lại phải
rút vào hoạt động bí mật (dưới hình thức tun bố "Tự ý giải tán" từ ngày
11/11/1945), nhưng vẫn duy trì phương thức lãnh đạo "khơn khéo", "kín đáo". Vì
vậy, các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải có hình thức ban hành nghị quyết phù

hợp, linh hoạt, bảo đảm lãnh đạo kịp thời công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ
chính quyền non trẻ. Ngày 25-11-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ
thị Kháng chiến kiến quốc. Chỉ thị phân tích những thay đổi căn bản về tình hình
quốc tế và trong nước sau chiến tranh, nhận định lực lượng hồ bình, dân chủ thế
giới đã mạnh hơn lực lượng chiến tranh. Bốn mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn
còn và ngày càng sâu sắc, nhưng mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ
nghĩa đế quốc gay go hơn hết ở Đông Nam Á. Về tình hình trong nước, Chỉ thị
nhận định: chính quyền nhân dân đã được thành lập trên khắp đất nước nhưng
đang ở trong tình thế vơ cùng gay go, phức tạp, khơng những phải đối phó với
thực dân Pháp xâm lược mà cịn phải đối phó với qn Anh, quân Tưởng, với bọn
phản cách mạng, với nạn đói và các khó khăn về kinh tế, tài chính.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nước ta đã vượt qua mn vàn khó
khăn của thời kì nước ta mới ra đời. Để hiểu thêm về ý nghĩa của chỉ thị Kháng
chiến kiến quốc trong công cuộc xây dựng đất nước ta trong thời kì này, tơi xin
nghiên cứu đề tài: “Phân tích nội dung đường lối kháng chiến tồn dân, toàn diện
và tự lực cánh sinh của Đảng trong bản chỉ thị Kháng chiến kiến quốc và ý nghĩa”.


14

2. Mục đích, yêu cầu
- Mục đích: Xác định đúng đắn, nhìn nhận được ý nghĩa, tầm quan trọng của
chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đối với cách mạng của nước ta.
- Yêu cầu:
+ Phân tích và làm sáng tỏ nội dung đường lối kháng chiến toàn dân, toàn
diện và tự lực cánh sinh của Đảng trong chỉ thị Kháng chiến kiến quốc.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Nội dung bản chỉ thị Kháng chiến kiến quốc và đường lối kháng chiến
của nước ta trong bối cảnh lịch sử thời điểm năm 1945.

4. Những đóng góp của đề tài
Cung cấp cho người đọc thấy rõ hơn và toàn diện hơn về vai trò lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam, những lựa chọn, đường lối sáng suốt của Đảng đã đưa
dân ta giành độc lập tự do, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lý luận kết hợp giữa phân tích và tổng hợp.


15

NỘI DUNG
Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc 25-11-1945 đã nhận định tình hình thế giới và
trong nước, những mâu thuẫn trên thế giới nói chung và của nước ta nói riêng. Từ
đó Chỉ ra những thuận lợi và những thách thức lớn lao mà đồng bào ta phải đối mặt.
Xác định tính chất của cuộc cách mạng Đơng Dương vẫn là cách mạng giải phóng
dân tộc. Phân tích âm mưu của Đế quốc đối với Đông Dương và xác định kẻ thù
chính là Pháp. Xác định nhiệm vụ chính của cách mạng Việt Nam là “củng cố chính
quyền, chống thực dân Pháp xâm lược,bài trừ nội phản cải thiện đời sống nhân
dân”. (Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Nxb Hà Nội, Giáo Dục)
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC TA NĂM 1945
1. Khó khăn, thách thức
a. Đối ngoại
Nội dung bản chỉ thị chỉ ra rằng lực lượng hịa bình trên thế giới đang mạnh
hơn lực lượng chiến tranh. Do đó chúng ta có thể tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè
quốc tế để dành độc lập và toàn vẹn lảnh thổ. Trên thế giới có bốn mâu thuẫn cơ bản
đó là mâu thuẫn giữa Liên Xơ và các nước đế quốc, giữa vô sản và tư bản, giữa các
dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thưc dân, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với
nhau. Trong đó mâu thuẫn giữa các nước bị áp bức với chủ nghĩa thực dân là lớn
nhất. Phong trào đòi độc lập dân chủ của các nước thuộc địa trên thế giới đang
mạnh mẽ. Tuy nhiên chính quyền non trẻ của chúng ta chưa được bất kì một quốc

gia nào cơng nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Chính vì vậy chúng ta khơng nhận
được bất kì sự viện trợ tài chính, trang thiết bị khoa học kỹ thuật, vũ khí. Điều này
khẳng định một điều là chúng ta chỉ có thể tự cứu mình bằng chính nguồn lực từ
bên trong, bằng chính sức lực của tồn dân. Hơn nữa chúng ta đang phải đối mặt
với mối nguy hiểm ngàn cân treo sợi tóc. Chính quyền non trẻ của chúng ta phải đối
mặt với sự bao vây từ bốn phía, thù trong giặc ngồi câu kết nhằm lật đổ chính
quyền non trẻ mới được thành lập. Trong tháng 9 năm 1945, hai mươi vạn quân
Tưởng tràn vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc với danh nghĩa giải giáp vũ khí
quân Nhật nhưng thực chất là gây rối ren, làm phức tạp thêm tình hình nước ta
nhằm lật đổ chính quyền non trẻ, đằng sau quân Tưởng là đế quốc Mỹ đang nuôi dã
tâm biến Đông Dương thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Ngoài quân Tưởng ở
miền Bắc Việt Nam cịn có lũ phản động Việt quốc, Việt cách với âm mưu phản
động và theo gót quân Tàu để kiếm sống.
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, gần ba vạn quân Anh cũng núp dưới danh nghĩa
đồng minh kéo vào nước ta giải giáp vũ khí quân Nhật, nhưng thực chất là để dọn
đường giúp quân Pháp quay trỏ lại chiếm đóng Đơng Dương một lần nữa. Dưới sự
chỉ đạo của tướng Anh Douglas Gracey và trung tá Rivier Anh đã giúp Pháp chiếm


16

được Sài Gòn và các tỉnh Nam bộ và đang âm mưu tiến ra Bắc. Như vậy cùng một
lúc chúng ta phải đối mặt với nửa triệu quân của bốn nước Anh, Pháp, Tưởng, Nhật.
Tuy nhiên Đảng ta cũng xác định kẻ thù chính là Pháp và lực lượng phản động bên
trong đang lợi dung tình hình rối ren ngóc đầu dạy chống phá nhà nước ta quyết liệt.
b. Đối Nội
Tình hình đối ngoại phức tạp bao nhiêu thì tình hình đối nội cịn khó khăn
hơn rất nhiều.
Chính quyền vừa mới được thành lập,còn non trẻ mà đã phải đối mặt với một
tình thế vơ cùng hiểm nghèo,vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc. Đây là

liều thuốc thử đầu tiên của chính quyền non trẻ dưới vai trò lãnh đạo của Đảng và
Hồ Chủ Tịch.
Về kinh tế:
+ Cơng nghiệp đình trệ, sản xuất cịn rất sơ khai với vài trăm xí nghiệp và
chín mươi nghìn cơng nhân chủ yếu để phục vụ việc bóc lột nhân cơng rẻ mạt và vơ
vét của cải của thực dân Pháp. Các cơ sở chưa được phục hồi, hàng hóa khan hiếm,
giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, cơ
cực.
+ Nơng nghiệp lạc hậu bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hơn một nửa ruộng đất
bị bỏ hoang không canh tác. Quan hệ ruộng đất mang nặng tính chất phong kiến,
thuộc địa. Có tới gần 60% số hộ nơng dân khơng có ruộng đất, phải đi làm thuê, cấy
rẻ và chịu sự bóc lột của địa chủ, thực dân. Cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp
không đáng kể. Hệ thống đê điều được xây dựng, nhưng hằng năm không được
củng cố, bồi bổ đầy đủ, nên cách vài ba năm lại bị vỡ đê lớn. Hệ thống thủy nông
chỉ tưới được cho 15% diện tích canh tác, cịn lại phải dựa vào nước trời. Hầu hết
diện tích chỉ cấy được một vụ lúa với năng suất thấp. Lương thực hằng năm không
đủ dung trong nước, lại bị quân xâm lược vơ vét, nên số người bị chết đói khơng
năm nào khơng có, đặcbiệt năm 1945 có tới 2 triệu người. Những vấn đề trên vẫn
chưa đc giải quyết triệt để.
+ Tình hình tài chính rất khó khăn, ngân sách trống rỗng, kho bạc chỉ có 1,2
triệu, trong đó hơn một nửa là tiền rách, trong khi đó ngân hàng Đơng Dương vẫn ở
trong tay tư bản Pháp. Ngày 20/11/1945 quân Tưởng vào nước ta tung tiền Quốc tệ
và Quan kim làm tình hình tài chính của chúng ta thêm rối loạn và khó khăn. Điều
này khơng khác nào cướp khơng hàng hóa của dân ta, ăn cướp trắng trợn tiền bạc
của nhà nước, đẩy nước ta đến bước đường cùng, đã nghèo nay cịn nghèo hơn.
+ Văn hóa xã hội: nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 do Nhật, Pháp gây ra
làm hai triệu người chết đói chưa được khắc phục thì nguy cơ nạn đói mới lại đe
dọa nhân dân ta. Nạn lụt tháng 8/1945 làm chín tỉnh miền Bắc vỡ đê. Dân ta tiều tụy
vì nạn đói vừa kết thúc thì lụt lội lại kéo đến đẩy nhân dân ta đến bước đường cùng,



17

sức lực bị vắt cạn khiến cho nội lực nước nhà suy giảm, tự ni thân cịn chưa xong
nói gì đến việc đấu tranh chống ngoại xâm. Nhiệm vụ của Đảng là phải vực dậy tinh
thần, sức lực cho dân để lấy lại ngun khí quốc gia rồi mới có thể tính đến các mục
đích khác. Hơn 90% dân mù chữ. Bình qn 1 vạn dân năm 1939 chỉ có 283,5
người đi học, chủ yếu là học sinh vỡ lòng và học sinh tiểu học. Cả Đơng Dương chỉ
có 3 trường đại học. Năm 1939, cả nước có 26 bệnh viện, 61 nhà hộ sinh, 507
phòng khám bệnh với vài trăm bác sĩ và nhiều hơn một chút y sĩ, nữ hộ sinh, bình
qn 1 vạn dân chỉ có 0,23 y, bác sĩ. Điều kiện chăm sóc sức khỏe cho dân quá tồi
tệ. 90% dân số không biết chữ, những người biết chữ phần lớn là học sinh vỡ lòng
và tiểu học. Như vậy việc tuyên truyền vận đồng nhân dân rát khó khăn, lấy đâu ra
nhân lực để phát triển khoa học kỹ thuật ứng dụng vào thực tế. Khơng chỉ như vậy
mà tình hình tệ nạn do chế độ cũ để lại hết sức nặng nề, nhiều tàn dư của thực dân
phong kiến cịn sót lại gây ảnh hưởng lớn tới thế hệ trẻ sau này.
2. Những điểm thuận lợi
Nước ta đã được độc lập ,nhân dân ta đã được giải phóng. Nước Việt Nam
dân chủ cộng hịa đã trở thành một nước có chủ quyền.
Khí thế cách mạng sơi sục trong cả nước, tồn dân hồn tồn tin tưởng vào sự
lảnh đạo của Đảng, chính quyền và đồng lịng giữ vững chính quyền non trẻ của
chúng ta.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai vị trí và uy tín của Liên Xơ trên trường quốc tế
được nâng cao. Như vậy chúng ta có thể tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xơ trong
cơng cuộc giải phóng dân tộc. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều
kiện phát triển và mở rộng trên khắp thế giới và trở thành một dòng thác cách mạng.
Phong trào dân chủ và hịa bình đang vươn lên mạnh mẽ trên khắp thế giới. Lực
lượng cách mạng trên tồn thế giói đang tấn công mạnh mẽ chủ nghĩa thực dân, đế
quốc tạo điều kiện cho cách mạng ở các quốc gia chưa được độc lập tự giải phóng
mình. Sau khi giúp Pháp trở lại Đơng Dương nhưng khơng thành cơng, tín nhiệm

của quân Anh trên trường quốc tế đã giảm đáng kể. Hơn nữa phong trào địi qn
Anh rút khỏi Đơng Dương đang lan rộng khắp nước Anh. Ở trong nước chính quyền
nhân dân đã được kiến lập từ Trung ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ
đất nước, lực lượng vũ trang ngày càng trưởng thành nhân dân tin tưởng vào chính
quyền nhân dân và Hồ Chủ Tịch. Có lẽ điều thuận lợi lớn nhất là chúng ta có sự
lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và
của Người toàn dân ta đồng long trong mặt trân dân tộc quyết tâm giữ vững chính
quyền non trẻ và giành độc lập,tồn vẹn lãnh thổ. Nhất định cách mạng sẽ thành
cơng đất nước ta sẽ hoàn toàn độc lập.


18

II. NHỮNG ĐỐI SÁCH CỦA ĐẢNG
1. Chủ trương, đường lối của Đảng ở thời kỳ này

Căn cứ vào những nhận định về tình hình thế giới và trong nước, những khó
khăn thuận lợi Đảng ta đã đưa ra những tư tưởng, chủ trương, đường lối để giải
quyết vấn đề, để cứu lấy chính quyền non trẻ.
Cuộc đấu tranh của nhân loại cần lao và tiến bộ trên thề giới hiện nay là tranh
đấu cho hịa bình,tự do, hạnh phúc . Tính chất của cuộc đấu tranh của nhân dân ta
và của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới vẫn là tranh đấu địi hịa bình tự do,hạnh
phúc. Các nước thuộc địa vẫn còn trong giai đoạn tranh đấu để đòi quyền tự chủ về
tay nhân dân lao động.
Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải
phóng vì đất nước chưa được thống nhất. Trên đất nước ta vẫn cịn bóng qn thù
đo đó chúng ta cần tập trung đánh đuổi tất cả các kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Vì là cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc nên cần phải huy động sức lực của tồn dân, dân ta
phải đồng lịng cùng nhau đánh đuổi kẻ thù để nước ta được hoàn toàn thống nhất
và toàn vẹn. Đảng đưa ra khẩu hiệu “Dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết”, kẻ thù

chính là thực dân Pháp xâm lược. Đây là một chủ trương một quyết sách mấu chốt
giải nguy cho tổ quốc ta trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc lúc bấy giờ. Với chủ
trương này chúng ta đã loại bỏ được ba kẻ thù, chỉ phải đối phó với kẻ thù chính là
thực dân Pháp. Nếu khơng có chủ trương đúng đắn chúng ta sẽ cùng lúc phải đối
phó với một lúc 3 kẻ thù xâm lăng và chắc chắn chúng ta sẽ thua. Do đó việc xác
định rõ ràng kẻ thù chính để tập trung đối phó sẽ huy động được sức lực của tồn
dân. Qn dân một lịng thì khơng sợ bất kì kẻ thù nào.
Đảng đã chủ trương thành lập mặt trận Dân tộc thống nhất nhằm tập hợp sức
lực toàn dân, đồng thời mở rộng thành phần của mặt trận Việt Minh, lôi kéo các
tầng lớp khác như địa chủ phong kiến, công giáo….Chủ trương này của Đảng đã
chứng tỏ Đảng ta không phân biệt thành phần tơn giáo, giai cấp. Khi nước nhà lâm
nguy thì hễ ai là người dân Việt Nam đều có thể tham gia làm cách mạng đánh đuổi
kẻ thù.
Phối hợp với Miên, Lào cùng nhau thành lập mặt trận chống thực dân Pháp
xâm lược. Chủ trương thể hiện tầm nhìn bao quát của Đảng ta. Việt Nam, Lào, Miên
đều có chung kẻ thù là Pháp, vậy tại sao không liên kết lại để cùng nhau đánh đuổi
kẻ thù này? Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao, Đảng ta
đã biết tận dụng sự giúp đỡ của các nước đồng cảnh ngộ.Một mặt không để cho
Pháp lợi dụng nước này làm bàn đạp giúp chúng đàn áp phong trào cách mạng của
nước khác, mặt khác có thể tạo thành ba mũi tấn công cùng lúc khiến chúng phải


19

chia nhỏ lực lượng để gồng mình đối phó. Như vậy công cuộc kháng chiến của cả
ba nước anh em đều có lợi.
2. Nhiệm vụ, quyết sách của Đảng

Chỉ thị chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng trong nước lúc bấy giờ là phải củng cố
chính quyền, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống của nhân dân và đánh đuổi thực

dân Pháp xâm lược. Muốn đánh đuổi được thực dân Pháp xâm lược trước hết chúng
ta phải củng cố chính quyền nhân dân vững mạnh, sau đó đến cải thiện đời sống
nhân dân. Có như vậy nước ta mới đủ sức đối chọi với quân Pháp. Ngoài việc củng
cố chính quyền Đảng ta cịn phải đấu tranh chống lại những âm mưu của bọn phản
động Việt quốc, Việt Cách. Xã hội nước ta lúc này rất rối ren, 90% nhân dân khơng
biết chữ, nạn đói tràn lan. Chính vì vậy mà nhiệm vụ chính để cải thiện đời sống
nhân dân là phải “diệt giặc đói, diệt giặc dốt”.
Về kinh tế chúng ta mở lại các nhà máy do Nhật bỏ lại, khai thác các mỏ,
khuyến khích tư nhân góp vốn mở lại các mỏ và nhà máy ấy, tập trung huy động sức
lực của tồn dân khơng phân biệt tầng lớp giai cấp. Khuyến khích tư nhân mở các
cơng ty cổ phần, mở các hợp tác xã. Tu bổ lại đê điều kênh mương phát triển nông
nghiệp. Phát hành giấy bạc định lại các nghạch thuế. Như vậy là Đảng và nhà nước
đã nhận ra nguồn lực to lớn từ trong dân, kể cả tầng lớp tiểu thương mà trước kia bị
coi là tầng lớp chưa giác ngộ cách mạng thì nay cũng được kêu gọi mang tài sản sức
lực ra giúp khôi phực đất nước.
Trong ba loại giặc mà chúng ta cần diệt có lẽ giặc đói là mối nguy cấp thiết
nhất. Dân đói thì lấy ai đánh giặc lấy ai xây dựng đất nước. Chính vì vậy nhiệm vụ
cấp bách là phải diệt giặc đói, Chính phủ ta kêu gọi lòng yêu nước thương nòi của
các giới đồng bào, lập quỹ cứu tế, lập kho thóc cứu tế, tổ chức "bữa cháo cầm
hơi",v.v. động viên thanh niên nam, nữ tổ chức thành các đồn "cứu đói", và các
"đội quân trừ giặc đói" để trồng trọt khai khẩn, lấy lương cho dân nghèo, hay quyên
cho các quỹ cứu tế, tổ chức việc tiếp tế, mua gạo nhà giàu bán cho nhà nghèo theo
giá hạ, chở gạo chỗ thừa sang chỗ thiếu, ….
Diệt giặc đói rồi thì phải nâng cao trình độ nhân dân để có thể xây dựng kiến
thiết đất nước và đưa đất nước ngày một đi lên. Thời điểm đó 90% dân ta chưa biết
chữ là con số thống kê khủng khiếp. Để cải thiện dân trí, về vǎn hố, Đảng và chính
quyền tổ chức bình dân học vụ, tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học và trung
học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ, cổ động vǎn
hoá cứu quốc, kiến thiết nền vǎn hoá mới theo ba nguyên tắc: khoa học hoá, đại
chúng hoá, dân tộc hoá, kêu gọi người biết chữ rồi dạy cho người chưa biết chữ, học

mọi lúc mọi nơi.
3. Phương hướng nhiệm vụ theo nội dung chỉ thị


110

Chỉ thị đã chỉ rõ rằng Đảng ta cần phải cải tổ lại ngay để có thể lãnh đạo đất
nước vượt qua thời kì khó khăn gian khổ này, cần phải mở rộng, tăng cường thêm
lực lượng và làm trong sạch Đảng để nâng cao tính chiến đấu của Đảng đồng thời
có thể phát triển phong trào cách mạng rộng khắp cả nước.Cần loại bỏ tư tưởng hẹp
hòi bảo thù thời kì cịn hoạt động bí mật ở một số nơi. Tuy nhiên cũng phải mở rộng
Đảng một cách khoa học, tuân thủ các tiêu chuẩn của Đảng viên, vận dụng linh hoạt
chủ nghĩa Mac vào công cuộc xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam, tránh các
phần tử phức tạp có thể len lỏi vào phá hoại Đảng ta, những phần tử thối hóa biến
chất cần phải được loại bỏ để tránh lây lan sang thành phần còn lại. Điều quan trọng
nhất là phải có sự gắn kết chặt chẽ khăng khít giữa các đồn thể trong Đảng và
ngoài Đảng. Sự phối hợp giữa các đoàn thể phải có sự thống nhất trong quan điểm
và hành động, tránh làm ảnh hưởng đến công việc của nhau. Tăng cường hoạt động
cơng khai kết hợp với các hoạt động bí mật cùng đấu tranh xây dựng chính quyền.
Về mặt trận Việt Minh cần phải tích cực hơn nữa, lơi kéo những tổ chức giác
ngộ cách mạng để họ gia nhập Đảng và phục vụ cho lợi ích nhân dân. Giải quyết
những mâu thuẩn với Ủy ban nhân dân, tránh xung đột giữa Ủy ban Việt Minh với
Ủy ban nhân dân. Xây dựng củng cố các đoàn thể trong mặt trận nhằm tăng cường
sức chiến đấu của mặt trận. Kết nối được các đoàn thể với nhân dân để nâng cao
hiệu quả chiến đấu.
Cải tổ chính quyền theo tinh thần của bản dự thảo hiến pháp mới và tình hình
hiện nay, ban hành ngay những chính sách chỉ thị mang lại quyền tự do, hạnh phúc
cho nhân dân. Loại bỏ các thành phần gây thiệt hại kinh tế, đời sống của nhân dân
lao động mà điển hình là bọn đầu cơ tích trữ. Giải quyết triệt để các vần đề về thuế
khóa, ruộng đất, khơng để nhân dân mất lịng tin và chính quyền. Diệt trừ bọn phản

động dựa vào thế lực nước ngồi nhăm nhe ngóc đầu dậy chống phá Đảng, nhà
nước.
Về tình hình kháng chiến, cần phải kết nối và huy động được sức lực toàn dân
của Việt-Lào-Miên, thành lập các mặt trận dân tộc thống nhất giữa các quốc gia để
cùng nhau chiến đấu giải phóng dân tộc của ba nước. Ở Nam bộ và Nam trung bộ,
Pháp đã làm chủ hầu hết các thành phố, tuy nhiên những vùng nơng thơn vẫn trong
tầm kiểm sốt của chúng ta. Hơn thế nữa chúng ta còn phải tiến hành các cuộc bao
vây cô lập các lực lượng địch trong thành phố, cắt đứt liên lạc giữa các thành phố
với nhau, đồng thời tiến hành chiến tranh du kích rộng khắp làm cho tâm lí địch
hoang mang lo sợ, phải tích cực phá hoại từ trong ra từ ngồi vào, tiến hành bao vây
về kinh tế, chính trị, gây xáo trộn về quân sự khiến cho Pháp không thể yên ổn để
đánh chiếm ra Bắc, kéo dài thời gian để chúng ta củng cố chính quyền, phát triển
kinh tế. Vận động nhân dân thực hiện vườn không nhà trống nếu quân Pháp tràn về
các vùng quê. Điều cốt yếu là phải giữ liên lạc giữa các chiến khu để có thể thống


111

nhất chỉ huy. Những vùng cịn chưa có chiến tranh thì cần gấp rút chuẩn bị tinh
thần, vũ khĩ, cơng sự để sẵn sàng đánh trả khi quân Pháp tràn đến.
Về phía Lào và Miên, qn giải phóng Lào có sự giúp đỡ của chúng ta đang
làm chủ các thành thị, tuy nhiên những vùng nông thôn vẫn bị quân Pháp quấy phá.
Ở Lào cần vận động nhân dân các vùng quê thành lập Mặt trân liên quân kháng
Pháp Lào-Việt để cùng nhau đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương. Ở Miên
cần phải tăng cường chiến tranh du kích, gây hoang mang rối loạn trong lực lượng
quân đội Pháp.
Việc gấp rút chuẩn bị kháng chiến phải dược thực hiện trên cơ sở cuộc sống
nhân dân phải ngày càng được nâng cao, do đó cần phải vừa kháng chiến vừa kiến
quốc. Chỉ thị đề ra nhiệm vụ cần phải xóa bỏ đói nghèo, nâng cao dân trí, có như
vậy mới có sức mà đánh địch. Thực hiện các biện pháp phát triển nông nghiệp với

khẩu hiệu “không bỏ một thước đất hoang”. Ngăn chặn các nguy cơ đầu cơ tích trữ,
kêu gọi phong trào “sẻ cơm nhường áo”, một miếng khi đói bằng một gói khi no,
kêu gọi nhân dân ta đùm bọc lẫn nhau qua thịi kì khó khăn này. Tận dụng mọi
nguồn lực từ trong dân, vận động tầng lớp quý tộc giàu có sẻ chia khó khăn với dân
nghèo, mở các kho tiếp tế cứu đói.
Và cuối cùng là chuẩn bị cho việc tổng tuyển cử đầu tiên. Đây là lần đầu tiên
người dân được thực hiện quyền cơng dân của một quốc gia có chủ quyền nên cần
phải chuẩn bị kỹ lưỡng, không thể để xảy ra sai sót. Hơn nữa việc tổng tuyển cử
thực chất là để loại bỏ nguy cơ xung đột với qn Tưởng, khơng có lợi cho ta. Các
địa phương phải gấp rút đề cử danh sách ứng cử, loại bỏ các phần tử phản động và
tận dụng những người cộng sản chân chính vì mục đích cứu dân cứu nước. Để tránh
phải đối đầu với Tưởng, ta đã nhượng bộ cho phép Tưởng có một số quyền lợi ở
Việt Nam, đồng thời tiến hành bầu cử sớm.
III. Ý NGHĨA CỦA BẢN CHỈ THỊ KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC
Những nội dung trong bản chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã đề ra phương

hướng, nhiệm vụ để giúp cho toàn dân cùng chung lý tưởng, chung niềm tin
và sức mạnh bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách
mạng, xây dựng được những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế
độ Việt Nam Dân chủ cộng hoà, chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp
cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó. Thơng qua bản chỉ thị, Đảng và nhà nước
non trẻ đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo
vệ chính quyền cách mạng. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa
mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là
một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hồn cảnh cụ thể. Tận dụng khả
năng hồ hỗn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề
cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch


112


bội ước. Hiện nay tình hình kinh tế, chính trị của chúng ta đã ổn định, tuy nhiên vẫn
gặp khó khăn về nhiều mặt. Dân ta còn nghèo, khoa học kỹ thuật còn chưa thực sự
đi vào đời sống nhân dân. Tinh thần của bản chỉ thị vẫn còn vẹn nguyên để áp dụng
vào tình hình xã hội hiện nay, đó là huy động sức mạng tồn dân tộc, lấy dân làm
gốc, khôn khéo tỉnh táo trước mọi âm mưu chống phá nhà nước ta của bọn phản
động trong và ngồi nước, giữ bình tĩnh giải quyết các vấn đề xung đột trên biển
Đông, vừa không để mất biển vừa giữ được hịa khí với các nước láng riềng, tránh
để kẻ xấu thừa nước đục thả câu phá hoại công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa của
dân ta.

KẾT LUẬN

Chỉ thị kháng chiến kiến quốc là một liều thuốc đặc biệt hiệu quả để
giải quyết tình thế ngàn cân treo sợi tóc của dân tộc ta lúc bấy giờ. Đứng
trước tình thế bị bao vây cơ lập từ mọi phía, Đảng ta đã tỉnh táo khơn khéo
hóa thù thành bạn, biến có thành khơng, đã loại bỏ được ba mối đe dọa để
rảnh tay đương đầu với kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược. Bản chỉ thị
đã phân tích chi tiết tình hình cách mạng thế giới và trong nước, đồng thời chỉ
ra rằng cách mạng Việt Nam đang đứng ở đâu trong làn sóng cách mạng ấy.
Nêu rõ những khó khăn, thuận lợi của nhân dân ta khi phải đương đầu với
những kẻ thù mạnh hơn mình như vậy, qua đó đua ra đường lối chủ trương
vừa kháng chiến vừa kiến quốc, giải nguy cho nước ta. Có thể nói chỉ thị
kháng chiến kiến quốc như một tấm bản đồ chi tiết đưa con thuyền cách mạng
nước ta vươn buồm ra khơi, là một bài thuốc cứu nhân dân ta khỏi cảnh loạn
lạc mất nước.


113


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Nxb Hà Nội, Giáo Dục



×