Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu Hoa Lư pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.23 KB, 12 trang )

Hoa Lư
Hoa Lư (chữ Hán: 華閭) là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương
tập quyền ở Việt Nam
[1]
. Kinh đô này tồn tại 42 năm (968 - 1010), gắn với sự nghiệp của
ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất
giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Năm 1010
vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở
thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa
nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng,
đình, chùa, phủ…
[2]
Kinh đô Hoa Lư xưa, nay chỉ còn là Cố đô Hoa Lư với diện tích tự
nhiên 13.87 km² thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Kinh đô 3 triều 6 vua
Nhà Đinh: thống nhất giang sơn
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, lên ngôi
Hoàng đế, lập ra triều đại nhà Đinh và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000
năm Bắc thuộc. Vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư quê hương
là kinh đô.
[3]
Đặc điểm địa lý tự nhiên của kinh đô Hoa Lư được mô tả:
[4]
"Hoa Lư là nơi núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ
thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển
cả... Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa, xứng đáng chọn để dựng đô
được."
Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, khi lên làm vua, Đinh Tiên Hoàng đã chọn
được chỗ đất hẹp ở Đàm Thôn, vua muốn dựng đô ở đó, nhưng vì thế đất hẹp lại
không có lợi về đặt hiểm, nên đóng đô ở Hoa Lư. Khi kinh đô Cổ Loa nằm ở vùng
đồng bằng không giữ vững được ổn định, triều đình nhà Ngô rối ren dẫn đến loạn 12


sứ quân thì căn cứ quân sự Hoa Lư ở ngoại biên châu thổ sông Hồng trở lên lợi hại
hơn cả, Đinh Tiên Hoàng nhờ đó dẹp tan tình trạng cát cứ, giành lại thống nhất cho
đất nước. Các vua Lê Đại Hành và Lê Long Đĩnh sau này luôn giữ vững được kinh đô
trong các trận đánh dẹp các thế lực thù địch.
Theo các chính sử, Đinh Tiên Hoàng Đế ở ngôi được 12 năm thì bị một giám
quan là Đỗ Thích ám sát. Con trai thứ 3 còn lại mới 6 tuổi là Đinh Toàn lên ngôi, tức
Đinh Đế Toàn. Lấy cớ giặc Tống xâm lược, thái hậu Dương Vân Nga và triều thần tôn
thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi, lập ra nhà Tiền Lê. Đinh Toàn làm vua được 8
tháng, sau trở thành Vệ Vương có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm Tân
Sửu 1001, trong dịp cùng vua Lê Đại Hành đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cầm
Thuỷ, Thanh Hoá, Đinh Toàn bị trúng tên, hy sinh năm 27 tuổi.
Như vậy, dưới triều Đinh, kinh đô Hoa Lư gắn với những chuyển biến trọng đại
của dân tộc Việt Nam: thống nhất đất nước, vua Việt Nam đã xưng đế và xây dựng
được kinh đô cho riêng mình mà không dựa vào nền tảng hay hình mẫu nào của
cường quyền đô hộ. Vị hoàng đế đầu tiên của nước Việt thống nhất đã xây dựng kinh
đô Hoa Lư dựa trên địa thế hiểm trở, tận dụng điều kiện tự nhiên với các vách núi đá
vôi và hệ thống sông hồ làm thành quách. Kinh đô Hoa Lư là một “quân thành” phòng
ngự vững chắc, vừa tiết kiệm sức người và của lại vừa đảm bảo đối phó tối ưu với
các thế lực thù địch.
Nhà Tiền Lê: đánh Tống - dẹp Chiêm
Lê Hoàn lên ngôi trong hoàn cảnh đất nước biến loạn cả trong lẫn ngoài. Ngay từ
khi ông giành quyền nhiếp chính, các đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng là Đinh
Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cùng tướng Phạm Hạp nổi dậy chống lại nhưng đều
nhanh chóng bị đánh dẹp. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng vua Chiêm
Thành với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết.
Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc cho quân tiến vào đánh
chiếm Đại Cồ Việt. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự
Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua.
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi, Dương Vân Nga lại trở thành
hoàng hậu của Lê Hoàn. Vua Lê Đại Hành tiếp tục cho mở mang, xây dựng thêm nhiều

cung điện lộng lẫy ở Hoa Lư.
[5]
Ông vẫn chọn Hoa Lư làm kinh đô do vị trí nằm ở trung tâm
đất nước thời bấy giờ (giữa ngã ba khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung
Bộ) để phục vụ mục tiêu mở mang bờ cõi xuống phương nam sau này.
Khi người Việt chìm dưới ách nô dịch của phong kiến phía Bắc thì ở phía Nam,
người Chiêm Thành đã sớm xây dựng được quốc gia độc lập tự chủ. Sinh sống ở các
thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ, vương quốc Chiêm Thành có thế mạnh về hàng hải
và các ngành nghề thủ công, nhưng lại thiếu những miền châu thổ rộng lớn. Bởi vậy, từ
khi lập nước, Chiêm Thành liên tục tiến hành các hoạt động quân sự với Đại Cồ
Việt.
[6]
Năm 803, vua Chiêm sai viên tướng Senapati Par đem quân xâm phạm An Nam,
vây hãm phía nam quận Cửu Chân.
Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm
bắt giữ. Lê Hoàn tức giận, “sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh,
chém Bê Mi Thuế tại trận. Bắt sống được quân sĩ nhiều vô kể, cùng với trăm người kỹ nữ
trong cung, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng
thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”.
[7]
Các nghiên cứu thống kê
cho thấy, trong vòng 26 năm trị vì, Lê Hoàn là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía
nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn ở đây trong số 10 hoạt động quân sự lớn suốt
thời gian trị vì của ông, vua đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát
cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc miền biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho
quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm cương giới lãnh thổ của quốc gia Đại
Việt sau này. Điều đó cũng lý giải vì sao Hoa Lư tiếp tục là đế đô dưới triều đại Tiền Lê.
Sách Dã sử chép rằng: Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long
Đĩnh làm loạn, Trung tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai
bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông.

Lê Long Đĩnh trong 4 năm cầm quyền thì 5 lần cầm quân đánh dẹp: dẹp tan tranh
giành giữa các anh em trong hoàng tộc để thu phục mọi người; sang Ái Châu để đánh giặc
Cử Long; đánh người Man ở hai châu Đô Lương và Vị Long; đánh giặc ở Hoan châu, châu
Thiên Liêu và đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà. Tuy nhiên cái chết ở tuổi
24 này dẫn đến sự chấm dứt triều đại Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý.
Nhà Lý: định đô Thăng Long - Hà Nội
Khác với các kinh đô chính thống khác ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư có một vai trò
lịch sử đặc biệt: là nơi đánh dấu sự ra đời kinh thành Thăng Long - Hà Nội, thủ đô hiện tại
của đất nước Việt Nam. Mốc son Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mà bằng
chứng là chiếu dời đô được xác định là thời điểm khai sinh lịch sử thủ đô mặc dù với việc
mở rộng diện tích phần lớn các vùng đất đế đô của Việt Nam có trước Hoa Lư như Mê
Linh (Hai Bà Trưng), Long Biên (nhà Tiền Lý), Cổ Loa (nhà Ngô) nay đều thuộc về Hà Nội.
Hoa Lư gắn liền với sự nghiệp của 2 vua đầu triều đại nhà Lý. Vua Lý Thái
Tổ không tự khởi nghiệp từ Thăng Long để chọn nơi này làm kinh đô mà là người được
triều đình Hoa Lư tiến cử lên ngôi thay nhà Tiền Lê. Vì thế mà hệ thống triều đình và cơ sở
vật chất của kinh thành Thăng Long sau này đều thừa hưởng từ kinh đô Hoa Lư trước đó.
Để tưởng niệm công lao đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước và nhớ đến
Cố đô Hoa Lư, nhà Lý đã lấy tên một số công trình ở Hoa Lư đặt cho nhiều khu vực ở
Thăng Long mà chúng vẫn tồn tại đến tận nay như: Ô Cầu Dền, phố Tràng Tiền, phố Cầu
Đông, chùa Một Cột, ngã ba Bồ Đề, cống Trẹm, tháp Báo Thiên, phố Đình Ngang...
[8]
[9]
Sánh Đại Nam nhất thống chí quyển XIV tỉnh Ninh Bình, mục cổ tích chép: “Đô cũ nhà
Đinh, nhà Lê ở xã Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ về phía tây bắc huyện Gia
Viễn, có nội thành và ngoại thành, có cửa xây bằng đá, lại có các danh hiệu: cầu Đông,
cầu Dền, cầu Muống, Tràng Tiền, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ, . . . nền cũ vẫn còn. Về sau
Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long đều dùng theo các danh hiệu ấy...”. Theo các thần tích
ở cố đô Hoa Lư thì Lý Thái Tổ có một hoàng hậu là con gái của Lê Đại Hành và Dương
Vân Nga, chính người con gái đó đã sinh ra Lý Thái Tông vị vua thứ hai của triều lý có tuổi
thơ 10 năm gắn bó với vùng đất cố đô này.

Các nhà nghiên cứu cho rằng Lý Thái Tổ đã nhận thấy kinh đô Hoa Lư chật hẹp,
không thể mở mang thành nơi đô hội được, không phù hợp với vị thế mới của đất nước.
[10]
Năm 1010, vị vua này đã ban Chiếu dời đô để xây dựng kinh đô tại Thăng Long. Đây là
một sự kiện lịch sử rất quan trọng không chỉ riêng với Hoa Lư và Thăng Long, là mốc son
đánh dấu lịch sử hình thành thủ đô Hà Nội của Việt Nam trên cơ sở, nền tảng kinh đô Hoa
Lư. Như vậy kinh đô Hoa Lư tồn tại được 42 năm, trong đó 12 năm đầu là triều Đinh (968 -
980), 29 năm kế tiếp là triều Tiền Lê (980 - 1009)
[11]
và năm cuối (1009 - 1010) là triều Lý.
Hoa Lư khi là cố đô
Sau khi nhà Lý dời đô về Thăng Long, Hoa Lư vẫn giữ vai trò là một căn cứ quân
sự và trung tâm văn hóa của các triều đại nhà Trần, Hậu Lê, nhà Mạc, Tây Sơn.
Nhà Trần sử dụng thành Nam Tràng An của cố đô Hoa Lư để làm cứ địa kháng
chiến chống Nguyên Mông. Vua Trần Thái Tông tiếp tục xây dựng ở Hoa Lư hành cung Vũ
Lâm, đền Trần thờ thần Quý Minh và chùa A Nậu. Cung Vũ Lâm là nơi các vua trần xuất
gia tu hành.
Nhà Hậu Lê, thời Lê Thánh Tông, Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng "Ngày 16, vua
thân hành dẫn đại ngự giá khởi hành, trời mưa nhỏ, gió bấc. Tư thiên giám Tạ Khắc Hải
tâu rằng: "Mưa là mưa nhuần quân, gió từ phương bắc là gió hòa". Cho nên khi thuyền đi
vua đi, có câu thơ rằng: "Trăm vạn quân đi đánh cõi xa, Mui thuyền mưu đội thấm quân
ta". Vua liền sai Lại bộ thượng thư Nguyễn Như Đổ tế đền Đinh Tiên Hoàng, để cầu cho
quân đi thắng trận.
Mùa đông năm Canh Dần (1770) chúa Trịnh Sâm đi tuần thú cõi Tây, lúc quay
thuyền trở về, đi tắt tới đất Tràng An thăm cảnh Hoa Lư. Nhìn bốn phía núi xanh, nước
biếc, cửa khoá mấy lần, từng bước đều là thành vàng và hào nước. Non sông hùng tráng,
hình thắng to lớn. Xem dấu vết của triều Đinh mà lạnh lùng xơ xác… khiến ông cảm khái
làm một bài thơ để tả nỗi lòng:
Quay thuyền về tới bến Trường Yên,
Nhác thấy Hoa Lư cũng thuận miền.

Như tấm lụa chăng, hang giội nước,
Có từng núi mọc, cửa chồng then.
Cố đô đã mấy hồi thay đổi,
Thiên phủ còn nguyên dấu vững bền.
Hưng phế xưa nay bao chuyện cũ
Lòng dân đáng sợ chớ nên quên."
Qua triều đại Tây Sơn, một lần nữa đất Hoa Lư trở thành cứ địa phòng ngự để đại
phá quân Thanh với các địa danh phòng tuyến Tam Điệp, đồn Gián Khẩu và chùa Bái

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×