Thiếu trung thực: làm nhàu đạo đức công sở
Một cuộc khảo sát về đạo đức trên diện rộng đã cho thấy những con số đáng báo
động về mức độ trung thực của các nhân viên công sở? Bạn nghĩ gì về điều này khi
bản thân bạn cũng là một nhân viên công sở?
Những con số đáng báo động
Một báo cáo vừa được công bố tuần trước
đã cho thấy xu hướng phản ánh các giá trị
đương đại. Bản báo cáo này dựa trên kết
quả một cuộc nghiên cứu được tiến hành
rộng khắp tại 12 thành phố của Ấn Độ, còn
những người tham gia khảo sát đều là các
nhà điều hành mới vào nghề hoặc đang giữ
“chức vụ thường thường bậc trung”. Và
dưới đây là kết quả khá bất ngờ:
Ngày càng có nhiều người cố gắng
giấu giếm bản chất dối trá
của mình nơi công sở
Ảnh nguồn: www.cartoonstock.com
•
Gần một nửa số người tham gia trả
lời rằng việc sử dụng điện thoại cơ
quan vào việc cá nhân – thậm chí cả
các cuộc gọi đường dài – là việc khá
chính đáng.
•
Khoảng 55% coi như không vấn đề
gì khi gian lận công tác phí.
•
Cũng gần một nửa cảm thấy không e ngại hay dằn vặt gì về việc lưu lại số lần họ
ra vào, ngay cả khi đó là việc đi muộn, miễn là vẫn còn trong giới hạn cho phép.
Tương tự, họ chẳng ngần ngại đánh dấu lại thời gian ra khỏi văn phòng khi được
yêu cầu, dù cho họ đang ra về quá sớm. (Kết quả này chỉ giới hạn ở những nơi
vẫn sử dụng hệ thống ghi chép bằng tay).
•
60% thú nhận đã từng nói dối trong khi trình bày xin nghỉ, con số này ở một vài
thành phố còn lên tới 75%.
•
60% nhận thấy không có gì sai trái khi mang đồ dùng văn phòng về nhà, trong khi
đó 63% thì tán thành chuyện làm việc riêng trong giờ hành chính.
•
62% coi việc biếu xén, hối lộ như một hành vi “bình thường và hợp với luân
thường đạo lý”.
Chúng ta đang trở thành những kẻ đồng lõa
Được thu thập từ nhiều thành phố lớn và ở
những khu vực kinh tế khác nhau, những kết
quả của bản báo cáo trên đây chắc hẳn sẽ dẫn
đến một câu hỏi: “Liệu có phải chúng ta đang
trở thành kẻ đồng lõa cho những mặt trái của
đạo đức nơi công sở?”
Tệ hơn, chúng ta còn đồng lõa
với hiện tượng thiếu trung thực
nơi công sở
Ảnh nguồn: www.toytokyo.com
Đáng lo ngại hơn ở chỗ: Nhân tố căn bản dẫn
đến những hành động này là do họ nghĩ: tại sao
trong khi các nhà quản lý cấp cao có thể được
trả mức công tác phí lên tới con số hàng triệu,
thì có vấn đề gì khi chúng ta chỉ đang tiêu tốn ở
mức hàng trăm hoặc hàng nghìn?
Chính vì vậy, ảnh hưởng của tập thể lãnh đạo
lên văn hóa doanh nghiệp cũng cần được bàn
tới một cách rõ ràng.
Trong một đất nước mà chỉ số trung thực tương đối thấp (còn chỉ số tham nhũng lại cao),
thì thực tiễn như đã nêu trên như một hồi chuông cảnh báo về vấn đề đạo đức.
Bản thân đạo đức là một khái niệm “vùng xám” (grey area)[1]
, không có gì là hoàn toàn
đúng hoặc hoàn toàn sai. Bạn phân định ranh giới giữa một việc được thừa nhận và một
việc không được thừa nhận như thế nào?
Cùng một lúc, một hiện tượng hai mặt có thể không thành thật cũng không chính trực
được không? Hay một mặt thì trung thực còn mặt kia thì không? Và liệu có điều gì đó
đang tồn tại như là 80% sự trung thực không?
Trong tác phẩm “On Managing”, Mark McCormak đã kể lại việc ông đã tiết kiệm được
hàng nghìn đô la, chỉ bằng một tiểu xảo thú vị và rất đơn giản là lắp đặt một chiếc hộp
đựng đồng xu ngay bên cạnh chiếc điện thoại chung của công ty, và yêu cầu mỗi lần nhân
viên gọi điện vì việc riêng thì thả vào đấy một đồng xu.
Tất nhiên, đây là thời kỳ rất lâu trước khi có cuộc cách mạng về điện thoại di động. Còn
ngày nay, liệu nó có còn phát huy tác dụng?
Chúng ta sẽ tiếp tục bàn tới vấn đề này bằng một ví dụ về trường hợp của nguyên Tổng
Giám đốc hãng RJR Nabisco: Ông này đã đặt mua cho mình và những người giúp việc
thân cận nhiều máy bay đến nỗi phải xây dựng một nhà chứa máy bay riêng để chứa
chúng. Vậy rút cuộc, chúng được mua bằng tiền của ai? Và chuyện gì đã xảy với Nguyên
lý ủy quyền - thực thi (Agency Theory Concept)[2]?
Đạt được mục đích cuối cùng bằng mọi giá: Không thể đánh đổi bằng sự thanh thản
Xét cho cùng, mọi hành động như vậy sẽ dẫn đến sự suy giảm về các giá trị đạo đức. Bạn
vẫn tin tưởng vào điều gì và mức độ mà bạn sẵn sàng đánh đổi để đạt được được mục
đích cuối cùng của bạn ra sao, bạn có sẵn sàng trải qua những nỗi đau đớn, các cuộc cãi
cọ, sự bất an, không thoải mái trong tâm hồn?
Với bạn, phương tiện có quan trọng như kết quả cuối cùng không? Liệu tất cả chúng ta có
học được bài học gì từ sự sụp đổ của những tổ chức đã từng rất thành công và được biết
đến là chưa từng phạm sai lầm không?
Trung thực, đơn giản chỉ là để cho tâm hồn được thoải mái hơn
Ảnh nguồn: forum.belmont.edu
Tôi xin đề cập một chút đến khía cạnh cá nhân, bố tôi từng là một quan chức chính phủ
trong suốt 30 năm. Ông được phân cho một chiếc xe (ban đầu là một chiếc xe jeep, sau
đó là một chiếc xe tải và cuối cùng là một chiếc ô tô con) để dùng trong suốt thời gian
công tác.
Ông chưa một lần sử dụng chúng vào bất kỳ công việc cá nhân nào. Cũng chưa bao giờ
ông cho phép con cái được lái những chiếc xe này mà không có ông ở bên cạnh.
Tôi có thể cam đoan rằng ngày nay có rất nhiều các vị quan chức đang theo đuổi một
chuỗi các giá trị tương tự. Có thể là hơi lạc hậu hoặc hơi cổ hủ một chút, cũng có thể là
thuộc về một thời đại đã xa, nhưng xét cho cùng thì bố tôi có thể đi ngủ như một đứa trẻ -
với lương tâm hoàn toàn thanh thản.
Còn bạn khắc sâu vào tâm trí các giá trị nào của một tổ chức hay trong một cộng đồng xã
hội?
- Bài viết của B V Krishnamurthy trên chuyên mục Discussion Learders, tạp chí Harvard
Business Online -
•
Tuyết Lan dịch
[1]
Một thuật ngữ để chỉ ranh giới giữa hai hoặc nhiều thứ không được xác định một cách rõ ràng, hoặc khó thậm chí là không thể xác định,
trong khi chính ranh giới đó lại có xu hướng mờ nhạt dần. Một “vùng xám” đạo đức cho thấy một tình huống tiến thoái lưỡng nan, ranh giới
giữa đúng và sai là khó xác định.
[2]
Khái niệm này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Berle và Means (1932), những người đã tranh luận về vấn đề quyền sở hữu và quyền kiểm
soát doanh nghiệp trở nên ngày càng tách biệt do quyền sở hữu tài sản liên tiếp bị giảm sút. Và thuyết này nói rằng xung đột sẽ xảy ra trừ khi
quyền thưởng phạt của đội ngũ quản lý bằng cách nào đó bị ràng buộc với lợi ích của cổ đông.