Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Điện ảnh Trung Quốc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.1 KB, 9 trang )

Điện ảnh Trung Quốc
Quá trình hình thành và phát triển
Điện ảnh Trung Quốc tính cho đến trước năm 1949 là nền văn hóa và
công nghiệp điện ảnh nói tiếng Hoa của Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài
Loan. Kể từ năm 1949, điện ảnh Trung Quốc được hiểu là nền điện ảnh của Đại
lục do Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền, nó tồn tại song song cùng hai nền
điện ảnh nói tiếng Hoa khác là điện ảnh Hồng Kông và điện ảnh Đài Loan. Sau
một thời gian dài phát triển chậm chạp vì những biến cố chính trị, hiện nay cũng
giống như nền kinh tế Trung Quốc, điện ảnh Trung Quốc cũng đang bùng nổ
mạnh mẽ và trở thành một cường quốc điện ảnh thực sự ở khu vực châu Á.
Khác với điện ảnh Hồng Kông vốn sử dụng tiếng Quảng Đông là bản ngữ
chính, các bộ phim của Trung Quốc và Đài Loan đều là những bộ phim sử dụng
tiếng Quan Thoại.
Mục lục
1. 1896-1945: Giai đoạn khởi đầu
2. Cuối thập niên 1940: Giai đoan hoàng kim thứ hai
3. Thập niên 1950 và 1960: Sự hình thành của điện ảnh Xã hội chủ nghĩa
4. Thập niên 1960 đến 1980: Cách mạng văn hóa và giai đoạn kế tiếp
5. Thập niên 1980 và 1990: Sự nổi lên của các đạo diễn Thế hệ thứ 5
6. Thập niên 1990 đến nay: Thế hệ thứ 6 và nền công nghiệp điện ảnh

1896-1945: Giai đoạn khởi đầu

Định Quân Sơn, bộ "phim" đầu tiên của điện ảnh tiếng Hoa
Kỹ thuật điện ảnh đến với Trung Quốc khá sớm, những thước phim đầu
tiên được quay ở Trung Quốc là tại Thượng Hải ngày 11 tháng 8 năm 1896. Bộ
"phim" đầu tiên, Định Quân Sơn (定军山), một vở kinh kịch quay lại bằng kỹ
thuật điện ảnh, được thực hiện tháng 11 năm 1905. Trong giai đoạn đầu này, phần
lớn các công ty làm phim nằm trong tay những người phương Tây, mãi đến năm
1916 nền điện ảnh nội địa của Trung Quốc mới thực sự hình thành với các hãng
phim tập trung ở Thượng Hải, trung tâm công nghiệp và là thành phố lớn nhất của


vùng Viễn Đông châu Á.
Trong số các hãng phim mới ra đời này đáng chú ý có Công ty điện ảnh
Minh Tinh (明星) và Tianyi Film Company, tiền thân của hãng phim Thiệu Thị
(邵氏) nổi tiếng sau này. Minh Tinh chính là hãng phim đã sản xuất Lao công chi
ái tình (劳工之爱情, 1922), bộ phim điện ảnh cổ nhất của điện ảnh tiếng Hoa còn
lưu giữ đến ngày nay.
Phải chờ đến thập niên 1930 nền điện ảnh nói tiếng Hoa mới thực sự khởi
sắc với trào lưu nghệ thuật cấp tiến của những người cánh tả, tiêu biểu là các bộ
phim Xuân tằm (春蠶, 1933, dựa theo tiểu thuyết của Mao Thuẫn), Đại lộ (大路,
1935, một tác phẩm của đạo diễn Tôn Du) hay Thần nữ (神女, 1934, do Ngô Vĩnh
Cương đạo diễn). Các bộ phim theo trào lưu cấp tiến này đã mang lại màu sắc mới
cho điện ảnh Trung Quốc khi khắc họa rõ nét sự xung đột tầng lớp trong giai đoạn
chuyển đổi chính trị từ phong kiến sang cộng hòa, đồng thời đề cập trực tiếp đến
cuộc sống đời thường, như một gia đình nuôi tằm trong Xuân tằm hay nghề mại
dâm trong Thần nữ.
Với những thành công của các bộ phim mang đề tài xã hội này, thập niên
1930 có thể coi là giai đoạn hoàng kim đầu tiên của điện ảnh tiếng Hoa. Đây cũng
là giai đoạn chứng kiến sự ra đời lớp diễn viên điện ảnh nói tiếng Hoa nổi tiếng
đầu tiên với các ngôi sao điện ảnh như Nguyễn Linh Ngọc, Chu Tuyền hay Triệu
Đan.
Năm 1937, Chiến tranh Trung-Nhật bùng nổ, trung tâm điện ảnh Thượng
Hải rơi vào tay quân đội Nhật và giai đoạn hoàng kim đầu tiên của điện ảnh tiếng
Hoa chấm dứt. Hầu như tất cả các hãng phim lớn (trừ hãng Tân Hoa) đóng cửa cơ
sở tại Thượng Hải và rất nhiều nhà làm phim phải chạy khỏi thành phố này để đến
lánh nạn ở Hồng Kông hoặc Trùng Khánh.
Tuy vậy một số nhà điện ảnh vẫn ở lại các khu tô giới của người nước
ngoài ở Thượng Hải để tiếp tục thực hiện các tác phẩm mới. Đáng chú ý đạo diễn
Bốc Vạn Thương đã cho ra đời bộ phim Mộc Lan tòng quân (木兰从军, 1939) lấy
từ điển tích Mộc Lan tòng quân chống ngoại xâm để kêu gọi lòng yêu nước ngay
giữa Thượng Hải bị chiếm đóng.

Ngày 7 tháng 12 năm 1941, sau khi Thế chiến thứ hai chính thức bùng nổ
giữa phe Trục và phe Đồng minh, các khu tô giới bị quân Nhật tịch thu nốt và việc
làm phim của các nhà điện ảnh cấp tiến ở Thượng Hải phải ngừng lại. Điện ảnh ở
Đại lục thời gian này gần như chỉ có hãng Mãn Châu Quốc (株式會社滿洲映畫協
會) là hoạt động với những bộ phim gây nhiều tranh cãi vì chịu ảnh hưởng của
chính quyền Nhật hoàng.

Cuối thập niên 1940: Giai đoan hoàng kim thứ hai
Sau khi quân Nhật đầu hàng năm 1945, ngành công nghiệp điện ảnh Trung
Quốc, đặc biệt là ở Thượng Hải nhanh chóng phục hồi. Nhiều hãng phim mới
được thành lập, còn Tân Hoa, hãng phim đã ở lại Thượng Hải trong giai đoạn
chiếm đóng, trở thành công ty có quyền lực bậc nhất của cả nền điện ảnh tiếng
Hoa. Năm 1946, đạo diễn nổi tiếng Thái Sở Sinh trở về từ Hồng Kông đã tái lập
hãng phim Liên Hoa, sau đổi tên thành Côn Luân, một trong các hãng phim quan
trọng nhất của điện ảnh Trung Quốc với nhiều bộ phim đáng nhớ như Nhất giang
xuân thủy hướng đông lưu (一江春水向東流, 1947) hay Ô nha dữ ma tước (烏鴉
与麻雀, 1949).
Những bộ phim này đều tiếp tục với xu hướng thiên tả và thể hiện sự không
đồng tình với chính sách đàn áp của Quốc Dân Đảng Trung Quốc do Tưởng Giới
Thạch đứng đầu.
Cùng lúc này, một số hãng phim khác như hãng Văn Hóa lại tách khỏi trào
lưu cấp tiến để phát triển các bộ phim chính kịch riêng. Tác phẩm đáng nhớ nhất
theo hướng đi này có lẽ là Tiểu thành chi xuân (小城之春, 1948), bộ phim sau này
đứng đầu trong danh sách Phim tiếng Hoa hay nhất nhân kỉ niệm 100 năm ngày ra
đời điện ảnh Trung Quốc.

Thập niên 1950 và 1960: Sự hình thành của điện ảnh Xã hội chủ nghĩa
Sau chiến thắng của quân đội Cộng sản trước quân Quốc Dân Đảng năm
1949, điện ảnh tiếng Hoa chứng kiến bước ngoặt quan trọng khi nó bị tách thành 3
nền điện ảnh gần như riêng biệt, điện ảnh xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc đại lục,

điện ảnh Đài Loan và điện ảnh Hồng Kông. Từ năm 1951, toàn bộ các bộ phim
sản xuất trước 1949, các phim Hồng Kông và phim Hollywood bị cấm tại đại lục,
thay vào đó là các bộ phim tuyên truyền hoặc có đề tài tập trung vào 3 giai cấp
nông dân, công nhân và quân đội. Công ty phim đầu tiên của nhà nước Trung
Quốc mới, hãng Trường Xuân (长春) được thành lập năm 1950.
Điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là sự gia tăng đáng kể của số lượng
người dân đến với điện ảnh, lượng khán giả từ 47 triệu người năm 1949 tăng đến
415 triệu người năm 1959. Trong vòng 17 năm kể từ ngày thành lập nhà nước mới
đến khi Cách mạng văn hóa bùng nổ, đã có tổng cộng 603 bộ phim và 8342 cuộn
phim tài liệu và thời sự được thực hiện, trong đó đa phần là các phim tuyên truyền.
Nếu như trước năm 1949, phần lớn các nhà điện ảnh Trung Quốc học hỏi kinh
nghiệm và kĩ thuật từ điện ảnh Mỹ thì sau khi thành lập nhà nước Xã hội chủ

×