Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Tài liệu Điện ảnh Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.51 KB, 44 trang )

Điện ảnh Việt Nam

Điện ảnh Việt Nam bắt đầu từ năm 1923, khi xuất hiện bộ phim đầu tiên
Kim Vân Kiều do người Pháp và người Việt cùng thực hiện. Trước đó, điện ảnh đã
du nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 1890. Từ năm 1925 xuất hiện những hãng
phim Việt Nam, có những bộ phim Việt Nam hợp tác với nước ngoài. Đến thời kỳ
Chiến tranh Việt Nam, ở miền Bắc với những diễn viên như Trà Giang, Thế Anh,
đạo diễn Hải Ninh, Nguyễn Hồng Sến đã thực hiện những bộ phim Vĩ tuyến 17
ngày và đêm, Nổi gió, Em bé Hà Nội... ghi dấu ấn cho nền điện ảnh Cách mạng.
Miền Nam với Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, các đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Lê
Dân, Lê Mộng Hoàng đã thực hiện Chân trời tím, Loan mắt nhung, Người tình
không chân dung... đạt được doanh thu cao và giành những giải thưởng trong các
liên hoan phim châu Á.
Sau năm 1975, các đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Nguyễn Hồng Sến tiếp tục
thực hiện những bộ phim như Ván bài lật ngửa, Cánh đồng hoang... thu hút được
nhiều khán giả, giành được giải thưởng trong những liên hoan phim quốc tế. Vượt
qua giai đoạn khủng hoảng của thập niên 1990, gần đây điện ảnh Việt Nam lấy lại
được khán giả với những bộ phim ăn khách như Gái nhảy, Những cô gái chân
dài... Một số bộ phim Việt Nam đã được khán giả nước ngoài biết tới, trong đó
nhiều phim của các đạo diễn Việt kiều. Mùi đu đủ xanh của đạo diễn người Pháp
gốc Việt Trần Anh Hùng đã được đề cử giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất
năm 1994.
Giai đoạn khởi đầu
Điện ảnh du nhập vào Việt Nam


Phố Hàng Quạt, Hà Nội - nơi có rạp Tonkinois từ năm 1921
Điện ảnh du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Ngày 28 tháng 12 năm 1895,
nền điện ảnh được khai sinh với buổi chiếu của hai anh em Auguste và Louis
Lumière tại tầng hầm quán Grand Café ở Paris. Đầu năm 1896, anh em nhà
Lumière mở một lớp học trong 6 tháng đào tạo quay phim để truyền bá phát minh


mới này. Một trong những học viên đầu tiên đó là Gabriel Veyre, sau khi qua
Thượng Hải đã đến Hà Nội. Ngày 28 tháng 4 năm 1899 Gabriel Veyre đã tổ chức
buổi chiếu phim đầu tiên
[1]
tại Hà Nội miễn phí cho công chúng vào xem. Báo
L'Avenir du Tonkin số ra ngày 29 tháng 4 năm 1899 xuất bản tại Hà Nội có tường
thuật đầy đủ về buổi chiếu phim này.
Sau đó, những buổi chiếu tiếp theo được thực hiện ở các khách sạn, nhà
hàng lớn nhân những ngày lễ quan trọng hoặc sự kiện chính trị nào đó. Khán giả
điện ảnh hầu hết là các quan chức, viên chức, chủ công ty công nghiệp và doanh
nghiệp, đơn vị quân đội Pháp chiếm đóng thuộc địa. Dựa theo một số tài liệu, báo
chí, hồi ký thì thỉnh thoảng có một vài buổi chiếu phim ở nơi công cộng cho dân
bản xứ mua vé vào xem như các ngày hội, chợ phiên, quay sổ xố. Trên báo chí
Việt Nam đã đăng quảng cáo những buổi chiếu phim bán vé tại một số địa điểm
công cộng.
Rạp chiếu phim đầu tiên tại Việt Nam là rạp Pathé, do một người Pháp là
Arte
[2]
xây dựng tại Hà Nội, cạnh hồ Hoàn Kiếm, khánh thành ngày 10 tháng 8
năm 1920. Tiếp đó tới rạp Tonkinois bắt đầu từ 1921... Thời ấy, người ta gọi
những buổi trình chiếu phim là buổi trình diễn "trò chớp bóng".
Để thiết lập độc quyền khai thác mạng lưới chiếu bóng, ngày 11 tháng 9
năm 1923 người Pháp thành lập hãng Phim và Chiếu bóng Đông Dương
(Indochine Films et Cinéma, IFEC) và năm 1930 Công ty Chiếu bóng Đông
Dương (Societé des cinéthéâtre d’Indochine). Một số Hoa kiều cũng bỏ vốn xây
dựng những rạp nhỏ, chủ yếu chiếu phim thuê của người Pháp và một số ít phim
của Hồng Kông, Trung Quốc. Đến năm 1927, tại Việt Nam có 33 rạp chiếu bóng ở
các đô thị như Hà Nội 4 rạp, Hải Phòng 2 rạp, Huế 2 rạp, Chợ Lớn 4 rạp, Sài Gòn
4 rạp, Cần Thơ 2 rạp... Một số người Việt Nam bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực
kinh doanh mới này. Người đầu tiên là nhà tư sản Vạn Xuân. Năm 1936 ông đã bỏ

tiền xây rạp chiếu bóng Olimpia - nay là nhà hát Hồng Hà trên phố Hàng Da ở Hà
Nội. Đến năm 1939, số lượng rạp chiếu phim lại Việt Nam lên tới con số 60.
Những năm trước 1930, mỗi rạp chỉ lắp đặt một máy chiếu phim. Khi hết
một cuộn phim thì các đèn trong rạp bật sáng và người thợ máy thay cuộn phim
mới để chiếu tiếp. Màn ảnh được làm bằng những mảnh vải trắng may lại, xung
quanh viền vải xanh thẫm hoặc đen. Khán giả ngồi trên những ghế tựa hoặc ghế
băng có dựa lưng bằng gỗ. Sàn phòng chiếu bằng phẳng và màn hình được đặt trên
phía cao khiến khán giả bị mỏi cổ khi xem phim. Một vài rạp không có ghế ngồi.
Trong hồi ký của mình, Phạm Duy viết: "...rạp Family ở phố Hàng Buồm. Rạp này
có hai hạng, coi mặt chính thì phải trả hai xu, coi mặt trái thì chỉ mất nửa tiền, cả
hai hạng đều không có ghế, khán giả ngồi xệp xuống đất mà coi". Từ nửa cuối
thập niên 1930, một số rạp mới có ban công và sàn được làm dốc, các hàng ghế
được bố trí lệch nhau. Các rạp cũng được trang bị quạt máy và phân cấp thành hai
loại: sang và bình dân. Những bộ phim đầu tiên được trình triếu ở Việt Nam đều là
phim câm. Đến khoảng giữa thập niên 1930, khán giả mới được xem phim nói với
bộ phim đầu tiên là Phía Tây không có gì lạ được xây dựng theo tiểu thuyết cùng
tên của nhà văn Erich Maria Remarque. Nhưng khi đó, để xem được phim nói, chỉ
giới trí thức, sinh viên, học sinh trung học mới nghe được tiếng Pháp và đọc được
phụ đề Pháp ngữ.
Trong khoảng thời gian Thế chiến thứ hai từ 1939 đến 1945, giao thông
đường biển từ Pháp tới Việt Nam bị Đức và Nhật phong tỏa, ảnh hưởng đến việc
vận chuyển phim. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp ở Việt Nam, nắm quyền cai trị
Đông Dương. Khoảng thời gian này một số chủ người Pháp bán lại các rạp chiếu
bóng cho những người Hoa ở Hà Nội, Sài Gòn. Các chủ người Hoa bắt đầu nhập
phim từ Hồng Kông, Singapore vào chiếu ở Việt Nam.
Những phim đầu tiên
Những phim đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam là do người Pháp thực hiện.
Sớm nhất là những đoạn phim được quay để sử dụng trong những cuốn phim giới
thiệu sinh hoạt ở các thuộc địa Pháp do hãng Pathé phát hành ngay từ năm 1897.
Tiếp đó là những phim tài liệu khai thác phong cảnh (Phong cảnh tại Kinh đô

Huế), phong tục, hội hè, đình đám (Hội Kiếp bạc, Đám ma bà Thiếu Hoàng) hoặc
các nhân vật thời thượng trong xã hội đương thời (Cô gái Bắc Kỳ).
Năm 1916 Toàn quyền Ðông Dương là Albert Saraut đã yêu cầu Bộ Chiến
tranh Pháp cử một Ðoàn điện ảnh quân đội sang Việt Nam để quay phim giới thiệu
về cuộc sống, phong tục, phong cảnh đất nước Việt Nam. Từ 1916 đến 1918 đoàn
Điện ảnh quân đội Pháp đã quay được 20 phim phóng sự, tài liệu. Những phim
này chủ yếu giới thiệu với công chúng Pháp hình ảnh về thuộc địa của mình để
kêu gọi các nhà đầu tư, kinh doanh Pháp quan tâm đến việc khai thác thuộc địa.
Đoàn Điện ảnh quân đội Pháp còn tổ chức các buổi chiếu phim ở các vùng nông
thôn, thành thị, biên giới, tuyên truyền cho sức mạnh của người Pháp, vận động
dân thuộc địa đi lính sang Pháp, mua công trái đóng góp cho nước Pháp tiến hành
chiến tranh.
Phim truyện đầu tiên
Bộ phim truyện đầu tiên là Kim Vân Kiều do Công ty Chiếu bóng Đông
Dương thực hiện năm 1923. Tác phẩm của Nguyễn Du được đưa lên màn bạc với
diễn viên là các đào kép tuồng của ban Quảng Lạc, Hà Nội. Phim dài 1.500 m với
phần ngoại cảnh được quay ở các vùng phụ cận Hà Nội và làm hậu kỳ tại Pháp.
Kim Vân Kiều mắc phải nhiều sai lầm về nội dung, phần diễn xuất cũng chẳng có
gì khác hơn hát trên sân khấu, đào kép thì ăn mặc và cử chỉ như hát tuồng.
Phim Kim Vân Kiều công chiếu lần đầu với một số khán giả hạn chế và bị
phần lớn báo chí khi đó chỉ trích. Tờ Hữu Thanh 15 tháng 3 năm 1924, viết: "Hồi
4 giờ rưỡi hôm 14 Mars (tháng 3) này, Hội Indochine Film có đem chớp thử Kim
Vân Kiều tại nhà Cinéma Palace phố Tràng Tiền. Hôm ấy là hôm chớp thử nên
chỉ mới có mấy nhà văn chương và mấy nhà báo Tây, Nam đến xem mà thôi".
Ngày 15 tháng 3 năm 1924, tờ Trung Văn: "Số là lần này là lần thứ nhất mới có
một bản chớp bóng dùng một sự tích An Nam, dùng con hát An Nam đóng, lấy
những nơi thắng cảnh tự nhiên của An Nam làm cảnh trí, là lần đầu. Cái nghề
chớp bóng xưa nay người An Nam chúng ta chưa từng biết; các phương pháp, các
lề lối đều là phải tin cấp ở nhà chuyên môn Tây, người ta bảo thế nào là phải thì
cứ thế mà làm. Những lẽ mình bàn góp vào cho hợp với sự tích, hợp với phong tục

An Nam ta, thì cũng phải để tùy nhà chuyên môn người ta lượng nghĩ mà châm
chước mà thôi, chứ mình không bắt buộc được người ta phải theo ý mình."
Sau thất bại của Kim Vân Kiều, năm 1925 IFEC tiếp tục thực hiện cuốn
phim hài ngắn là Toufou có độ dài 600 m. Vai chính Toufou do một diễn viên
người Việt lai Trung Quốc tên Léon Chang đóng. Phim nhại theo cách diễn xuất
của Vua hề Charlie Chaplin và bị báo chí lẫn khán giả chỉ trích.
Không nản lòng, IFEC cố gắng làm một bộ phim dài về Việt Nam. Đó là
phim Huyền thoại bà Đế
[3]
năm 1927 dài 1.000 m. Phim do Paul Numier viết kịch
bản dựa theo một câu chuyện dân gian nói về một cô gái bị cha mẹ, họ hàng nghi
ngờ là hư hỏng nên buộc phải chết, sau đó được giải oan và dân làng lập miếu thời
gọi là Bà Đế. Đạo diễn bộ phim là Georges Specht
[4]
, còn vai chính một cô gái
Pháp lai đảm nhiệm, các diễn viên Việt chỉ đóng vai phụ. Bộ phim này tiếp tục
thất bại, vai chính bị chê là lố lăng, nội dung nhiều sai lạc ngớ ngẩn. Dù được gửi
sang trình chiếu ở Pháp, Huyền thoại bà Đế vẫn thua lỗ về doanh thu.
Sau thất bại của ba phim liên tiếp, Công ty Phim và Chiếu bóng Ðông
Dương thôi không nghĩ đến chuyện làm phim nữa.
Bộ phim đầu tiên của người Việt
Năm 1924, ông Nguyễn Lan Hương, chủ tiệm ảnh Hương Ký ở Hà Nội,
mời một chuyên viên người Pháp về dạy cho mình rồi thực hiện bộ phim hài Đồng
tiền kẽm tậu được ngựa. Bộ phim dài 6 phút, phỏng theo tác phẩm La laitière et le
pot au lait (Cô gái và bình sữa), truyện ngụ ngôn của La Fontaine. Phim thứ hai
của Hương Ký cũng là phim hài với tựa phim là Cả Lố. Nhưng phim đang quay dở
dang lại phải bỏ, vì có sự bất đồng giữa Hương Ký và diễn viên đóng phim. Sau
đó, Hương Ký còn quay phim tài liệu Ninh Lăng dài 2.000 m về đám tang vua
Khải Định. Tiếp đó là phim Tấn tôn đức Bảo Đại, dài 800 m, về lễ đăng quang
Hoàng đế Bảo Đại. Tuy được hoan nghênh, nhưng vì không có thị trường nên

không đủ bù đắp vào số vốn đã bỏ ra thực hiện phim. Phim chiếu ở Hà Nội được
27 ngày, doanh thu khoảng 5.000 đồng tiền Đông Dương, trong khi chi phí sản
xuất gần 30.000 đồng
[5]
.
Nhờ gây được tiếng vang, Nguyễn Lan Hương được Tỉnh trưởng tỉnh Vân
Nam, Trung Quốc đặt hàng làm hai phim phóng sự quay tại Trung Quốc. Một
trong hai phim là Đám tang tướng Đường Kế Nghiêu, năm 1929. Nhưng sau đó
không thấy ông Nguyễn Lan Hương làm phim tiếp, mà trở về với nghề nhiếp ảnh
của mình. Có những ý kiến cho rằng lý do là vì tác động của người Pháp, họ
không muốn một hãng phim Việt Nam thành công trong khi họ liên tục gặp thất
bại. Hãng phim Hương Ký biến mất sau vài năm tồn tại. Từ đó, hoạt động sản xuất
phim của người Việt Nam ngưng hoạt động suốt 7 năm liền từ 1930 đến 1936.
Phim nói
Những năm cuối thập niên 1930, Việt Nam hình thành một lớp trí thức mới,
tiếp thu văn hóa Pháp. Nhiều phong trào văn học, sân khấu, âm nhạc nở rộ. Từ
cuối 1936, nhiều nhóm thanh niên có ý định làm phim, bắt đầu cho những phim
nói đầu tiên của Việt Nam.
An Nam Nghệ sĩ đoàn do một số thanh niên yêu điện ảnh thành lập. Họ tự
học điện ảnh qua sách vở đặt mua từ bên Pháp. Đầu năm 1937, một thương gia
người Hoa giàu có ở Hải Phòng tên Trịnh Lâm Ký đã tiếp xúc với An Nam Nghệ
sĩ đoàn, bàn việc đưa một đoàn diễn viên Việt Nam sang Hồng Kông quay phim.
Nhưng việc không thành vì xảy ra cuộc chiến Trung-Nhật. An Nam Nghệ sĩ đoàn
tiếp tục vận động những người giàu có ở Hà Nội bỏ tiền ra làm phim, nhưng
không có kết quả.
Cuối tháng 11 năm 1937, An Nam Nghệ sĩ đoàn ký được một hơp đồng làm
phim với Công ty điện ảnh Nam Trung hoa (The South China Motion Pictures
Co.) để sản xuất bộ phim truyện dài Cánh đồng ma. Kịch bản phim Cánh đồng ma
do Đàm Quang Thiện viết, bút danh trên phim là Nguyễn Văn Nam. Đàm Quang
Thiện vốn là một sinh viên Y khoa, muốn qua kịch bản chứng minh thuyết di

truyền trong y học, nhưng Công ty điện ảnh Nam Trung Hoa cùng đạo diễn người
Trung Quốc Trần Phì đã tự ý sửa nội dung kịch bản, biến nó thành một phim trinh
thám với nhiều máu và đàn bà. Các nghệ sĩ Việt Nam phản đối nhưng không kết
quả, phải diễn theo những nội dung không có từ trước trong kịch bản. Thực hiện
trong 13 ngày, Cánh đồng ma hoàn thành giai đoạn quay vào ngày 30 tháng 1 năm
1938. Sau Cánh đồng ma, 6 diễn viên người Việt ở lại Hồng Kông để quay tiếp
Trận phong ba, một phim Hồng Kông nhưng nói về một người Việt. Trận phong
ba được gấp rút hoàn thành và công chiếu trước Cánh đồng ma nhưng không
thành công, bị khán giả la ó. Chiếu sau Trận phong ba một tháng, tháng 7 năm
1938, Cánh đồng ma ra mắt và cũng bị dư luận và báo chí chê trách. Trong đoàn
làm phim Việt Nam sang Hồng Kông khi đó có nhà văn Nguyễn Tuân, ông đóng
một vai rất phụ trong Cách đồng ma và khi về viết bút ký Một chuyến đi
[6]
.
Sau Cánh đồng ma, các nghệ sĩ trong An Nam Nghệ sĩ đoàn còn tham gia
hai phim truyện nói tiếng Pháp do Hãng Franco Film thực hiện tại Việt Nam rồi
không tiếp tục hoạt động nữa vì không có ai dám bỏ vốn ra làm phim tiếp. An
Nam Nghệ sĩ đoàn chỉ tồn tại trong 2 năm, họ được ghi nhận như những người
Việt Nam đầu tiên hợp tác làm phim với nước ngoài.
Cuối năm 1937, chủ hãng đĩa hát Asia là Nguyễn Văn Đinh đã cho ra đời
Hãng phim Châu Á (Asia Film) tại Sài Gòn. Ông bỏ tiền mua máy móc thiết bị từ
bên Pháp về để sản xuất phim có tiếng cỡ 35 mm đầu tiên tại Việt Nam. Đầu năm
1938, hãng Asia Film khởi quay bộ phim đen trắng 35 mm Trọn với tình có độ dài
90 phút. Đạo diễn là Nguyễn Văn Danh, tức Tám Danh xuất thân từ nghệ sỹ sân
khấu cải lương. Kịch bản, quay phim và dựng phim do giám đốc hãng là Nguyễn
Văn Đinh thực hiện. Phim được quay và làm hậu kỳ hoàn toàn tại Việt Nam do
các chuyên viên kỹ thuật Việt Nam đảm nhiệm mà lực lượng nồng cốt là các kỹ
thuật viên của hãng đĩa Asia. Tuy không thành công như mong đợi, nhưng khi
tung ra chiếu vào đầu năm 1939, Trọn với tình cũng thu hút được người xem vì
đây là một bộ phim nói 35 mm đầu tiên tại Việt Nam, do người Việt Nam sản xuất.

Sau Trọn với tình, Nguyễn Văn Đinh còn cho ra tiếp ba phim nữa do mình
tự viết kịch bản, tự đạo diễn, tự quay phim, dựng phim. Đó là Cô Nga dạo thị
thành (1939), Khúc khải hoàn và Toét sợ ma (1940). Nghệ thuật và kỹ thuật của cả
3 phim đều không hơn gì Trọn với tình. Từ năm 1940, hãng phim Châu Á ngừng
hoạt động cho đến thập niên 1960 mới hoạt động trở lại tại Sài Gòn.
Năm 1939, một hãng phim mới ra đời nữa tại Sài Gòn là hãng Việt Nam
Phim với bộ phim truyện ra mắt có tên là Một buổi chiều trên sông Cửu Long do
Nguyễn Tấn Giầu viết kịch bản, đạo diễn, quay phim. Phim được quay 16 mm, có
độ dài 90 phút với âm thanh ngoài phim. Nhạc, lời, tiếng động được thu vào đĩa,
khi chiếu được bật lên cùng hình ảnh. Một buổi chiều trên sông Cửu Long chỉ ra
mắt được vài buổi ở Sài Gòn và Mỹ Tho. Cuối năm 1939, Nguyễn Tấn Giầu lại
bắt tay làm tiếp phim truyện hài Lão thầy pháp râu đỏ và phim tài liệu Đèo Ngang
tức cảnh
[7]
. Cả hai phim này cũng chết yểu như Một buổi chiều trên sông Cửu
Long.
Sang năm 1940, quân Nhật tiến vào Đông Dương, người Việt Nam không
còn ai đứng ra làm phim. Các rạp chỉ còn chiếu chủ yếu phim Nhật và các nước
đồng minh của Nhật.
Giai đoạn 1945-1954
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành
lập. Tuy kinh tế Việt Nam khi đó kiệt quệ và vừa trải qua nạn đói năm 1945,
Chính phủ lâm thời Việt Nam vẫn xây dựng bộ phận Điện ảnh và Nhiếp ảnh thuộc
Bộ Thông tin - Tuyên truyền. Hoạt động chủ yếu của bộ phận này là tổ chức đoàn
chiếu phim lưu động chiếu ở những nơi công cộng và lập toa xe Điện ảnh đi chiếu
phim dọc Quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam với một máy chiếu Débri 16 mm và hai bộ
phim tài liệu về phái đoàn Phạm Văn Đồng tại Pháp do Việt kiều gửi về. Thời gian
này tại Pháp, họa sĩ, nhà quay phim Mai Trung Thứ cùng các Việt kiều khác tổ
chức nhóm điện ảnh Sao Vàng, quay được nhiều phim tài liệu: Hồ Chủ Tịch tại
Pháp, Hội nghị Fontainebleau, Sinh hoạt của 25.000 Việt kiều tại Pháp. Trong

nước các nhà làm phim cũng ghi được những phim lịch sử như Hồ Chủ Tịch từ
Pháp trở về (1946), Trận đánh tại Ô Cầu Dền (1946)...


Nghệ sĩ Kim Xuân
Sau khi cuộc chiến Việt - Pháp bùng nổ, một số nhà làm phim Cách mạng ở
cả miền Nam và miền Bắc tiếp tục thực hiện được những phim tài liệu: Trận Mộc
Hóa (1948), Trận Đông Khê (1950), Chiến Thắng Tây Bắc (1952)... Trong đó,
phim Trận Mộc Hóa do Khu 8 ở miền Nam thực hiện, được xem là phim đầu tiên
của nền Điện ảnh Cách mạng, đã được đem chiếu tại Liên hoan Thanh niên thế
giới New Delhi, Ấn Độ năm 1950
[8]
. Ngày 15 tháng 3 năm 1952, trên chiến khu
Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 147/SL thành lập Doanh nghiệp Quốc
gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam. Những hoạt động của các nhà làm phim
điện ảnh Cách mạng thời kỳ này chỉ dừng lại ở thể loại phim tài liệu ngắn, như
Giữ làng giữ nước quay năm 1953, Điện Biên Phủ năm 1954.
Tại các thành thị nơi vẫn thuộc quyền kiểm soát của Pháp, mạng lưới các
rạp chiếu bóng do người Pháp và Hoa kiều làm chủ tiếp tục chiếu các phim của
Pháp và các nước Đồng Minh sản xuất. Điện ảnh vẫn được khán giả yêu thích
nhưng không có bộ phim Việt Nam nào được thực hiện.
Đến năm 1953, Công ty Kim Chung Điện ảnh sản xuất phim Kiếp hoa.
Kịch bản phim do bầu Long, trưởng đoàn cải lương Kim Chung viết, nghệ sĩ Kim
Xuân trong vai Ngọc Thủy. Đạo diễn phim là người Hồng Kông do ông Long mời
về. Tiền đầu tư cũng là từ doanh thu của đoàn Kim Chung. Kiếp hoa giành được
thành công, không chỉ chiếu ở Hà Nội, phim còn vào Sài Gòn rồi các tỉnh miền
Tây. Sự thành công về thương mại của Kiếp hoa kéo theo những tư nhân khác bỏ
vốn mời đạo diễn và quay phim Hồng Kông về làm phim. Ông Hà Quang Định,
chủ gánh cải lương Ái Liên, cùng vợ là Ái Liên thực hiện phim Nghệ thuật và
hạnh phúc và Phạm Công - Cúc Hoa. Những diễn viên thời kỳ này đa phần xuất

phát từ các đoàn hát hoặc ca sĩ như Phùng Há, Ái Liên, Kim Chung, Kim Xuân,
Bích Hợp...
Giai đoạn 1954-1975
Hiệp định Genève năm 1954 chia Việt Nam thành Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Tại miền Bắc, với sự lãnh
đạo của Đảng Lao Động Việt Nam, điện ảnh được Nhà nước cấp kinh phí sản xuất
những bộ phim mang tính tuyên truyền, được gọi là điện ảnh Cách mạng. Những
bộ phim này được mang tới các liên hoan phim ở những nước xã hội chủ nghĩa và
đã giành được nhiều thành công. Ở miền Nam, hình thành một thị trường điện ảnh
với nhiều hãng phim tư nhân. Thị trường này, có thời kỳ suy thoái, có giai đoạn
phát triển mạnh mẽ đã sản xuất các bộ phim thuộc nhiều thể loại, đề tài phong phú.
Nếu như ở miền Bắc năm 1959 mới xuất hiện bộ phim truyện đầu tiên thì ở miền
Nam, điện ảnh đạt tới thời kỳ đỉnh cao ngay từ năm 1957 với nhiều bộ phim được
sản xuất, trong đó có phim màu đầu tiên của Việt Nam là phim Lục Vân Tiên
[9]
.
Những đại diện của điện ảnh miền Nam tới tham dự các liên hoan phim ở Châu Á
và trong khu vực cũng đã nhận được nhiều giải thưởng.
Miền Bắc



Máy chiếu phim 35 mm đầu tiên do Liên Xô tài trợ
Sau năm 1954, các nhà làm phim của miền Bắc vẫn tiếp tục với các phim
tài liệu. Một vài phim tài liệu ngắn mang tính lịch sử như Hội nghị quân sự Trung
Giã, Tù hàng binh dưới chế độ ta, Tiếp quản Thủ đô và các phim thời sự về sinh
hoạt của tù binh Âu - Phi, trao trả tù binh ở Tuyên Quang, Việt Trì, Sầm Sơn. Năm
1955, các phim tập trung phản ánh cuộc sống thay đổi sau chiến tranh, chống di cư,
chuyển quân tập kết. Từ năm 1956, phim thời sự ra đều hàng tuần. Năm 1959, bộ
phim tài liệu Nước về Bắc Hưng Hải của đạo diễn Bùi Đình Hạc đã đạt huy

chương vàng ở liên hoàn phim Moskva.
Một phương thức để phổ biến điện ảnh khi đó là các buổi chiếu bóng lưu
động: phim được chiếu ở một khu đất trống với một màn ảnh được dựng lên, máy
chiếu được chạy nhờ máy phát điện. Nhiều đơn vị chiếu bóng được thành lập tới
các vùng nông thôn và cả thành thị phục vụ khán giả. Năm 1954 khi cuộc chiến
Việt-Pháp kết thúc, toàn miền Bắc có 26 rạp và 23 đội chiếu bóng lưu động. Năm
1955 tăng lên 37 rạp và 37 đội chiếu bóng. Năm 1963, 46 rạp và 11 bãi chiếu phim
ngoài trời, 269 đội chiếu bóng phục vụ 112.804.000 lượt người xem. Năm 1964 số
lượng tăng lên tới 48 rạp và 11 bãi chiếu phim và 277 đội chiếu bóng nhưng số
lượt người xem giảm xuống còn 77.414.720. Hoa Kỳ bắt đầu mở rộng chiến tranh
ra miền Bắc, vì lý do an ninh các đội chiếu bóng và bãi chiếu bóng không tập
trung đông người nữa.
Năm 1956, tổ chức điện ảnh được tách riêng làm hai bộ phận: Xưởng phim
Việt Nam và Quốc doanh phát hành phim và chiếu bóng Việt Nam. Cũng trong
thời gian này, Cục Điện ảnh được thành lập. Năm 1957 báo Điện ảnh xuất hiện.
Đến năm 1959, Trường Điện ảnh Việt Nam, Nhà máy cơ khí điện ảnh, Xưởng
phim Hoạt hoạ và búp bê Việt Nam, Xưởng phim Thời sự, tài liệu Trung ương lần
lượt ra đời.
Một số hoạt động văn nghệ khác được coi như bước chuẩn bị cho phim
truyện. Phan Nghiêm, từ Việt Bắc về Hà Nội đã cải biên, quay và thu thanh tại chỗ
vở kịch Lòng dân bằng phim 16 mm, sau đó hòa âm tại Tiệp Khắc. Xưởng phim
Việt Nam cũng đã làm thử một số tiểu phẩm. Đầu tiên, đạo diễn Phạm Kỳ Nam,
quay phim Trần Thịnh cùng các diễn viên Tuệ Minh, Hoà Tâm, đã dựng và quay
tiểu phẩm về Võ Thị Sáu. Tiểu phẩm thứ hai dựa theo truyện ngắn Thư nhà của
nhà văn Hồ Phương. Tiêu phẩm này được mang tên Người chiến sĩ (còn có tên
khác là Cô lái đò bến Chanh), đạo diễn Trần Công, quay phim Khương Mễ cùng
các diễn viên Phi Nga, Huy Công, Cam Ly, Khang Hy. Tiểu phẩm thứ ba có tên
Nhựa sống nói về hoạt động của học sinh sinh viên nội thành thời gian thuộc
quyền kiểm soát của Pháp. Đạo diễn Phạm Kỳ Nam, quay phim Thẩm Võ Hoàng.
Các vai chính do Bích Vân, Trần Phương và Tự Huy đóng.

Năm 1958, đạo diễn Mai Lộc làm bộ phim Biển động. Kịch bản do soạn giả
cải lương Ngọc Cung viết, nội dung về cuộc khởi nghĩa thất bại ở Hòn Khoai, Cà
Mau năm 1940. Phim hoàn thành nhưng khi duyệt hòa âm thì không được thông
qua. Trong cuốn sách Điện ảnh Việt Nam thuở ban đầu đạo diễn Mai Lộc viết lại:
"Phim không được thông qua vì nội dung phim không phù hợp với đường lối chính
trị lúc bấy giờ, là đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, mà phim
lại mô tả một cuộc nổi dậy thất bại tại miền Nam. Vì thế bộ phim truyện đầu tay
của chúng tôi đã thất bại...". Một số kịch bản phim truyện khác cũng đã được viết,
nhưng chưa kịch bản nào được dựng thành phim.
Giai đoạn 1959-1965


Chung một dòng sông (1959)
Năm 1959 được coi là điểm mốc với sự ra đời của bộ phim truyện điện ảnh
Cách mạng đầu tiên: Chung một dòng sông.
Từ năm 1958 một bộ phim truyện đã được triển khai. Kịch bản đầu tiên
mang tên Tình không giới tuyến, của tác giả Cao Đình Báu viết từ đầu năm 1957,
nói về mối tình bị chia cắt của hai nhân vật Hoài và Việt sống trên đôi bờ sông
Bến Hải. Ban đầu Tình không giới tuyến chỉ là một cốt truyện sơ lược. Sau khi
được góp ý kiến, Cao Đình Báu và Đào Xuân Tùng đã sửa chữa và hoàn chỉnh
kịch bản đổi tên thành Chung một dòng sông.


Vợ chồng A Phủ (1961)
Cốt truyện Chung một dòng sông đơn giản, nhưng đề cập đến vấn đề thời
sự khi đó. Theo hiệp định Genève, sông Bến Hải trở thành giới tuyến tạm thời
phân chia hai miền Nam Bắc. Hai nhân vật chính Vận và Hoài yêu nhau nhưng bị
dòng sông chia cắt. Đạo diễn phim là Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân (tức
Phạm Kỳ Nam), quay phim Nguyễn Đắc, họa sĩ thiết kế Đào Đức. Chung một
dòng sông được công chiếu ngày 20 tháng 7 năm 1959 đã giành được nhiều thiện

cảm của khán giả.
Năm 1960 cũng là năm đánh dấu của phim hoạt hình với bộ phim đầu tiên
Đáng đời thằng cáo. Tiếp đó đến các phim Chiếc vòng bạc, Chú thỏ đi học... được
sản xuất.
Sau Chung một dòng sông, các nhà làm phim Cách mạng tiếp tục thực hiện
các bộ phim truyện khác. Đề tài lớn nhất trong giai đoạn này là cuộc Chiến tranh
Việt-Pháp vừa kết thúc. Từ năm 1959 đến 1964, có 18 bộ phim thì 11 nói về đề tài
trên: Vợ chồng A Phủ (1961), Lửa trung tuyến (1961), Chim vành khuyên (1962),
Chị Tư Hậu (1963), Kim Đồng (1964)... Ngoài ra, đề tài xây dựng cuộc sống mới
ở miền Bắc cũng được đề cập đến trong các phim: Khói trắng (1963), Cô gái nông
trường (1960), Vườn cam (1960)... Cho tới tận 1964 thì Chung một dòng sông vẫn
là phim duy nhất về đề tài Chiến tranh Việt Nam.
Trong những năm đầu, ngoài Phạm Kỳ Nam từng học đạo diễn ở Học viện
Điện ảnh Pháp (Institut des hautes études cinématographiques), các nghệ sĩ còn lại
chỉ tự học, làm quen với điện ảnh bằng những phim tài liệu trước đó. Đến năm
1962 mới xuất hiện lớp nghệ sĩ thuộc khóa đạo diễn đầu tiên của trường Điện ảnh
Việt Nam. Một khó khăn khác là sự yếu kém của kịch bản, lý do văn học Cách
mạng thời kỳ này cũng rất yếu, với phần lớn là truyện ngắn, rất ít truyện dài hay
tiểu thuyết. Trong những phim thời kỳ đó, Vợ chồng A Phủ làm từ truyện ngắn
cùng tên của nhà văn Tô Hoài, Chị Tư Hậu, Chim vành khuyên được xem là thành
công.
Về diễn viên, ngoài những nghệ sĩ sân khấu chuyển sang điện ảnh như Phi
Nga, Danh Tấn, Tuệ Minh, Trung Tín, Văn Phức, Mai Châu, Thu An... giai đoạn
này đã xuất hiện những gương mặt mới sẽ là trụ cột của điện ảnh Cách mạng giai
đoạn sau: Trà Giang, Lâm Tới, Đức Hoàn...
Giai đoạn 1965-1975


Áp phích Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972) ở Nhật Bản
Từ cuối năm 1964, Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc, Chiến tranh Việt Nam

bước vào thời kỳ khốc liệt nhất. Điện ảnh miền Bắc với nhiệm vụ tuyên truyền bắt
đầu quay lại đề tài về cuộc chiến đang diễn ra. Thời kỳ này đội ngũ làm phim đã
đa dạng và trưởng thành hơn. Ngoài lớp nghệ sĩ thứ nhất, xuất hiện lớp nghệ sĩ thứ
hai là những người được đào tạo tại trường Điện Ảnh Việt Nam khóa đầu tiên. Thế
hệ nghệ sĩ thứ ba là những nhà làm phim học ở Đại học điện ảnh Moskva về nước
năm 1962.
Giai đoạn này, phim tài liệu vẫn đóng vai trò quan trọng. Một số phim đã
đạt giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế như: Lũy thép Vĩnh Linh của đạo
diễn Ngọc Quỳnh đạt huy chương vàng Liên hoan phim Moskva năm 1971, Đầu
sóng ngọn gió của đạo diễn Ngọc Quỳnh, Du kích Củ Chi của đạo diễn Trần Nhu,
Đường ra phía trước của đạo diễn Hồng Sến cũng thành công tại các kỳ Liên hoan
phim Moskva. Những người dân quê tôi của đạo diễn Trần Văn Thủy đoạt giải Bồ
Câu Bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig năm 1970...

×