Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Điện ảnh Đài Loan pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.82 KB, 9 trang )

Điện ảnh Đài Loan
Điện ảnh Đài Loan là một trong ba nền điện ảnh nói tiếng Hoa lớn
nhất ngoài điện ảnh Trung Quốc đại lục và điện ảnh Hồng Kông.
Tuy nhiên, khán giả châu Á nói chung và khán giả Việt Nam nói riêng vẫn
bị ấn tượng bởi những bộ phim diễm tình xưa kia hay hàng loạt những tác phẩm
truyền hình thần tượng của vùng lãnh thổ này. Thực ra có một nền điện ảnh Đài
Loan khác, tồn tại độc lập với ngành thương mại giải trí phục vụ số đông khán giả
trẻ, một nền điện ảnh của những cách tân táo bạo biến nơi đây dần trở thành một
trong những khu vực sôi động nhất thế giới của dòng điện ảnh tác giả.

Poster phim Sắc giới


Ảnh hưởng từ những yếu tố lịch sử
Trước năm 80, điện ảnh Đài Loan hầu như không có thành tựu nào đáng kể.
Từ năm 1901 đến năm 1937, Đài Loan là thuộc địa của Nhật Bản. Những bộ phim
thời kỳ đầu của điện ảnh Đài Loan chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa sân khấu của
Nhật. Tất cả các phim đều có người dẫn chuyện để đọc thoại, thêm thắt những lời
giải thích theo ý nghĩ chủ quan. Chính vì thế, mỗi bộ phim đều mang dấu ấn cá
nhân của người dẫn chuyện nên nhiều người dẫn chuyện đã nổi tiếng và được ưa
chuộng như bất kỳ ngôi sao điện ảnh nào.
Nhưng cũng chính vì thế mà các tác phẩm điện ảnh thời kỳ này được nhận
xét là sơ khai, giải trí rẻ tiền và bị quên lãng thời gian sau đó.
Năm 1949, quân đội Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đã chạy sang
Đài Loan kéo theo rất nhiều nhà điện ảnh ủng hộ chế độ này đã đặt nền móng ban
đầu cho một nền điện ảnh có tính cách tân mạnh mẽ. Ban đầu, việc sản xuất phim
bị các nhà cầm quyền chi phối nhiều, hầu như chỉ tập trung vào những đề tài tuyên
truyền ngớ ngẩn. Tuy nhiên sau đó, sự phản ứng mạnh mẽ và nhu cầu giải trí cấp
thiết của đông đảo người xem đã khiến những người đứng đầu vùng lãnh thổ này
nới tay với quản lý phim ảnh. Xuất hiện một số công ty thương mại sao chép các
vở kịch cổ trang, phim hài và phim tình cảm lãng mạn của Hồng Kông đã mang


đến cho khán giả những lựa chọn dễ chịu hơn hẳn.
Trong những năm 60, những bộ phim võ thuật Hồng Kông đã làm mưa làm
gió trên màn ảnh Đài Loan khiến nhiều nhà sản xuất phim đã chuyển hướng: tập
trung sản xuất các bộ phimm võ thuật nhái theo hay mời các đạo diễn nổi tiếng của
Hồng Kông sang làm việc. Nhiều công ty phim của Hồng Kông cũng đua nhau mở
trường quay ở đây. Những công ty điện ảnh do những nhà cầm quyền cũng phải
tìm cách duy trì hoạt động của mình bằng cách chuyển hướng sản xuất những bộ
phim hư cấu. Tuy nhiên, đó vẫn là nhữn bộ phim mang đậm tính giáo huấn, mô
phạm. Hơn 200 bộ phim mỗi năm chỉ đáp ứng được một phần khán giả. Nhiều
người vẫn bị những bộ phim nhiều ngôi sao với cốt truyện li kỳ của Đài Loan mê
hoặc. Sản lượng phim từ 200 phim mỗi năm vào những năm 70 giảm đi ở mức 100
phim vào những năm 80 rồi chỉ còn 30 phim những năm90.
Kinh tế Đài Loan ngày càng phát triển với thế mạnh là về khoa học công
nghệ hiện đại. Những trí thức trẻ tuổi, những công chức cổ cồn …khao khát tìm
kiếm một nét văn hóa đặc trưng. Họ dần coi rẻ những bộ phim hành động và tình
cảm vốn là những sản phẩm giải trí một thời làm mưa làm gió.

Poster phim I don't want to sleep alone


Sẵn sàng cho một nền điện ảnh mới
Từ nhu cầu làm mới chính mình, những người làm điện ảnh của Đài Loan
đã sẵn sàng cho những cuộc thử nghiệm và những đấu tranh quyết liệt cho một nền
điện ảnh đích thực. Năm 1979, cơ quan lưu trữ phim Đài Loan thành lập, đã tập
hợp những tác phẩm điện ảnh xuất sắc của châu Âu, Bắc Mỹ cũng như các nền
điện ảnh lớn trong khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ…Hàng loạt những tác phẩm
kinh điển được trình chiếu rộng rãi, một số tạp chí chuyên về điện ảnh xuất hiện đã
định hướng cho một lớp khán giả mới sẵn sành hi sinh tiền bạc và dành nhiều thời
gian cho những tác phẩm điện ảnh giàu tính nghệ thuật.
Những năm 80, lượng phim công chiếu sụt giảm nghiêm trọng khiến ngay

cả các công ty điện ảnh do nhà cầm quyền sáng lập cũng phải tuyển thêm những
đạo diễn trẻ, đa phần được đào tạo ở các nước phương Tây. Thành công rực rỡ của
loạt tác phẩm điện ảnh do hai đạo diễn Vương Đức Xương và Hầu Hiếu Hiền và
nhiều bộ phim tác giả khác của Đài Loan trên thị trường quốc tế đã chứng tỏ chi
phí bỏ ra thực hiện mỗi bộ phim không phải là yếu tố quyết định chất lượng mỗi
tác phẩm điện ảnh. Phim chi phí thấp vẫn mang lại nhiều xúc cảm mới mẻ cho
nhóm khán giả có nền tảng học vấn tốt và giành giải tại các liên hoan phim danh
giá, mang lại vị thế vinh quang cho điện ảnh Đài Loan.
Làn sóng mới của Đài Loan do Dương Đức Xương, Hầu Hiếu Hiền khởi
xướng đã tận dụng được thời điểm của cuộc khủng hoảng trong ngành để thực
hiện những bộ phim ít tiền, gọn nhẹ với những điểm cách tân đi ngược lại cách
làm phim truyền thống cứng nhắc của điện ảnh Đài Loan. Nếu như trước đây,
phim Đài Loan thường bó hẹp với những cảnh quay tại trường quay nhỏ, sắp đặt
sơ sài với nét diễn xuất ảnh hưởng mạnh từ lối diễn sân khâu thì ở thời điểm này,
điện ảnh Đài Loan lại đi đầu trong những cách tân tự do, phóng khoáng. Những
đạo diễn của làn sóng mới Đài Loan thường tiến hành quay phim tại những bối
cảnh có sẵn ngoài cuộc sống, vừa tận dụng vẻ tự nhiên lại tiết kiệm nhiều kinh phí.
Chuyện phim là những câu chuyện ngẫu nhiên, tự do, thường xuất hiện các diễn
viên không chuyên, được khuyến khích diễn xuất theo cách mà họ tự cảm nhận và
ứng tác. Vì những nhà cầm quyền cấm bình luận công khai về chính trị, các nhà
làm phim đều thể hiện ngầm những bình luận xã hội thậm chỉ là những phản
kháng chính trị của mình. Các đạo diễn chọn cách tiếp cận gián tiếp vời nhiều
cảnh quay phục hiện, những trường đoạn tưởng tượng và các tình huống bi kịch
hóa. Phổ biến nhất thời kỳ này là các bộ phim mang tính tự truyện hoặc các bộ
phim tâm lý.

Đạo diễn Lý An
Những tác phẩm của Dương Đức Xương (Edward Yang) hướng tới giới trí
thức trẻ thành thị đang sống chán chường và không có lý tưởng. Các nhân vật của

×