Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.16 KB, 3 trang )
Học cách "yêu" sếp
Nếu sếp không phải là người thích chưng diện, chải chuốt và bạn thấy rằng điều
đó là chưa phù hợp với cương vị của sếp thì cũng đừng đánh giá này nọ hoặc khó
chịu mà hãy cho một điểm cộng vì sự giản dị của sếp.
Không phải lúc nào bạn cũng có thể được làm việc với một người quản lý, lãnh
đạo hoàn toàn phù hợp với mình... (Ảnh minh họa)
Không phải lúc nào bạn cũng có thể được làm việc với một người quản lý, lãnh
đạo hoàn toàn phù hợp với mình từ năng lực, đạo đức, lối sống đến phong cách
làm việc. Tuy nhiên, bạn cũng không thể vì không tìm được sếp ưng ý mà từ bỏ
công việc. Vậy nên, khi phải làm việc dưới quyền một người mà thoạt đầu mình
chưa tâm đầu ý hợp, bạn hãy thử thực hiện phương pháp “làm phép trừ với khuyết
điểm và phép cộng với ưu điểm”, bạn sẽ dần tìm thấy sự thoải mái, cân bằng trong
công việc.
- Chẳng hạn thường ngày tính sếp ít nói, ít cười; vẻ mặt lạnh lạnh nhưng vào một
ngày nào đó, xảy ra chuyện thì sếp hết lòng bảo vệ nhân viên, tìm mọi cách hỗ trợ
có hiệu quả nhất. Lúc này, bạn hãy quên đi vẻ mặt lạnh, ít cười của sếp mà hãy
cho điểm 10 vào việc làm của sếp đối với nhân viên.
- Sếp hay la mắng nhưng lại chỉ bảo tận tình, giúp nhân viên tiến bộ rõ rệt, ngày
càng tự tin, làm việc tốt hơn. Khi nhận được một lời khen, một phần thưởng cho
công việc của mình, hãy cho sếp một điểm 10 như một sự ghi ơn vì nhờ sếp
nghiêm khắc mà mình tiến bộ.
Hãy cho sếp một điểm 10 như một sự ghi ơn vì nhờ sếp nghiêm khắc mà mình tiến
bộ... (Ảnh minh họa)
- Nếu sếp không phải là người thích chưng diện, chải chuốt và bạn thấy rằng điều
đó là chưa phù hợp với cương vị của sếp thì cũng đừng đánh giá này nọ hoặc khó
chịu mà hãy cho một điểm cộng vì sự giản dị của sếp.
Trong quan hệ công việc hằng ngày, có thể bạn “thấy ghét” sếp này nói nhiều, sếp
kia có cái trán quá cao, sếp nọ có cái miệng quá rộng... Đó là chuyện bình thường
bởi mỗi người thường xây dựng một khuôn mẫu lý tưởng cho riêng mình.