Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Kỹ xảo điện ảnh A – Z ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.12 KB, 12 trang )

Kỹ xảo điện ảnh A – Z

Nghề làm kỹ xảo điện ảnh
Nhiều bộ phim nổi tiếng, thu hút khán giả ngoài nội dung hay, còn phải nhờ
đến kỹ xảo điện ảnh, như: Titanic, Công viên khủng long, Trân Châu Cảng, Xác
ướp Ai Cập, Người Hùng...Vậy kỹ xảo điện ảnh được sử dụng ra sao?
Sử dụng phương pháp mô hình
Một phương pháp đơn giản nhất mà các nước có nền điện ảnh phát triển đã
sử dụng từ trước đến nay. Nếu cần một cảnh một tòa nhà cao tầng bốc cháy, người
ta sẽ tạo một mô hình giống y như tòa nhà thật, rồi sử dụng góc độ camera, ánh
sáng để quay cảnh mô hình bị bốc cháy.
Ngày nay kỹ thuật máy tính ngày càng phát triển, việc tạo hiệu quả phim
bằng mô hình cũng hiện đại hơn, thật hơn. Nhưng yêu cầu bắt buộc, người làm
công việc này phải giỏi về kỹ thuật máy tính và chương trình đồ họa 3D.
Kết hợp cảnh quay thật, kỹ xảo máy tính và mô hình
Cách dùng kỹ xảo máy tính để tạo cảnh quay người bay lượn trên không
trung, chia làm hai công đoạn quay: quay người trước một phông xanh và quay
phong cảnh đã chọn. Yêu cầu người quay phim phải nắm được ý đồ của đạo diễn
để có khuôn hình giữa người và cảnh khi lồng ghép sẽ hợp lý. Người phụ trách
phần kỹ thuật của kỹ xảo sẽ có những cách thứuc riêng để lồng ghép cảnh vào
nhau.
Ngoài ra, phim viễn tưởng người ta còn tạo hình bằng phần mềm đồ họa 3D.
Nhân vật được tạo ra theo một kích thước nhất định, sau đó được điều khiển bằng
một hệ thống điện tử như kiểu người máy.
Ở Hollywood, sản xuất một bộ phim viễn tưởng phải mất hàng năm, với sự
tham gia của hàng trăm người. Phim có hay, hấp dẫn hay không phụ thuộc hoàn
toàn vào óc tưởng tượng phong phú của đạo diễn và tài năng của người làm kỹ xảo.
Việt Nam với kỹ xảo điện ảnh
Dù kỹ xảo điện ảnh Việt Nam đang ở mức “chưa có gì”, nhưng một vài bộ
phim ở ta đã có chút hơi hướng kỹ xảo, như: Tình yêu bên bờ vực thẳm, Hôn
nhân không giá thú, Ngã ba Đồng Lộc... và gần đây là bộ phim Trò đùa của


Thiên Lôi(Hãng phim truyện Việt Nam), một bộ phim “thực hành” nhiều kỹ xảo
3D.
Tuy nhiên, thực trạng cho thấy, vấn đề sử dụng kỹ xảo trong phim Việt
Nam rất hạn chế, vì hai lý do là công việc không đơn giản và rất tốn kém. Do vậy
đã dẫn đến một loạt phim có những chi tiết “ly kỳ” thì không tài nào chuyển tải
được, phim trở nên nhàm chán và cứng nhắc.
Một ngành điện ảnh đã có thì không thể không có bộ phận kỹ xảo điện ảnh.
Nếu dùng kỹ xảo đúng liều lượng, phim Việt Nam chắc chắn hấp dẫn khán giả hơn.
ỹ xảo trong phim VN: Có thị trường mới nuôi được hứng thú sáng tạo


Sự vụng về đến mức ngây ngô của kỹ xảo trong phim VN đầu những
năm 1990 được số đông khán giả chấp nhận vì... “thương các anh quá nghèo”.
Lần đầu tiên khán giả VN được xem kỹ xảo “cây nhà lá vườn” là trong hai
bộ phim cổ tích VN: Học trò thủy thần và Sự tích dã tràng.
Và sau gần 20 năm, kỹ xảo trong phim ta vẫn không có gì tiến bộ, các đạo
diễn rất ngại dùng kỹ xảo vì tốn kém mà hầu như không mang lại hiệu quả gì. Hai
bộ phim gần nhất có sử dụng kỹ xảo (Ký ức Điện Biên và Hà Nội - 12 ngày đêm)
đều làm ở nước ngoài.
Nhưng có một đạo diễn trẻ vẫn rất kiên trì “chơi” kỹ xảo trong các phim
truyền hình dài tập và các video clip của mình, đó là Đỗ Đức Thành - người lập
danh với tư cách quay phim trong 12A và 4H, Người Hà Nội; sau đó tiếp tục gặt
hái thành công trong nghề đạo diễn với các phim truyền hình nhiều tập Con nhện
xanh, Những ngọn nến trong đêm, Những giấc mơ dài...
* Nhiều người kêu ca là anh hơi lạm dụng kỹ xảo trong chín tập phim
Những giấc mơ dài. Có nhất thiết phải dùng nhiều đến thế?
- Đạo diễn Đỗ Đức Thành: Tôi cố tình dùng nhiều như thế. Toàn bộ chín
tập phim có 16 phút kỹ xảo. Tôi cố tình “chơi” kỹ xảo để nhắc mọi người nhớ là
phim VN vẫn có thể và nhiều lúc nên dùng kỹ xảo (tất nhiên hiệu quả đến đâu lại
là chuyện khác!).

Tôi cũng biết các đạo diễn hiện còn rất ngại dùng kỹ xảo trong phim vì
trước hết là nó tốn kém. Nhưng không thể né tránh nó mãi. Rồi cũng đến lúc ta
phải làm phim cổ tích tử tế cho trẻ em hoặc là phim lịch sử hoành tráng không thể
không dùng kỹ xảo. Cứ né tránh mãi thì sợ đến lúc ấy không hình dung ra được
phải làm như thế nào chứ chưa nói đến làm thành công.
* Vậy cái sự “cố tình” của anh phải trả giá bao nhiêu - trong khi kinh
phí làm phim là cố định?
- Tôi được sự động viên (bằng tinh thần) của ban giám đốc Hãng Phim
truyền hình VN (VFC), cho phép tự do thể nghiệm. Và quan trọng là được sự giúp
đỡ cũng hơi điên của những người bạn ở Công ty IDS Media. 16 phút kỹ xảo với
giá tối thiểu khoảng 200 triệu đồng đã được IDS tặng không (có kèm một chầu bia
tươi).
* Nhưng tương lai của công nghệ làm kỹ xảo chuyên nghiệp không thể
trông cậy vào sự giúp đỡ, nó phải là quan hệ kinh tế, có hợp đồng đàng hoàng
thì mới mong có chất lượng tương xứng?
- Vâng, tôi cũng biết thế, nhưng đến điện ảnh của chúng ta cũng còn đang
nghiệp dư thì làm sao mà kỹ xảo - một phần của điện ảnh - lại có thể chuyên
nghiệp ngay được.
Ở VN, chẳng có công ty nào chuyên làm kỹ xảo cho điện ảnh mà lại sống
được trong thời điểm này, họ phải làm kỹ xảo cho phim quảng cáo là chính. Rồi
lấy tiền đó mà nuôi những ý tưởng điên rồ đại loại như của tôi chứ.
Họ giúp tôi cũng là một cách tự quảng cáo cho mình, vì tôi - cũng như rất
nhiều đạo diễn khác - là loại “khách hàng tiềm năng”, chúng tôi cũng làm phim
quảng cáo và khi đó sẽ nhớ ngay đến họ để thuê làm hậu kỳ.
* Sắp tới anh sẽ còn sử dụng kỹ xảo trong tác phẩm nào của mình?
- Của tôi thì chưa vì tôi chưa có kịch bản ưng ý, nhưng tôi đã “xúi bẩy”
được anh Phi Tiến Sơn làm kỹ xảo cho phim Cầu Ông Tượng ở trong nước. Tôi đã
thấy các chuyên viên kỹ xảo VN ngồi làm 3D cảnh hàng trăm con voi đứng làm
trụ cầu cho xe tải và bộ đội qua sông, hàng chục máy bay trực thăng HU1A lượn
như chuồn chuồn. Cũng ấn tượng lắm! Mà không làm kỹ xảo không được.

Làm sao mà dựng được cảnh thật, dù có hàng triệu USD đi nữa. Thật vô lý
khi làm kỹ xảo ở VN chỉ khoảng 10.000 USD/phút mà lại cứ thích đi làm ở nước
ngoài - vừa không chủ động được thời gian, vừa bất đồng ngôn ngữ (đa số đạo
diễn không biết tiếng Anh), lại tốn kém (ít nhất 50.000 USD/phút).
Nhưng tôi cũng mới chỉ rủ rê được một mình Phi Tiến Sơn - may mà ông
này cũng mê máy móc và các trò mới lạ giống tôi.
Cần kỹ xảo tiến bộ cho phim Việt Nam


Đã nhiều năm qua, kỹ xảo trong phim của ta chưa có gì tiến bộ. Các đạo
diễn đều ngại dùng kỹ xảo, bởi tốn kém mà kỹ xảo thực hiện trong nước chưa có
hiệu quả cao. Các bộ phim có dùng kỹ xảo gần đây như: Hà Nội 12 ngày đêm, Ký
ức Điện Biên đều làm ở nước ngoài.
Còn kỹ xảo của những phim cổ tích trong nước rất thô sơ, bởi đưa ra nước
ngoài làm kỹ xảo chi phí rất cao. Tuy vậy, hiện nay vẫn có người cố gắng làm
phim trong nước với kỹ xảo tiến bộ như đạo diễn Đỗ Đức Thành, người đã thực
hiện các bộ phim truyền hình nhiều tập: Những ngọn nến trong đêm, Con nhện
xanh, Những giấc mơ dài. Trong phim Những giấc mơ dài, đạo diễn Đỗ Đức
Thành đã thực hiện 16 phút kỹ xảo đạt hiệu quả cao. Anh bày tỏ rằng mình tích
cực làm kỹ xảo như vậy để nhắc các nhà làm phim là vẫn có thể thực hiện được
những kỹ xảo tốt đẹp cho phim trong nước, mà chi phí ít hơn đưa đi làm kỹ xảo ở
nước ngoài.
Thực tế các đạo diễn vì ngại tốn kém nên không muốn làm kỹ xảo. Tuy
nhiên, làm phim thì không thể tránh kỹ xảo mãi được, khi kỹ xảo của điện ảnh thế

×