Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Tìm hiểu về quá trình làm phim pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.38 KB, 8 trang )

Tìm hiểu về quá trình làm phim
Làm phim (filmmaking) là quá trình tạo ra một bộ phim, từ ý tưởng ban đầu
tới viết kịch bản, quay phim, biên tập và cuối cùng là phân phối. Thông thường, nó
cần một số lượng người và có thể diễn ra trong vài tháng hoặc thậm chí là vài năm.
Nó có thể diễn ra ở bất kì nơi nào trên thế giới, trong bất kì bối cảnh kinh tế, chính
trị, xã hội nào; sử dụng nhiều công nghệ và kĩ thuật khác nhau.
Quá trình làm phim bao gồm 5 giai đoạn chính:
1. Phát triển ý tưởng (Development). Người ta sẽ viết một kịch bản và
phác thảo một kế hoạch khả thi, chi tiết cho một bộ phim.
2. Tiền kì (Pre-production). Những chuẩn bị cho việc quay phim, thuê các
thành phần của đoàn làm phim, chọn địa điểm, xây dựng bối cảnh.
3. Sản xuất (Production). Quay các cảnh quay thô của bộ phim (chưa
được biên tập).
4. Hậu kì (Post-production). Bộ phim được biên tập; các hiệu ứng âm
thanh, nhạc và kĩ xảo được thêm vào và bộ phim được hoàn tất.
5. Bán và phân phối (Sales and distribution). Một nhà phân phối mua bộ
phim và đưa nó tới khán giả.

Phát triển ý tưởng
Đây là giai đoạn mà một ý tưởng được chuyển thành kịch bản. Nhà sản
xuất của bộ phim sẽ tìm một câu truyện (có thể lấy từ các cuốn sách, các vở kịch,
các bộ phim khác, các ý tưởng gốc v.v…). Khi chủ đề được xác định, người ta sẽ
chuẩn bị một bản tóm tắt. Tiếp theo sẽ là bước phác thảo, tức là chia nhỏ câu
truyện ra thành các cảnh có lời thoại, tập trung vào cấu trúc mang tính kịch. Tiếp
theo, người ta chuẩn bị một bản xử lí tình huống phim. Đây là một bản mô tả câu
truyện dài khoảng 25-30 trang, kèm theo tiết tấu và những đặc điểm của nó, cùng
một số đoạn hội thoại nhỏ và lời ghi chú của đạo diễn, thông thường còn có thêm
một số bản vẽ minh họa để giúp hình dung được những điểm chính của phim.
Sau đó người ta sẽ viết kịch bản cho phim trong thời gian vài tháng. Nó
cũng có thể được chỉnh sửa vài lần để tăng thêm kịch tính, sự rõ ràng dễ hiểu, kết
cấu, nhân vật, lời thoại và phong cách chung.


Tuy nhiên, các nhà sản xuất thường bỏ qua các bước trước để bắt tay ngay
vào việc khai thác các kịch bản được chuyển lên sau khi đã trải qua một công đoạn
gọi là script coverage (tạm dịch: đánh giá tổng quan kịch bản). Cũng vào lúc này,
người ta có thể liên hệ với một nhà phân phối phim để đánh giá về thị trường phù
hợp và khả năng thu lợi nhuận của phim. Các nhà phân phối tại Holywood sẽ chọn
một phương án thiết thực nhất và tính tới các yếu tố như thể loại phim, đối tượng
khán giả, sự thành công của các phim cùng thể loại trước đây, các diễn viên có thể
tham gia vào phim và các đạo diễn tiềm năng cho bộ phim. Tất cả những yếu tố
này có thể tăng độ hấp dẫn của bộ phim, qua đó thu hút nhiều khán giả trong quá
trình chiếu tại rạp. Tất nhiên không phải phim nào cũng thu được nhiều lợi nhuận
khi ra rạp, do đo người ta cũng phải tính tới việc phát hành đĩa DVD, VCD cũng
như việc bán quyền phân phối ra toàn thế giới.
Tiếp theo là một bản giới thiệu ngắn gọn về phim (bằng lời hoặc hình ảnh)
sẽ được chuẩn bị và giới thiệu cho những người định bỏ vốn làm phim. Nếu nó
được chấp nhận thì sẽ có một khoản tiền để làm phim sẽ được đưa ra, thường đến
từ các hãng phim lớn hay hội đồng phim hoặc các nhà đầu tư độc lập. Sau đó
người ta sẽ thảo luận về việc làm phim và kí kết các hợp đồng.

Giai đoạn tiền kì
Trong giai đoạn này, người ta sẽ lên kế hoạch và phác thảo một bộ phim.
Một công ty sản xuất được hình thành và một phòng sản xuất được thiết lập. Quá
trình sản xuất sẽ được minh họa bằng hình ảnh. Người ta cũng sẽ tính toán kinh
phí sản xuất của bộ phim.
Tiếp theo, nhà sản xuất sẽ tuyển đội ngũ làm phim. Thể loại của phim, kinh
phí sản xuất sẽ quyết định số lượng và loại hình của đội ngũ làm phim được sử
dụng trong quá trình làm phim. Nhiều phim bom tấn của Hollywood cần một số
lượng diễn viên và thành phần làm phim lên tới hàng nghìn người, trong khi các
bộ phim có kinh phí thấp hay những phim độc lập thì chỉ cần một đội ngũ làm
phim nhỏ, có khi chỉ có 10 người. Các vị trí chính trong một đoàn làm phim
thường bao gồm:

- Đạo diễn: chỉ đạo diễn xuất và sáng tạo các chi tiết của phim.
- Trợ lí đạo diễn (AD): quản lí lịch diễn và công tác hậu cần cho quá trình
sản xuất, ngoài ra còn một số nhiệm vụ khác.
- Phụ trách casting: tìm các diễn viên phù hợp cho các vai trong phim.
Thường thì đạo diễn cũng tham gia các buổi thử vai. Các diễn viên chính được
chọn thường là những người có tên tuổi hoặc là ngôi sao.
Phụ trách địa điểm: tìm và quản lí các địa điểm quay phim.
- Giám đốc sản xuất: quản lí kinh phí sản xuất và lịch trình sản xuất. Người
này cũng thay mặt phòng sản xuất để báo cáo với những người quản lí của hãng
phim hoặc những người bỏ vốn làm phim.
- Phụ trách hình ảnh (DP hoặc DOP): thiết kế hình ảnh cho bộ phim. Người
này phải cộng tác với đạo diễn, phụ trách âm thanh và trợ lí đạo diễn.
- Phụ trách nghệ thuật: phụ trách phòng nghệ thuật, nơi tạo ra các đạo cụ
làm phim, trang phục và cung cấp việc trang điểm và làm tóc.
- Thiết kế sản xuất: tạo ra các đạo cụ cho quá trình làm phim.
- Minh họa sản xuất: đây là người tạo ra các hình ảnh để giúp đạp diễn và
người thiết kế sản xuất truyền đạt ý tưởng của mình tới nhóm sản xuất.
- Thu thanh: phụ trách thu những âm thanh quá trình làm phim.
- Thiết kế âm thanh: tạo ra các âm thanh mới và nâng cao âm thanh của bộ
phim.
- Nhà soạn nhac: tạo ra các bản nhạc được dùng trong phim.
- Biên đạo múa: tạo ra và sắp xếp các bước di chuyển hoặc điệu nhảy. Các
bộ phim hành động thì sẽ có chỉ đạo võ thuật.

Sản xuất
Đây là giai đoạn bộ phim được hình thành và bấm máy. Người ta sẽ tuyển
thêm các vị trí khác trong đoàn làm phim như: quản lí tài sản, giám sát kịch bản,
trợ lí đạo diễn, biên tập âm thanh, biên tập hình ảnh. Phòng sản xuất sẽ có trách
nhiệm tuyển thêm bất kì vị trí nào mà bộ phim cần có.
Một ngày quay phim thường bắt đầu bằng việc trợ lí đạo diễn thông báo về

lịch quay. Người ta sẽ dựng bối cảnh để quay và sắp xếp đạo cụ. Trang thiết bị ánh
sáng, thu âm và camera cũng được lắp đặt. Cùng lúc đó, các diễn viên được hóa
trang, làm tóc và mặc trang phục phù hợp với cảnh quay.
Các diễn viên sẽ diễn lại lời thoại và bước di chuyển cùng với đạo diễn.
Tiếp đó, những người phụ trách hình ảnh và âm thanh cũng sẽ thống nhất lại với
đạo diễn. Cuối cùng, cảnh quay được bấm máy với những chuỗi cảnh (quay một
lần liền mà không dừng máy) mà đạo diễn quyết định.
Mỗi một chuỗi cảnh đều tuân theo một quy trình và được biểu thị trên một
tấm bảng (gọi là clapperboard), nhằm giúp được người biên tập nắm được vị trí
của các chuỗi cảnh trong giai đoạn hậu kì. Trên tấm bảng ghi cảnh quay, chuỗi
cảnh, đạo diễn, phụ trách hình ảnh, ngày và tên của bộ phim. Nó thường được giơ
lên trước máy quay khi bắt đầu quay. Tấm ảnh này còn giúp đồng bộ hóa các cảnh
phim với phần âm thanh thu được.
Sau đó đạo diễn sẽ quyết định xem chuỗi cảnh đó có được không hay phải
quay lại. Người giám sát kịch bản và nhóm âm thanh & camera sẽ ghi chuỗi cảnh
vào các tờ báo cáo. Mỗi tờ báo cáo này ghi lại các lưu ý quan trọng về kĩ thuật của
mỗi chuỗi cảnh.
Khi việc quay cảnh phim kết thúc, đạo diễn sẽ tuyên bố “nghỉ” và các thành
viên đoàn làm phim sẽ tháo dỡ các thiết bị dùng cho cảnh quay đó. Đạo diễn cũng
thông qua lịch quay của ngày tiếp theo và người ta sẽ gửi một bản báo quá tiến
trình quay hàng ngày cho phòng sản xuất. Trong bản báo cáo này có kèm những tờ
báo cáo của các nhóm kịch bản, âm thanh và camera. Người ta cũng gửi “Call
sheet” (tạm dịch: giấy gọi) cho diễn viên và thành viên của đoàn làm phim để
thông báo thời gian và địa điểm của ngày quay tiếp theo.

×