Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Kế toán thuế GTGT trong Công ty CP đầu tư xây dựng và TM Hưng HảI (2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.51 KB, 59 trang )

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ
GTGT VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THUẾ GTGT
TRONG DOANH NGHIỆP.
1) MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ GTGT.
1.1)Khái niệm.
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên giá trị tăng thêm của
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng.
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu.
Xét về bản chất, thuế GTGT do các nhà sản xuất, doanh nghiệp nộp hộ
người tiêu dùng thông qua việc tính nộp này vào giá bán mà người tiêu dùng
phải thanh toán.
1.2) Đối tượng chịu thuế GTGT, nộp thuế GTGT.
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của
tổ chức cá nhân nước ngoài) trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT như:
Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản,
hải sản, Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục
vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp...
Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân, có hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt
ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh )
và tổ chức, cá nhân,khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài
chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu ).
1.3) Căn cứ tính thuế GTGT:
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
♦) Giá tính thuế:
Nguyên tắc chung: Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh
doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế
GTGT. Cụ thể:
- Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thì giá


tính thuế GTGT là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.
-Đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu Việt Nam (CIF) cộng (+)
với thuế nhập khẩu.

= +
Giá tính thuế
GTGT
Giá hàng hóa nhập
khẩu tại cửa khẩu
VN(CIF)
Thuế nhập
khẩu
- Hàng hóa dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu tặng ... giá
tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ cùng
loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động này.
- Hoạt động cho thuê tài sản bao gồm cho thuê nhà, xưởng, kho tàng...
giá tính thuế GTGT là giá cho thuê chưa có thuế GTGT.
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê thưo từng kỳ hoặc
trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế GTGT tính trên số tiền thuê
trả theo từng kỳ hoặc trả trước.
- Đối với hoạt động bán hàng theo phương thức trả góp, giá tính thuế
là giá bán chưa có thuế GTGT của hàng hóa xuất bán theo giá bán trả một
lần( không bao gồm lãi trả góp).
- Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù được dùng chứng từ thanh
toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế như : tem bưu điện, vé cước vận tải,
vé sổ xố kiến thiết...giá chưa có thuế được tính như sau:
Giá thanh toán thực tế
=
1 + Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ
-Đối với gia công hàng hóa, giá tính thuế là giá tính thuế là giá gia

công chưa có thuế GTGT, bao gồm : tiền gia công, tiền nhiên liệu, động lực,
vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công do bên nhận gia công phải chịu.
- Giá tính thuế đối với xây dựng, lắp đặt là giá chưa có thuế GTGT mà
bên nhận xây dựng nhận được không phân biệt có bao thầu hay không bao
thầu nguyên vật liệu.
Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục
công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt bàn giao thì giá tính thuế
tính theo giá trị hàng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn
thành bàn giao chưa có thuế GTGT.
- Đối với dịch vụ tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền
công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa có thuế GTGT.
♦) Thuế suất :
Theo quy định tại điều 8 Luật thuế GTGT và thông tư 129/2009/TT-
BTC thì thuế suất thuế GTGT bao gồm 3 mức sau: 0%, 5%, 10% tùy theo
mặt hàng và ngành hàng sản xuất kinh doanh.
- Đối với thuế suất 0% : áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất
khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất;
Giá
chưa có
thuế
GTGT
hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch
vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp
không áp dụng mức thuế suất 0% như: tái bảo hiểm ra nước ngoài, xe ôtô
bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan...
- Đối với thuế suất 5%: áp dụng với nước sạch phục vụ sản xuất và
sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các
loại nước giải khát khác thuộc diện áp dụng mức thuế suất 10%, phân bón;
quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích
tăng trưởng vật nuôi, cây trồng....

- Đối với thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thông
thường như : sản phẩm điện tử, dầu mỏ, khí đốt,...
1.4) Phương pháp tính thuế GTGT:
Thuế GTGT được tính theo một trong hai phương pháp : Phương pháp khấu
trừ thuế và phương pháp trực tiếp trên GTGT.
1.4.1) Phương pháp khấu trừ thuế:
♦) Đối tượng áp dụng :
Các đơn vị, tổ chức kinh doanh được tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ thuế là những đơn vị đã thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế
toán, hóa đơn, chứng từ được thành lập theo luật Doanh Nghiệp, luật Hợp
Tác Xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh
doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực
tiếp trên GTGT ( được xét ở phần 1.4.2).
♦) Cách tính thuế:
Mức thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau đây:
= -
Trong đó :

- Thuế GTGT đầu ra được tính theo công thức sau:
= x

Mức thuế
GTGT phải
nộp
Thuế GTGT
đầu ra
Thuế GTGT
đầu vào
được khấu
trừ

Thuế GTGT
đầu ra
Giá tính thuế của
hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế bán ra
Thuế suất thuế
GTGT của hàng
hóa, dịch vụ đó
- Thuế GTGT đầu vào được tính như sau:
Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi
trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc hàng hóa, dịch vụ nhập
khẩu.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phát sinh trong tháng nào thì được
kê khai khấu trừ toàn bộ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không
phân biệt đã xuất dùng hay còn lại trong kho.
Cơ sở thuế phải có chứng từ xác minh tổng số thuế được khấu trừ:
♦ Thuế GTGT ghi trên hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ.
♦ Chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.
1.4.2) Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng.
♦) Đối tượng áp dụng:
- Là cá nhân kinh doanh là người Việt Nam.
- Tổ chức,cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các
hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều
kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp
khấu trừ thuế.
- Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
♦) Cách tính thuế:
Số thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau:


= x
Trong đó:
= = - -
(1) Tính theo giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán bao gồm
cả thuế GTGT và các khoản phải phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả.
(2) Bao gồm:`
- Trị giá mua vào của hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.
- Các chi phí về dịch vụ mua vào ( bao gồm cả thuế GTGT) phân bổ cho
hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
Số thuế
GTGT phải
nộp
Giá trị gia tăng của
hàng hóa, dịch vụ
tiêu thụ trong kỳ
Thuế suất thuế
GTGT của
hàng hóa, dịch
vụ đó
Mức thuế
GTGT phải
nộp
Mức thuế
GTGT phải
nộp
Mức thuế
GTGT phải
nộp
Mức thuế
GTGT phải

nộp
Mức thuế
GTGT phải
nộp
Mức thuế
GTGT phải
nộp
Mức thuế
GTGT phải
nộp
Mức thuế
GTGT phải
nộp
GTGT của hàng
hóa, dịch vụ tiêu
thụ trong kỳ
Giá trị hàng
hóa,dịch vụ bán
trong kỳ
(1)
Trị giá mua vào của hàng
hóa, dịch vụ phân bổ cho
lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu
thụ trong kỳ (2)
Ngoài ra, đối với các hộ kinh doanh thực hiện chưa đầy đủ hoặc chưa
thực hiện chế độ chứng từ, hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan
thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định doanh thu tính
thuế và tỉ lệ % GTGT tính trên doanh thu để làm căn cứ tính thuế.

= x x

1.5)Kê khai nộp thuế, quyết toán và hoàn thuế GTGT.
1.5.1) Kê khai nộp thuế:
- Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và
gửi cho cơ quan thuế tờ kê khai thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê
khai hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định. Thời gian gửi tờ
khai cho cơ quan thuế chậm nhất là trong 10 ngày đầu của tháng tiếp theo.
- Trong trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào
khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung thời gian
kê khai tối đa là 6 tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.(Theo Luật thuế
GTGT sửa đổi có hiệu lực bắt đầu từ 1/1/2009).
- Nếu trong tháng không phát sinh thuế đầu ra, thuế đầu vào thì cơ sở
kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ kê khai cho cơ quan thuế, cơ sở kinh
doanh phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính
chính xác của việc kê khai.
- Cơ sở nhập khẩu phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng
lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thuế nơi
cửa khẩu nhập.
1.5.2)Nộp thuế GTGT:
- Đối tượng nộp thuế GTGT có trách nhiệm nộp thuế GTGT đầy đủ,
đúng hạn vào ngân sách nhà nước.
- DN nộp thuế theo phương pháp tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Đối với
các trường hợp khác căn cứ vào số thuế trong thông báo của cơ quan thuế.
Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.
1.5.3) Quyết toán thuế GTGT:
-Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ
quan thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trong thời
hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo
quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân
sách trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán. Nếu nộp
thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

Doanh thu
thực tế
hoặc doanh
thu khoán
Mức thuế
GTGT phải
nộp
Thuế suất
thuế
GTGT
Tỉ lệ %
giá trị
gia tăng
- Trong trường hợp cơ sở kinh doanh sát nhập, hợp nhất, chia tách,
giải thể, phá sản....cơ sở cũng phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan
thuế trong thời hạn 45 ngày từ ngày có quyết định sát nhập, hợp nhất, chia
tách, giải thể, phá sản.
1.5.4) Hoàn thuế GTGT:
- Theo chế độ hiện hành, trường hợp sau đây được đề nghị hoàn
thuế:
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế có số thuế đầu vào được
khấu trừ của 3 tháng liên tiếp thường xuyên lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh
ở các tháng đó...
2) TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THUẾ GTGT
TRONG DOANH NGHIỆP.
Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai
phương pháp : Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên
GTGT.
2.1) Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ.

2.1.1) Chứng từ sử dụng :
Các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi
bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ phải sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ
theo mẫu sau :
- Hóa đơn GTGT mẫu số 01/GTKT- 3LL
- Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT
- Bảng kê mẫu số 02A/GTGT, 02B/ GTGT, 02C/ GTGT
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/GTGT
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra mẫu số 01-2/ GTGT.
- Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ mẫu số 06/ GTGT.
- Bảng quyết toán thuế GTGT mẫu số 11/ GTGT...
2.1.2) Tài khoản sử dụng :
2.1.2.1)Tài khoản 133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Tài khoản này sử dụng để phản ánh thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu
trừ và còn được khấu trừ.Tài khoản 133 chỉ sử dụng cho cơ sở kinh doanh
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ không sử dụng cho các cơ sở
nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc cơ sở kinh doanh không
thuộc diện chịu thuế GTGT.
♦) Nội dung kết cấu tài khoản này như sau:
Bên Nợ: số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Bên Có:+ Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ
+ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
+ Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại
+ Số thuế GTGT của hàng mua trả lại
Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế
GTGT được hoàn lại nhưng chưa được hoàn lại.
♦)Tài khoản 133 có hai tài khoản cấp 2:
+ TK 1331-Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ
+ TK 1332-Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.
Tài khoản 1331: dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng để sản xuất kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chiu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Tài khoản 1332: dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chiu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
2.1.2.2) Tài khoản 3331- Thuế GTGT phải nộp.
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT
phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào NSNN.
Tài khoản 3331 áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và cơ sở kinh doanh nộp thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.
♦)Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3 là :
+ TK 33311- Thuế GTGT đầu ra
+ TK 33312- Thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
♦)Nội dung kết cấu tài khoản như sau:
Bên Nợ :
+ Số thuế GTGT đơn vị đã khấu trừ.
+ Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách nhà nước.
+ Số thuế GTGT được khấu trừ vào số thuế GTGT phải nộp.
+ Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại.
Bên Có:
+ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ.
+ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dùng để trao
đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ.
+ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hoạt động tài chính, TN khác.
+ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng nhập khẩu.
Số dư Có:
+ Số thuế GTGT còn phải nộp vào NSNN.
Số dư Nợ:
+ Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN.

2.1.3) Phương pháp hạch toán :
2.1.3.1) Kế toán thuế GTGT đầu vào:
(1) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, bất động sản đầu tư kế toán phản ánh
giá trị vật tư, hàng hóa nhập kho, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuê
kho bãi...từ nơi mua về đến doanh nghiệp theo giá thực tế bao gồm giá mua
chưa có thuế GTGT đầu vào và phản ánh thuế GTGT được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152,157,153,156,211,213,611...:Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133 :Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 111, 112, 331, 141,.. . :Tổng giá thanh toán.
(2) Khi mua vật tư, hàng hóa, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ, sửa chữa TSCĐ, đầu tư XDCB kế toán phản ánh
giá trị vật tư, hàng hóa, công cụ, dịch vụ, tính vào chi phí theo giá mua chưa
có thuế GTGT, và phản ánh thuế GTGT đầu vào, ghi:
Nợ TK 621, 623,627,641,642,241,...: Giá chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111,112,331..: Tổng giá thanh toán
(3) Khi mua hàng hóa giao bán ngay cho khách hàng ghi:
Nợ TK 632: Giá bán hàng bán( Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331..: Tổng giá thanh toán
(4) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị vật tư,
hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người
bán( Theo tỷ giá giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế),
thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp(nếu có ), chi phí vận
chuyển, ghi:
Nợ TK 152,156,211 : Giá chưa có thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 133 (1331,1332) : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 333 (3332,3333,33312): Thuế và các khoản phải nộp NN
Có TK 111,112,331...

(5) Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc đã mua được giảm giá do
kém, mất phẩm chất, căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và
các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại
người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không
được khấu trừ ghi:
Nợ TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán
Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại hoặc được
giảm giá.
Có TK 152, 153, 156,211...: Giá mua chưa có thuế GTGT.
(6)Vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, bị
mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức,cá nhân phải bồi thường thì
thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này không được tính vào số thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp:
- Trường hợp thuế GTGT của hàng hóa, vật tư, TSCĐ mua vào bị tổn thất
chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138: Phải thu khác.
Có TK 133:Thuế GTGT được khấu trừ.
- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất
khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các
tổ chức cá nhân ghi:
Nợ TK 111,334...: Số thu hồi
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán( Nếu được tính vào chi phí)
Có TK 138: Phải thu khác
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ(Nếu xác định được nguyên
nhân và có quyết định xử lý ngay).
(7) Cuối tháng kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào
số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Sơ đồ phản ánh thuế GTGT đầu vào:


TK 133(1331, 1332)- Thuế GTGT được khấu trừ

152,151,156,211,241... 33311
142,242,627....
111,112,331
111,112
33312
GTGT của hàng
NK phải nộp
NSNN nếu được khấu trừ
152,153,156,211
Hàng mua trả lại người bán hoặc được giảm giá
2.1.3.2) Kế toán thuế GTGT đầu ra:
(1) Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn GTGT, trên hóa
đơn phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí thu thêm ngoài
giá bán (nếu có), thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán, kế toán phản
Thuế
GTGT đã
được khấu
trừ
Thuế
GTGT đầu
vào không
được khấu
trừ.
Thuế
GTGT đã
được hoàn.
Thuế

GTGT của
hàng mua
trả lại hoặc
giảm giá
hoặc được
CKTM.
Thuế
GTGT đầu
vào phát
sinh
Khi mua
vật tư hàng
hóa, dịch
vụ TSCĐ
trong nước
Khi nhập
khẩu vật tư,
hàng hóa,
TSCĐ.
ánh doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa , cung cấp dịch vụ (theo giá bán chưa
có thuế GTGT) và thuế GTGT ghi:
Nợ TK 111, 112,131,...:Tổng giá thanh toán
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( Giá bán chưa
có thuế GTGT)
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT)
(2) Trường hợp cho thuê hoạt động TSCĐ vô hình hoặc bất động sản đầu tư
(gọi chung là cho thuê hoạt động tài sản) thu tiền trước cho thuê nhiều kỳ,
doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê hoạt
động tài sản đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động tài sản.

Trong đó doanh thu cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình
phản ánh vào bên Có TK 5113 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ”; doanh thu
cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư phản ánh vào bên Có TK 5117
“Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư”.
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho
nhiều kỳ, ghi:
Nợ TK 111,112: Tổng số tiền nhận được
Có TK 3387 : Theo giá chưa có thuế GTGT
Có TK 333 : Thuế phải nộp
- Cuối kỳ kế toán, tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho thuê hoạt
động tài sản trong kỳ hiện tại, ghi:
Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Số tiền phải trả cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê
hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình hoặc BĐS đầu tư không được
thực hiện (nếu có), ghi:
Nợ TK 3387: Giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản không thực
hiện.
Có TK 111,112...: Tổng giá thanh toán.
(3) Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp kế toán xác
định doanh thu bán hàng là giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT và
phản ánh thuế GTGT ghi:
Nợ TK 111,112,131...: Tổng số tiền phải thanh toán .
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 : Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT
Có TK 3387: Lãi trả chậm
(4) Trường hợp bàn hàng theo phương thức trao đổi hàng thì hàng đổi hàng
phải được hạch toán như hoạt động kinh doanh mua, bán. Các bên phải xuất
hóa đơn khi xuất hàng hóa, dịch vụ đưa đi trao đổi và làm các thủ tục kê

khai, nộp thuế theo quy định.
- Căn cứ hóa đơn GTGT khi đưa hàng hóa, dịch vụ đi đổi, kế toán phản ánh
doanh thu bán hàng , cung cấp dịch vụ và thuế GTGT ghi:
Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng.
Có TK 511: Giá bán chưa có thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đưa đi trao đổi .
- Căn cứ vào hóa đơn GTGT khi nhận vật tư, hàng hóa đổi về, kế toán phản
ánh giá trị vật tư, hàng hóa nhập kho và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Nợ TK 152,153,156...: Giá mua chưa có thuế
Nợ TK 133: Thuế GTGT của vật tư, hàng hóa nhận được do trao đổi
Có TK 131: Tổng giá trị
(5) Kế toán bán, thanh lý bất động sản đầu tư:
Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán .
Có TK 5117: Giá bán chưa có thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
- Trường hợp bán bất động sản đầu tư trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh
thu kinh doanh bất động sản đầu tư của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay,
phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay và
thuế GTGT được phản ánh vào tài khoản 3387 “doanh thu chưa thực hiện”.
Nợ TK 131:Phải thu của khách hàng.
Có TK 5117: Giá bán trả tiền ngay không có thuế GTGT.
Có TK 3387:Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán
trả tiền ngay không có thuế GTGT.
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra.
(6) Trường hợp bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:
♦ Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý: Khi có quyết toán với đơn vị nhận đại
lý bán hàng về số hàng đã bán, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và số
thuế GTGT phải nộp :
Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

Có TK 511: Giá bán chưa có thuế GTGT
♦ Kế toán ở đơn vị bán đúng giá hưởng hoa hồng:
- Khi bán được hàng nhận đại lý, phản ánh số tiền bán hàng:
Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán .
Có TK 331 : Phải trả cho người bán
-Hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng:
Nợ TK 331: Số hoa hồng được hưởng
Có TK 511: Doanh thu hoa hồng được hưởng theo giá chưa có thuế
GTGT.
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
(7) Trường hợp khi xuất bán hàng hóa đến các đơn vị trực thuộc hạch toán
phụ thuộc sử dụng “phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”:
- Khi bán hàng hóa cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc để bán :
Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán.
Có TK 155,156: Thành phẩm, hàng hóa.
- Khi đơn vị phụ thuộc đã bán được hàng, công ty, đơn vị cấp trên căn cứ
vào Bảng kê hóa đơn hàng hóa bán ra do đơn vị trực thuộc lập chuyển về,
phải lập hóa đơn GTGT hàng hóa bán ra và phản ánh doanh thu bán hàng,
thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 111,112,136: Giá bán nội bộ đã có thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 512: Giá bán nội bộ chưa có thuế GTGT
(8) Trường hợp sử dụng sản phẩm, hàng hóa tặng các đơn vị, cá nhân bên
ngoài được trang trải bằng quỹ khen thưởng phúc lợi thì doanh nghiệp phải
lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT
như hóa đơn xuất bán hàng cho khách hàng. Trường hợp này doanh nghiệp
phải tính, nộp thuế GTGT và số thuế GTGT đầu ra phải nộp NSNN không
được khấu trừ:
- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa để biếu tặng ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.

Có TK 155,156:
- Đồng thời ghi nhận doanh thu nội bộ ghi:
Nợ TK 431: Tổng giá thanh toán
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Có TK 512: Giá bán chưa có thuế GTGT.
(9) Trường hợp sử dụng sản phẩm, hàng hóa để thưởng hoặc trả thay lương
cho công nhân viên và người lao động khác thì DN phải lập hóa đơn GTGT
(hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế
GTGT như hóa đơn xuất bán hàng cho khách hàng. Trường hợp này doanh
nghiệp phải tính và nộp thuê GTGT và thuế GTGT đầu ra phải nộp NSNN
không được khấu trừ.
- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa để thưởng hoặc trả thay lương cho công
nhân viên và người lao động khác, ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.
Có TK 155,156:
- Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ, ghi:
Nợ TK 334: Tổng giá trị trả thay lương hay thưởng cho nhân viên.
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra.
Có TK 512: Doanh thu nội bộ.
(10) Trường hợp sản phẩm, hàng hóa đã bán bị trả lại, kế toán phản ánh số
tiền phải trả cho người mua, doanh thu và thuế GTGT của hàng bán bị trả
lại, ghi:
Nợ TK 531: Giá bán chưa có thuế GTGT
Nợ TK 3331: Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại
Có TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán.
- Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ TK 155,156:
Có TK 632: Giá vốn hàng bán.
(11) Khi phát sinh các khoản doanh thu của hoạt động tái chính và thu nhập
khác( Thu về thanh lý , nhượng bán TSCĐ...), kế toán phản ánh :

Nợ TK 111,112,138...: Tổng giá thanh toán
Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 515,711: Giá chưa có thuế GTGT
(12) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ kế toán phản ánh số thuế nhập
khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư hàng hóa, TSCĐ
nhập khẩu ( chưa bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu ), ghi:
Nợ TK 152,153,156,211,611,...: Giá trị hàng hóa nhập khẩu đã gồm thuế NK
Nợ TK 133: Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ
Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
Có TK 111, 112,331,...:
Sơ đồ phản ánh thuế GTGT đầu ra:
511, 512,515 111,112,131
Doanh thu không có Tổng giá thanh toán
thuế GTGT
33311
711
Thu nhập khác
không có thuế GTGT
2.1.3.3) Kế toán thuế GTGT được khấu trừ:
Cuối kỳ kế toán tính và xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số
thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
- Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ được chuyển trừ vào số thuế GTGT
đầu ra, ghi:
Nợ TK 33311: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
- Số thuế GTGT thực nộp vào NSNN, khi nộp ghi:
Nợ TK 33311: Số thuế GTGT thực nộp.
Có TK 111,112,...
2.1.3.4) Kế toán thuế GTGT được giảm, trừ:
- Nếu số thuế GTGT phải nộp được giảm, trừ vào số thuế GTGT phải nộp

trong kỳ, ghi:
Thuế
GTGT
đầu ra
Nợ TK 3331:
Có TK 711: Thu nhập khác.
- Nếu số thuế GTGT được giảm, được NSNN trả lại bằng tiền, ghi:
Nợ TK 111,112:
Có TK 711: Thu nhập khác.
2.1.4) Sổ sách kế toán :
Khi áp dụng luật thuế GTGT thì các cơ sở kinh doanh phải mở thêm
các loại sổ theo quy định để phục vụ cho nhu cầu quản lý và kiểm tra. Các sổ
này bao gồm :
- Sổ theo dõi thuế GTGT ( S61- DN )
- Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (S62- DN)
-Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (S63- DN).
2.2) Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp và cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT khi
mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế sử
dụng hóa đơn, chứng từ sau:
2.2.1) Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn bán hàng thông thường mã số: 02/GTTT- 3LL
- Tờ khai thuế GTGT mẫu số 07A/ GTGT, 07B/ GTGT.
- Bảng quyết toán thuế GTGT mẫu số 12A/ GTGT, 12B/GTGT..
2.2.2) Phương pháp hạch toán:
- Trong các đơn vị kinh doanh áp dụng phương pháp tính thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp, khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào sản
xuất, kế toán phản ánh giá trị hàng hóa, vật tư theo tổng giá thanh toán gồm

cả thuế GTGT đầu vào, trường hợp này kế toán không sử dụng TK 133 để
ghi thuế GTGT đầu vào, mà số thuế này là một bộ phận cấu thành giá vốn
hàng nhập kho hoặc chi phí sản xuất kinh doanh(nếu vật tư, hàng hóa đưa
ngay vào sử dụng).
(1) Khi bán hàng,kế toán phản ánh doanh thu theo tổng giá trị thanh
toán(bao gồm cả thuế GTGT đầu ra). Nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng
chịu thuế TTĐB hoặc thuế xuất, nhập khẩu thì doan thu bán hàng bao gồm
cả thuế TTĐB và thuế xuất, nhập khẩu.
(2) Đối với các khoản thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường,
doanh thu các hoạt động này bao gồm cả thuế GTGT phải nộp.
Cuối kỳ, kế toán xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
để ghi:
- Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh ghi:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
- Thuế GTGT phải nộp của hoạt động tài `chính, hoạt động bất thường khác
ghi:
Nợ TK 515,711
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
- Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách NN ghi:
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112
- Khi được giảm thuế GTGT ghi :
+ ) Trường hợp thuế GTGT được giảm được trừ vào số thuế GTGT phải nộp
trong kỳ, ghi :
Nợ Tk 3331- Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711- Thu nhập khác.
+) Trường hợp số thuế GTGT được giảm được ngân sách NN trả bằng tiền,
ghi:
Nợ TK111, 112

Có TK 711.- Thu nhập khác.
Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
3331- Thuế GTGT phải nộp
511,512
Thuế GTGT phải
111,112
Nộp đối với hoạt động SXKD
Khi nộp thuế GTGT
515
vào NSNN
Thuế GTGT phải nộp đối với
hoạt động tài chính
711
Thuế GTGT phải nộp đối với
hoạt động khác
2.2.3) Sổ sách kế toán:
Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT tính theo phương pháp
trực tiếp mở thêm sổ để phục vụ cho nhu cầu quản lý và kiểm tra là:
- Sổ theo dõi thuế GTGT(S61-DN)
- Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm(S63-DN).
2.2.4) Hình thức tổ chức sổ kế toán:
Hình thức tổ chức sổ kế toán là biểu hiện sự tổ chức có hệ thống sổ kế
toán thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp.Có các hình thức sổ kế
toán sau:
- Hình thức Nhật ký- Sổ Cái.
- Hình thức Nhật ký chung.
- Hình thức Chứng từ ghi sổ.
- Hình thức Nhật ký chứng từ.
Việc áp dụng hình thức sổ kế toán nào là tùy thuộc vào quy mô, đặc
điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp để đảm bảo

tính khoa học và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên một vấn đề cần luy ý là khi
chọn một hình thức kế toán để áp dụng trong doanhn nghiệp thì nhất thiết
phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán đó.
Kế toán thuế nói chung và kế toán thuế GTGT nói riêng là một bộ
phận quan trọng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp. Hạch toán thuế có
mốt quan hệ chặt chẽ với các phần hành kế toán khác, thể hiện trên các mặt:
chứng từ, hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán.
Hạch toán thuế được thực hiện trên hệ thống sổ sách chung của doanh
nghiệp, các loại sổ phản ánh hạch toán tổng hợp về các loại thuế phù hợp với
hình thức ghi sổ mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
Mối quan hệ này được thể hiện trong quy trình hạch toán thuế GTGT
theo các hình thức ghi sổ sau đây:
Sơ đồ hạch toán thuế theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái
Sơ đồ hạch toán thuế theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc
(HĐ GTGT,H BHTT ...)
Nhật ký chung
Sổ chi tiết
tng loại
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ Cái
TK333,133,...
Bảng cân đối số phát sinh.
Báo cáo tài chính
Ghi cuối tháng
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Chứng từ gốc

(HĐ GTGT, H BHTT...)
Nhật ký sổ Cái
(phần TK333, 133)
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ chi tiết
các loại thuế
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo Tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ hạch toán thuế theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
(HĐ GTGT, HĐBH TT...)
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ, thẻ chi tiết
tng loại thuế
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ Cái
TK333,133,...
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ hạch toán thuế theo hình thức
Nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc
(hoá đơn GTGT, HĐBH..)
Sổ chi tiết tng
loại thuế
Bảng tổng hợp
chi tiết
Nhật ký chứng từ
Sổ Cái TK
333,133,...
Bảng kê
Báo cáo tài chính
Sổ
quỹ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ
GTGT TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ TM
HƯNG HẢI.
1)NHỮNG ĐẶC DIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG VÀ TM HƯNG HẢI.
1.1)Quá trình hình và phát triển :
Trong nền kinh tế có nhiều biến động của nước ta, trên thị trường

đang diễn ra hoạt động trao đổi – mua bán với nhiều mặt hàng cạnh tranh rất
khốc liệt. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế của nước ta, Công ty cổ phần
đầu tư xây dựng và TM Hưng Hải ra đời và dần chiếm lĩnh thị phần trong
nền kinh tế quốc dân.
Tên : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và Thương mại Hưng Hải.
(Tên cũ :công ty cổ phần xây dựng Hưng Hải )
Tên giao dịch :Hưng Hải trading and construction investment
joint stock company.
Tên viết tắt : Hưng Hải CO., JSC
Địa điểm trụ sở chính: tòa nhà K2, đường Phạm Hùng, phường
Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Điện thoại :2810808 Fax: 046281085882
Web: Hunghai.auto.com
Số dăng ký kinh doanh: 0103005805
Ngày cấp : 29/10/2004 Thay đổi lần cuối nếu có: 09/07/2008
Hình thức công ty : công ty cổ phần
Ngành nghề kinh doanh :
1)Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san
lấp mặt bằng.
2) Sản xuất và thu mua bán vật liệu xây dựng.
3) Mua bán máy móc thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng.
4) Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách.
5) Đại lý mua bán xăng dầu, khí đốt hóa lỏng.
6) Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng.
7) Cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà xưởng.
8) Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa.
9) Đầu tư xây dựng lắp đặt hệ thống điện và đường dây tải điện, trạm biến
thế đến 110KV (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình ).
10) Kinh doanh vận tải theo đường hàng không, đường bộ, đường thủy.
11) Sản xuất điện, truyền tải và kinh doanh điện.

12) Xuất nhập khẩu, ký gửi và kinh doanh ô tô, phụ tùng và linh kiện ô tô.
13) Kinh doanh vận tải theo đường hàng không, đường bộ, đường thủy.
14) Xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng mà công ty kinh doanh
15) Kinh doanh bất động sản
16) Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón
17) Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất (trừ hóa chất mà
nhà nước cấm)
Thành lập từ năm 2004, quãng đường 4 năm chưa phải là thời gian đủ
để một doanh nghiệp khẳng định sự tồn tại và phát triển ổn định thêm vào đó
Việt Nam tham gia tổ chức WTO càng là một thách thức đối với Công ty
nhưng với tôn chỉ hoạt động : chất lượng, lòng tin và thương hiệu của mình
trên thị trường thì Công ty đã dần dần khẳng định được tên tuổi.
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Hưng Hải được thành
lập dựa trên luật doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ
dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh
của mình trong số vốn do công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các
quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của nhà nước
Công ty được cấp giấy phép kinh doanh lần đầu tiên vào ngày
29/10/2004 nhưng thay đổi lần cuối và ngày 09/07/2008 do việc gia tăng vốn
điều lệ từ 110 tỷ lên đến 300 tỷ cho thấy sự phát triển và lớn mạnh không
ngừng của công ty. Doanh thu ngày càng lớn, đời sống công nhân viên ngày
càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng.

Dưới đây là bảng thể hiện một số chỉ tiêu phản ánh quy mô và kết quả
hoạt động kinh doanh của Công ty CP đầu tư xây dựng và TM Hưng
Hải.
Trong những năm qua quá trình hoạt động sản suất kinh doanh của
Công ty tuy là một Công ty có tuổi đời non trẻ, nhưng Công ty đầu tư xây
dựng và TM Hưng Hải có những tiến bộ đáng kể. Nhìn vào bảng chỉ tiêu
nhận thấy doanh thu thuần tăng nhanh từ khoảng 28 tỷ năm 2007 đến 119 tỷ

Stt
Chỉ
tiêu
ĐVT
Năm 2007 Năm 2008
So sánh
Số tuyệt đối Số tương
đối
1 Vốn
điều lệ Tỷ 110 300 210 190,9%
2 Tổng
doanh
thu
VND 28.832.407.225 119.831.000.366 90.998.593.141 315,6%
3 Tổng
lợi
nhuận
sau
thuế
VND 2.695.378.098 6.650.061.174 3.954.683.076 146,72%
4 Thuế
TNDN
phải
nộp
NN
Triệu 104,820 258,613 153,793 146,72%
5 Thu
nhập
bình
quân

của
CNV
Triệu/
người/
tháng
2,5 2,7 0,2 8%
6 Số
lượng
lao
động
Người
20 25 5 25%

×