Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.17 KB, 3 trang )
Đối phó với nhân viên “cứng
đầu”
Trong công ty có một nhân viên “cứng đầu”, anh ta thường xuyên đi muộn, hay
cáu bẳn và gây xích mích với các đồng nghiệp. Nhưng nhân viên này lại là một
chuyên gia giỏi. Vậy nên sa thải hay tiếp tục “chịu đựng”?
Đối phó với nhân viên “cứng đầu” (Ảnh minh hoạ)
Đối với những nhân viên “lắm chuyện” nên dùng các biện pháp vật chất để “chiến
đấu”. Bạn nên tạo ra một phản xạ có điều kiện đối với họ: gây rắc rối - khiển trách,
vẫn tiếp tục - trừ đi một phần thưởng hoặc một phần lương.
Còn đối với vấn đề đi muộn của những nhân viên tài năng thì có thể rơi vào ba
trường hợp sau:
40% những người vi phạm các nguyên tắc của cơ quan là những người nói chung
không thích tuân thủ quy tắc. Đó là những người không thể tìm được công việc
yêu thích và buộc phải làm công việc mà mình không thích để sống. Bạn hãy trao
cho họ những nhiệm vụ quan trọng, cho phép họ phát triển các khả năng của mình,
và khi đó anh ta sẽ biết quý thời gian.
30% tiếp theo là những người thích ngủ. Nhưng bạn cũng có thể thay đổi được
thói quen này. Hãy tạo cho họ một môi trường làm việc dễ chịu để kẻ “lơ là” có
thêm “động lực” thực thi những quy tắc bắt buộc dành cho mọi nhân viên.
30% còn lại là những người về bản chất rất biết cách lên kế hoạch sử dụng thời
gian của mình, nhưng thường có những việc làm thêm ngoài giờ khác. Nếu bạn
đánh giá cao tài năng của anh ta, thì hãy cho họ làm việc theo một thời khóa biểu
riêng. Và như vậy, bạn cũng không đánh mất một nhân viên giá trị mà vẫn kiểm
soát được tình hình.
Hãy sử dụng những biện pháp cứng rắn... (Ảnh minh hoạ)
Bạn là một sếp nữ trong một tập thể phần đông là nam giới. Mặc dù, bạn là một
người nghiêm khắc, nhưng không vì thế mà các nhân viên không buông lời cợt
nhả có ẩn ý sau lưng bạn.
Bạn hãy tin rằng, một sếp nam trong một tập thể “mặc váy” cũng vấp phải vấn đề