Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch?ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với việc phát triển nền kinh te

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.46 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC

*****

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Câu hỏi tiểu luận: “Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư và giá trị thặng dư siêu ngạch?Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề
này đối với việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay?”

Sinh viên thực hiện: Phạm Đức Mạnh
Mã sinh viên: 71DCQT22108
Lớp: 71DCQT04
Khóa: 71
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Trà


HÀ NÔI – 2021


I. MỞ ĐẦU
Là một trong những cơng trình đồ sộ và đặc trưng nhất của C.Mác, tác
phẩm “Tư Bản” đã trình bày nhiều nguyên lý, quy luật nền tảng phổ biến trong
xã hội ngày nay như: Quy luật sản xuất và lưu thơng hàng hóa, quy luật sản xuất
giá trị thặng dư, lợi nhuận…
Sau q trình học mơn Kinh tế chính trị Mác-Lênin, cũng như nghiên cứu
tác phẩm “Tư Bản” bản thân em cảm nhận được đây là một công trình khoa học
vĩ đại, nội dung rộng bao gồm nhiều lĩnh vực như: Triết học, kinh tế chính trị
học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Để nghiên cứu sâu các vấn đề được đề cập
đến trong tác phẩm là một điều khơng hề dễ. Có một nội dung được đề cập đến


trong tác phẩm khá phổ biến và mang tính thời sự hiện nay là các phương pháp
sản xuất giá trị thặng dư. Đậy là một thành tựu lớn lao mà C.Mác đã đem lại cho
nhân loại, nó phản ánh rõ nét bản chất bóc lột của nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa
từ khi xuất hiện cho tới nay. Ý nghĩa của vấn đề này vẫn luôn mang tính thời sự
và chính xác cho đến tận ngày nay.
Do vậy sau q trình học tập và nghiên cứu mơn học kinh tế chính trị
Mác-Lênin em xin lựa chọn nội dung: “Phân tích hai phương pháp sản xuất giá
trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch?Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề
này đối với việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay ?”. Tiểu luận thực hiện

trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu, so sánh, tổng hợp để làm rõ
nội dung nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, do kiến thức và kinh nghiệm của người
viết vẫn cịn nhiều hạn chế nên khơng tránh khỏi những sơ sót trong việc
nghiên cứu. Người viết rất mong nhận được lời nhận xét, đánh giá, đóng
góp ý kiến của quý thầy cô để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
II. NỘI DUNG

1


1. Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thăng dư
siêu ngạch
1.1. Giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là mức độ dôi ra ngồi giá trị sức lao động do cơng nhân
tạo ra và bị tư bản chiếm không, giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành thu
nhập của các nhà tư bản và các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.
Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ta thấy được rằng: khi
sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái tư bản và gắn liền với

nó là một mối qua hệ sản xuất mới xuất hiện giữa nhà tư bản và lao động làm
thuê. Thực chất quan hệ này là nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư của công
nhân làm thuê. Vậy nên có thể nói rằng giá trị thặng dư là bản chất của chủ
nghĩa bóc lột, là bản chất của tư bản.
1.2 Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
1.2.1 Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Khái niệm: Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách
kéo dài ngày lao động, giá trị sức lao động và năng suất lao động không đổi.
Đặc điểm: Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối bị giới hạn bởi hai yếu tố: Thể
chất và tinh thần người lao động, kinh tế- xã hội. Thứ nhất về thế chất và tinh
thần của người lao động, người công nhân làm thuê cần phải đáp ứng đủ nhu cầu
sống cơ bản như: ăn, ngủ, nghỉ ngơi… để có thể có thể lực tốt nhất để lao động.
Về kinh tế - xã hội, nhà tư bản bị chi phối do những quy định về thời gian là
ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu nhưng lại không được
vượt quá giới hạn thẻ chất và tinh thần của người lao động. Các nhà tư bản còn
phải sẵn sàng đối mặt với những sự phải đối của công nhân dẫn đến các đạo luật
hạn chế ngày lao động.
Ví dụ: Th nhân cơng lắp ráp 100 linh kiện điện tử, phải trả cho họ 50
nghìn đồng/ngày. Nhưng nhân cơng chỉ mất có 4h để lắp ráp xong 100 linh kiện
điện tử mà bạn thuê họ cả ngày (8h), do vậy bạn bắt họ lắp ráp tiếp trong vòng
(4h) nữa, như vậy là bạn chiếm dụng 4h lao động của công nhân -> giá trị thặng
dư được tạo ra.
2


Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, những ngày lao động
có những giới hạn nhất định. Giới hạn trên của ngày lao động do thể chất và tinh
thần của người lao động quyết định. Vì cơng nhân phải có thời gian ăn, ngủ,
nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Việc kéo dài ngày lao động còn vấp
phải sự phản kháng của giai cấp cơng nhân. Cịn giới hạn dưới của ngày lao

động khơng thể bằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thặng
dư bằng không. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian
lao động tất yếu, nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của
người lao động. Trong phạm vi giới hạn như vậy độ dài ngày lao động là một đại
lượng không được cố định và có nhiều mức độ khác nhau. Độ dài của ngày lao
động nhờ vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi ngày lao động tiêu
chuẩn làm 8 giờ đã kéo dài hàng thế kỷ.
Kết luận: Đây là một phương pháp nâng cao trình độ bóc lột bằng cách kéo
dài toàn bộ ngày lao động một cách tuyệt đối, cũng như tăng cường độ lao động
là để sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối.
1.2.2 Sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Khái niệm: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút
ngắn thời gian lao động tất yếu, do kéo dài thời gian lao động thặng dư khi độ
dài ngày lao động khơng thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
Đặc điểm: Khơng giống với giá trị thặng dư tuyệt đối, phương pháp này
không bị giới hạn bởi các nhân tố tạo ra nó. Sự ra đời và phát triển rộng rãi của
máy móc đã khiến cho năng suất lao động được cải thiện rõ rệt. Máy móc có ưu
thế hơn so với các cơng cụ thủ cơng, vì các cơng cụ này cần phải có sự trực tiếp
sử dụng của con người bằng sức lao động vậy nền sẽ bị hạn chế do khả năng
sinh lý của con người. Những khi thay thế các lao động đó bằng máy móc thì sẽ
khơng gặp phải những hạn chế đó.
Để rút ngắn thời gian lao động tất yếu, các nhà tư bản phải giảm các giá
trị sức lao động, do thời gian lao động tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao
động. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt

3


thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân. Tất cả chỉ thực hiện được bằng cách
tăng năng suất lao động xã hội.

Nếu như ở trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng
dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, thì ở giai đoạn sau, khi công nghệ kỹ thuật
đã phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối lại là phương pháp chủ yếu
được các nhà tư bản sử dụng. Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất dưới chủ
nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: Hợp tác đơn giản, cơng trường thủ cơng và
đại cơng nghiệp cơ khí, đó cũng là q trình nâng cao trình độ bóc lột giá trị
thặng dư tương đối.
Ví dụ: Ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là lao động tất yếu và 4 giờ
là lao động thặng dư. Nếu giá trị sức lao động thặng dư giảm đi 1 giờ thì thời
gian lao động tất yếu xuống cịn 3 giờ. Do đó, thời gian lao động thặng dư tăng
từ 4 giờ lên 5 giờ và m’ tăng từ 100% lên 150%.
Kết luận: Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đã nêu ở trên thường
sẽ được các nhà tư bản vận dụng kết hợp với nhau để có thể tối ưu, nâng cao
trình độ bóc lột cơng nhân làm thuê trong quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản.
Dưới sự vận hành của chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng máy móc vào hoạt động
sản xuất khơng phải để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, mà việc áp
dụng máy móc tạo điều kiện thuận lợi nhất để tăng cường độ lao động của công
nhân lên mức cao. Đối với xã hội ngày nay tự động hóa sản xuất đang làm cho
cường độ lao động tăng lên nhưng dưới hình thức làm căng thẳng thần kinh,
thay vì cường độ lao động cơ bắp.
1.3 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch
Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy
các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật, tang năng suất lao động. Hoạt động riêng
lẻ đó của từng nhà tư bản đã dẫn đến kết quả làm tăng năng suất lao động, xã
hội, hình thành giá trị thặng dư tương đối, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển. Vì vậy giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng
dư tương đối.

4



Giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, xuất hiện và biến mất
nhanh chóng. Mặc dù vậy nhưng nó lại xảy ra rất thường xuyên trong xã hội tư
bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của các nhà tư bản, mọi nhà tư bản
đều muốn lấy giá trị thặng dư siêu ngạch làm động lực thúc đẩy cải tiến kỹ
thuật, để hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động làm cho năng suất lao
động tăng nhanh. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng
của giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.
Mặc dù là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, thế nhưng
giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do một số nhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến thu
được. Xét về mặt đoa, nó khơng chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao
động làm thuê, mà còn trực tiếp biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà
tư bản.
Ta thấy được rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh
nhất để thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới sản
xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao
động, cũng như giảm giá trị của hàng hóa.
2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với việc phát triển nền kinh tế
nước ta hiện nay
2.1 Ý nghĩa của các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư với việc phát
triển nền kinh tế nước ta hiện nay
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là yếu tố quan trọng đối với việc
phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay. Nhưng nhắc đến giá trị thặng dư thì ta
phải hiểu đúng thế nào là bóc lột giá trị thặng dư và bóc lột theo học thuyết của
C.Mác.
“Bóc lột” là một bộ phận người trong xã hội hoặc tập đoàn xã hội, chiếm
đoạt khơng có bồi thường thành quả lao động của người khác hoặc củ tập đoàn
xã hội. Do đó, ta thấy được rằng bản chất của việc bóc lột chính là “ chiếm hữu
khơng bồi thường”, nhưng việc chiếm hữu đó khơng chỉ dựa vào tư liệu sản xuất
hoặc tư bản tiền tệ, mà có thể thơng qua bạo lực, quyền lực, để đạt được mục

đích chiếm đoạt đó.
5


“Bóc lột giá trị thặng dư” theo Mác, chỉ khi nào sản phẩm của lao động
thặng dư đó mang hình thái giá trị thặng dư (tức bộ phận giá trị mới dơi ra ngồi
giá trị sức lao động của cơng nhân làm thuê tạo ra bị nhà tư bản chiếm không),
chỉ khi nào kẻ sở hữu tư liệu sản xuất tìm ra được người cơng nhân tự do, với tư
cách là đối tượng bóc lột, và bóc lột người cơng nhân đó nhằm mục đích sản
xuất ra hàng hố để thu được giá trị tăng thêm, chỉ khi đó mới là bóc lột giá trị
thặng dư, tư liệu sản xuất mới mang tính chất đặc biệt là tư bản.
Với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay, sở hữu nhiều thành phần kinh tế, ta không thể phủ nhận rằng các chủ doanh
nghiệp tư nhân cũng như cơng nhân, nơng dân , trí thức tất cả đều là người cống
hiến xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, thông qua các hoạt động sản xuất
kinh doanh hợp pháp mà góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và
nâng cao mức sống của nhân dân.
Người lao động có thể đầu tư dưới các hình thức như cổ phiếu, trái
phiếu… để thu được lợi tức cổ phần, trái phiếu…. việc đầu tư và thu được thu về
nhập dưới những hình thức như trên suy cho cùng là phân phối lại giá trị thặng
dư, bởi họ sở hữu các yếu tố này sáng tạo ra, vì vậy đó khơng thuộc về bóc lột.
Chúng ta cần phải khẳng định một điều rằng việc chiếm đoạt giá trị thặng
dư là xấu so với chế độ không có người bóc lột. Nhưng chủ nghĩa tư bản lại tốt
so với các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và sản xuất tự cung tự cấp dựa trên các lao
động thủ công. C.Mác và Lênin không chỉ phê phán mặt tiêu cực của chủ nghĩa
tư bản mà cũng đồng thời ca ngợi cơng lao to lớn của nó, chỉ trong mấy thế kỷ
đã tạo ra được một lực lượng lao động sản xuất khổng lồ bằng lực lược sản xuất
của mấy ngàn năm trước cộng lại, đồng thời lại nâng cao trình độ xã hội hóa sản
xuất. Chính C.Mác cũng đã phải viết: “Chúng ta đau khổ khơng những vì sự
phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà cịn đau khổ vì nó phát triển

chưa đầy đủ. Ngồi những tai hoạ của thời đại hiện nay, chúng ta còn phải chịu
đựng cả một loạt những tai hoạ thừa kế do chỗ phương thức sản xuất cổ xưa lỗi
thời vẫn tiếp tục sống dai dẳng với những quan hệ chính trị và xã hội trái mùa do
chúng đẻ ra” (Các Mác, Tư bản, tập thứ nhất, phần 2, quyển I;tr. 14).
6


Nước ta lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát là
nước tiểu nông, điều này có nghĩa là nước ta chưa hề có nền kinh tế hàng hóa,
mặc dù đã sản xuất hàng hóa. Nhưng nền kinh tế nước ta là quá độ lên chủ nghĩa
xã hội. Do vậy cách tổ chức theo của kinh tế xã hội theo kiểu sản xuất hàng hóa
mang tính quá độ. Điều này cũng đồng nghĩa là, trong cùng một nền kinh tế vừa
có kinh tế hàng hóa vì lợi ích của nhân dân, vừa có của tư nhân. Nhưng dù là
nền kinh tế hàng hóa nào thì sản cũng đều mang hình thức giá trị thặng dư từ các
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư của các nhà tư bản. Trong đó các giá trị
thặng dư đó phản ánh mối quan hệ bóc lột và bị bóc lột vẫn được coi là nhân tố
chính. Vì vậy cốt lõi của việc này là phải tạo được điều kiện môi trường cho sự
gia tăng khối lượng giá trị thặng dư toàn xã hội ngày càng tăng, tỷ suất ngày
càng cao.
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta hiện nay vẫn còn
phạm trù giá trị thặng dư. Vì vậy, chúng ta buộc phải học tập các nhà tư bản với
các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư để có thể sản xuất càng nhiều giá trị
thặng dư càng tốt. Điều này hoàn toàn hợp lý với lý luận của V.I Lênin: “Tri
thức về chủ nghĩa xã hội thì chúng ta có, nhưng chúng ta chưa có tri thức về tổ
chức với quy mơ hàng triệu người, chưa có tri thức về tổ chức và phân phối sản
phẩm... Cho nên chúng ta nói: dù hắn là tên đại bịp bợm, nhưng một khi hắn là
một thương nhân đã từng làm công việc tổ chức sản xuất và phân phối cho hàng
triệu và hàng chục triệu người, một khi hắn có kinh nghiệm thì chúng ta phải
học ở hắn” [V.I Lê nin: Toàn tập, tập 36; tr. 314-315].
Việc khuyến khích kinh tế tư nhân khơng phải một thủ đoạn dụ tư nhân bỏ

vốn ra đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh rồi lại “xóa bỏ” như trước đây. Lại
không phải để kinh tế tư nhân phát triển tự phát theo con đường tư bản chủ
nghĩa, khai thác động lực kinh tế tư nhân là để phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Có chính sách đúng đắn và bảo đảm mức lợi nhuận
thỏa đáng cho tư nhân. Hiện nãy có thể thấy rõ ràng nhất kinh tế tư nhân ở nước
ta đã đóng góp tới 60% GDP và thu hút 91% lao động việc làm cả nước.

7


Với tinh thần đó, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay, việc vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư, học thuyết giá trị thặng dư là cần thiết và có lợi.
2.2 Phương hướng vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
với việc phát triển kinh tế nước ta hiện nay
Nghiên cứu học thuyết giá trị của C.Mác trong điều kiện hiện nay, ta thấy
được các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư chiếm vai trò quan trọng trong
việc phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Vạy vận dụng các
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư như nào trong việc phát triển kinh tế nước
ta hiện nay.
Một là khai thác phương pháp sản xuất giá trị thặng dự về nền kinh tế
hàng hóa.
Khi phân tích sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, Mác cho rằng mọi hoạt
động của tư bản đều xoay quanh việc tận dụng phương tiện bóc lột nhằm khai
thác tối đa sức lao động để tăng thêm lao động thặng dư. Vì vậy dẫn đến việc tất
yếu là kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động thặng dư hay kỹ thuật,
ứng dụng các cơng nghệ mới, tăng năng suất lao động để có thêm điều kiện khai
thác giá trị thặng dư, nguồn gốc làm giàu cho giai cấp tư sản. Trong hai yếu tố
của sản xuất hàng hóa, thì sức lao động là yếu tố cơ bản nhất, còn tư liệu sản
xuất là phương tiện cần thiết trong việc sản xuất. Nếu như trong xã hội tư bản, ư

liệu sản xuất được tận dụng để tăng hiệu quả cho việc bóc lột của các nhà tư bản
thì với xã hội ta phải chú trọng phát huy nâng cao năng suất lao động – yếu tố
quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, yếu tố tạo ra của cải và giá trị vật
chất. Chính người lao động với sự năng động, sáng tạo, đã cải tạo biến đổi thế
giới tự nhiên, xã hội và bản thân tạo ra lịch sử. Để tạo được bước phát triển nhảy
vọt trong lực lượng sản xuất, phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện chiến
lược đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội VII của Đảng đã chỉ
rõ: “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người,
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đặt con người vào vị trí trung 62 tâm...”
8


.Đồng thời, phát triển đồng bộ các loại thị trường: tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu
dùng, sức lao động, vốn, tiền tệ.. Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo
môi trường pháp lý thuận lợi cho các chủ thể kinh tế phát triển sản xuất, kinh
doanh, tự do làm giàu trong khn khổ pháp luật. Điều đó hồn tồn phù hợp
với việc phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Quy mô, thực lực của nền
kinh tế nước ta tăng lên không ngừng sau 10 năm 2001-2010, quy mô GDP tính
theo giá so sánh tăng gấp đơi. Nếu theo giá thực tế tính bằng đơ la Mỹ năm
2010, GDP đạt khoảng 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000 (31,2 tỷ
USD). Năm 2008, GDP bình quân đầu người đạt 1.047 USD, năm 2010 đạt
1.168 USD, gấp khoảng 3 lần so với năm 2000. Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước
có thu nhập thấp
Hai là khai thác cách vận dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư để
thu được nhiều giá trị thặng dư, góp phần vào việc quản lý thành phần kinh tế tư
nhân trong nền kinh tế nước ta.
Để thực hiện được điều này đòi hỏi những chính sách hợp lý thích đáng
để thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển với nhiều loại hình sản xuất kinh

doanh, qua đó thu hút nhiều lao động xã hội, sử dụng nhiều trình độ lao động tạo
ra nhiều sản phẩm thỏa mãn nhu cầu xã hội. Hiện tại, chúng ta cần có giải pháp
hỗ trợ ưu đãi, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ vừa (hiện đang chiếm 97%
trong số 500 nghìn doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta) tạo điều kiện tốt
nhất cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Trong từng cơ sở sản xuất phải
đảm bảo được lao động thặng dư với các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
hợp lý, kiên quyết giải thể các doanh nghiệp nhà nước sản xuất kém hiệu quả
gây thất thoát tiền nhà nước.
Trong các đơn vị kinh doanh cần có định mức, bảo đảm giờ công quy
đinh và cường độ bằng mức trung bình xã hội, đồng thời tích cực cải tiến kỹ
thuật, ứng dụng quy trình cơng nghệ mới, tổ chức sản xuất nâng cao năng suất
lao động. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư hợp lý để tăng năng suất
lao động thặng dư không bị bức xúc đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế bền
9


vững. Đó là con đường để thốt khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế và bảo
đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Ba là khai thác phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối trong quá
trình tổ chức và tái sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Khi phân tích giá trị thặng dư tương đối, Mác đã trình bày rõ các giai
đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp với các đặc điểm, ưu thế
và vị trí lịch sử của từng giai đoạn. Việc nghiên cứu các giai đoạn đó giúp chúng
ta nhiều bài học bổ ích trong q trình tổ chức sản xuất ở một đất nước mà sản
xuất nhỏ còn phổ biến. Chẳng hạn, hiệp tác giản đơn là điểm khởi đầu của sản
xuất của chủ nghĩa tư bản, có tác dụng quan trọng trong việc khẳng định bước
chuyển lên sản xuất lớn. Nhưng trong hiệp tác đó quy mô tập trung tư liệu sản
xuất và sức lao động chỉ có hiệu quả khi nó mang tính tất yếu kinh tế, khi có
hiệu quả, khi có tinh thần tự nguyện, tự giác thật sự của người lao động. Nó địi

hỏi vai trị chỉ huy năng động, sáng tạo, biết quản lý sản xuất kinh doanh. Nó địi
hỏi phải tăng cường quỹ không chia, tạo ra các tư liệu sản xuất buộc phải tiến
hành lao động tập thể... Ta có thể rút ra vài kết luận dựa trên những phân tích
của Mác.
Để nâng cao năng suất lao động thặng dư, sản xuất phải được tổ chức chặt
chẽ giữa những người lao động đã được bố trí đúng khả năng, sở trường, cơng
việc phù hợp. Với tổ chức đó, người lao động chỉ được sử dụng một lượng thời
gian cần thiết cho cơng việc của mình, từ đó doanh nghiệp có thể tính ngay được
thời gian lao động cần thiết phải hao phí cho một đơn vị sản phẩm, tạo điều kiện
thuận lợi cho cạnh tranh.
Với điều kiện hiện nay ở nước ta phải coi trọng phân công lao động, phân
cơng phải thích ứng phù hợp với những kỹ thuật mới của từng ngành nghề, mở
rộng hợp tác quốc tế. Đảm bảo điều kiện tốt nhất để thúc đẩy và tạo điều kiện
cho sự phát triển của các ngành nghề xã hội, tối ưu hóa năng suất lao động thặng
dư cao nhất của từng đơn vị.

10


Bốn là, thu hồi giá trị thặng dư và định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều
kiện 64 cho phép bóc lột giá trị thặng dư. Điều này đã được V.I.Lênin trình bày
qua lý luận và kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn ở nước Nga Xô Viết. Vấn đề đặt ra
đối với nước ta.
Thu hồi được của cống nạp một cách đúng đắn, đầy đủ khơng bị thất
thốt. Ngăn chặn được những ma lực hút nền kinh tế chệch khỏi quỹ đạo xã hội
chủ nghĩa. Phải có một nhà nước mạnh. Ở nước ta hiện nay, đẩy mạnh xã hội
hoá sản xuất theo định hướng XHCN từ một nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất
lớn để sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư, cần phải: Làm cho kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo và nó cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng
của nền kinh tế quốc dân. Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh

tế khai thác tối đa các nguồn lực: vốn, sức lao động, công nghệ hiện đại, kinh
nghiệm tiên tiến phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả
kinh tế và xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân. Thực hiện nhiều
hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu;
thừa nhận thuê mướn lao động nhưng không để nó trở thành quan hệ thống trị.
Giữ vững vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tăng cường hiệu lực
quản lý vĩ mô của Nhà nước; phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của
cơ chế thị trường; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với xóa đói giảm
nghèo, tránh sự phân hố xã hội thành hai cực đối lập, không để chênh lệch quá
lớn về mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư, kết
hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngày trong từng bước và
từng chính sách phát triển.
Thơng qua việc nghiên cứu phương hướng vận dụng các phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư, cá nhân em rút ra được một vài kết luận dưới đây.
Một là các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là cơ sở thực tiễn quan
để xây dựng nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
Hai là, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nền kinh tế nước ta trong một
chừng mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể xóa bỏ ngay. Chừng nào quan hệ

11


bóc lột cịn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển, thì chừng đó nước ta cịn phải chấp nhận sự hiện diện của nó.
Ba là trong việc phát triển nền kinh tế thị trường, vận dụng các phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư phải bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người
lao động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật pháp cụ thể, trong từng giai
đoạn của nền kinh tế.
III. Kết luận
Mục đích của mọi nhà tư bản chủ nghĩa không phải là sản xuất giá trị sử

dụng, mà là sản xuất giá trị thặng dư. Các nhà tư bản có thể sử dụng mọi thủ
đoạn để có thể đạt được mục đích theo đuổi giá trị thặng dư của mình. Để có thể
sản xuất giá trị thặng dư ở mức tối đa, các nhà tư bản tăng cường bóc lột cơng
nhân bằng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư để tăng năng suất lao động,
cường độ lao động và kéo dài thời gian lao động. Ta có thể thấy rằng việc vận
dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư để sản xuất giá trị thặng dư tối
đa là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
Trong thực trạng đất nước ta hiện nay, các phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư là cơ sở thực tiễn quan để xây dựng nền kinh tế đang trong thời kỳ quá
độ ở Việt Nam. Nhưng khi vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
các nhà tư bản vẫn phải bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người lao động
lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật pháp cụ thể, trong từng giai đoạn của
nền kinh tế.
IV. Mục lục
Mở đầu..………………………………………………………………………1
1. Phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu
ngạch………………………………………………………………………….2
1.1. Giá trị thặng dư………………………………………………………2
1.2 Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư……………………………2
1.2.1 Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối…………………………………..2
12


1.2.2 Sản xuất giá trị thặng dư tương đối…………………………………3
1.3 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch……………………4
2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với việc phát triển nền kinh tế
nước ta hiện nay……………………………………………………………….5
2.1 Ý nghĩa của các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư với việc phát triển
nền kinh tế nước ta hiện nay……………………………………………………5
2.2 Phương hướng vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư với

việc phát triển kinh tế nước ta hiện nay……………………………………….8
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

/>
2.

/>
3.

/>
4.

/>
5. C.Mác, Tư bản, tập thứ nhất, phần 2, quyển I
6. V.I Lê nin: Toàn tập, tập 36
7. Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Leenin xuất bản năm 2019

13



×