Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

LỰA CHỌN ĐỒNG TIỀN TTQT TRONG CÁC HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

BÀI TẬP NHĨM THANH TỐN QUỐC
TẾ
ĐỀ TÀI 1:
LỰA CHỌN ĐỒNG TIỀN TTQT TRONG CÁC HỢP ĐỒNG
XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Lớp: TCH 412(1.2/2021) BS.1
Giảng viên hướng dẫn: PGS, TS Đặng Thị Nhàn
Nguyễn Hoàng Linh

1811110336

Đinh Mai Linh

1811110319

Phạm Việt Nam

1811110421

Nguyễn Hoàng Giang

1811110151

Luyện Thị Huyền Trang

1811110587


Vũ Hương Trà

1811110575

Lê Phương Dung

1811110129

Phạm Nữ Tâm

1811110518

Nguyễn Minh Ngọc

1811110443

Nguyễn Linh Hương

1812210388

Hà Nội, tháng 4 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỒNG TIỀN TRONG HOẠT
ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG

5
1.1 Phân loại tiền tệ theo phạm vi sử dụng

5

1.1.1 Tiền tệ thế giới

5

1.1.2 Tiền tệ quốc tế

5

1.1.3 Tiền tệ quốc gia

6

1.2 Phân loại theo khả năng chuyển đổi của đồng tiền

6

1.2.1 Đồng tiền tự do chuyển đổi

6

1.2.2 Đồng tiền chuyển khoản

6

1.2.3 Đồng tiền clearing


6

1.3 Đặc điểm trong lưu thông tiền tệ trong hoạt động ngoại thương ở
Việt Nam hiện nay
6
1.3.1 Thực trạng

6

1.3.2 Giải thích lý do USD được sử dụng nhiều và lợi ích khi sử dụng
USD
8
1.3.3 Rủi ro nhất định khi sử dụng đồng USD

9

CHƯƠNG II: CÁC TRANH CHẤP, RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒNG
TIỀN THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
10
2.1 Rủi ro và lưu ý khi lựa chọn đồng tiền thanh toán là Nhân dân tệ
(CNY)
10
2.1.1 Tổng quan về tình huống:

10

2.1.2 Vấn đề phát sinh

11


2.1.3 Phân tích tình huống

12

2.1.4 Đánh giá

14

2.1.5 Lưu ý với doanh nghiệp khi quy định đồng tiền thanh tốn

15

2.1.6 Mở rộng tình huống về việc sử dụng đồng CNY ở Việt Nam

16

2.1.7 Kết luận

18

2.2 Tranh chấp, rủi ro và lưu ý khi quy định đồng tiền tính giá và đồng
tiền thanh tốn
18
2.2.1 Khái qt về đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh tốn
2.2.1.1 Đồng tiền tính giá

18
18


1


2.2.1.2 Đồng tiền thanh toán

18

2.2.2 Thực trạng về đồng tiền tính giá và thanh tốn ở Việt Nam

18

2.2.3 Đồng tiền thanh tốn và tính giá khác nhau thường được sử
dụng khi nào

19

2.2.4 Lợi ích khi sử dụng đồng tiền tính giá và thanh toán khác nhau
19
2.2.5 Rủi ro khi sử dụng đồng tiền tính giá và thanh tốn khác nhau 19
2.2.5.1 Tổng quan tình huống:

20

2.2.5.2 Mở rộng tình huống về cách các tịa án các nước áp dụng khi
có tranh chấp về thời gian hốn đổi
20
Tình huống 1:

20


Tình huống 2:

21

2.2.6 Kết luận
2.3 Rủi ro trong tỷ giá của đồng tiền thanh tốn và giải pháp
2.3.1 Các tình huống thực tế về rủi ro tỷ giá

22
22
22

TH1

22

TH2

23

2.3.2 Đề xuất giải pháp để phòng chống rủi ro tỷ giá

24

2.3.2.1 Đảm bảo bằng vàng

25

2.3.2.2 Đảm bảo hồn hợp


25

2.3.2.3 Đảm bảo ngoại hối

25

2.3.2.4. Đảm bảo bằng rổ tiền tệ

26

2.3.2.5. Đảm bảo thông qua việc quy định giá sau, linh hoạt nếu đồng
tiền trong hợp đồng có biến động
26
2.3.2.6. Đảm bảo ngoại hối phái sinh bằng các hợp đồng kỳ hạn, hoán
đổi và quyền chọn
26
2.3.3 Lưu ý

27

2.3.4 Thực trạng áp dụng các điều kiện đảm bảo chống rủi ro tỷ giá
trên thế giới và ở Việt Nam
27
KẾT LUẬN:

29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

31


2


MỤC LỤC ẢNH
Hình 1: Lịch sử hệ thống tiền tệ quốc tế - Nguồn: Đỗ Thiên Anh Tuấn – bài
giảng 15 của Fulbright................................................................................ 5
Hình 2:Tỷ trọng ngoại tệ trong kim ngạch xuất khẩu Việt Nam năm 20152016 ........................................................................................................... 7
Hình 3: Tỷ trọng ngoại tệ trong kim ngạch nhập khẩu Việt Nam năm 20152016 ........................................................................................................... 8
Hình 4: Hợp đồng mua bán ...................................................................... 10
Hình 5: Mặt hàng và giá trị thanh tốn ..................................................... 11
Hình 6: Điều khoản giao hàng .................................................................. 13
Hình 7: Quy trình thanh tốn CNY của NHTM khơng ở khu vực biên giới
................................................................................................................. 13
Hình 8: Hợp đồng mua bán với bạn hàng Trung Quốc khơng sử dụng CNY
................................................................................................................. 15
Hình 9: Hợp đồng mua bán với bạn hàng Trung Quốc không sử dụng CNY
................................................................................................................. 16
Hình 10: Hợp đồng, điều khoản thanh tốn và vận đơn của ví dụ 1 .......... 23
Hình 11: Hợp đồng và điều khoản thanh tốn của cơng ty CP May Sơn Hà
................................................................................................................. 24
Hình 12: Thực trạng áp dụng công cụ phái sinh trong thương mại thế giới
................................................................................................................. 28

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế
ngày càng đặt ra những đòi hỏi và thách thức mới đối với các NHTM trong hoạt

động thanh toán quốc tế. Được xem như chất chất xúc tác cho sự phát triển thương
mại mại quốc tế, cơng tác thanh tốn quốc tế đã khơng ngừng ngừng được đổi
mới mới và hồn thiện. Đặc biệt, khi tiến hành Thanh toán quốc tế, cần xác định
năm vấn đề quan trọng, đó là: đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và
thời gian thanh toán. Lựa chọn đồng tiền nào là một vấn đề quan trọng, vì khơng
phải đồng tiền của nước nào cũng có khả năng thực hiện TTQT, mà đồng tiền đó
phải “mạnh”, được các nước thừa nhận trong việc thực hiện hoạt động TTQT, tiếp
đến lựa chọn đồng tiền nào phù hợp với nội dung cụ thể của hoạt động thương
mại quốc tế, nhằm mang lại hiệu quả đáng kể về tốc độ thanh toán, mức độ rủi ro,
và khả năng đáp ứng được lợi ích cho các bên liên quan.
Nhận biết được tầm quan trọng của đơn vị tiền tệ và giá trị của chúng trong thanh
toán quốc tế, Tiểu luận đi sâu tìm hiểu về khái niệm và cách phân loại các đơn vị
tiền tệ trong Thanh toán Quốc tế, đồng tiền tính tốn và đồng tiền thanh tốn và
các rủi ro có thể phát sinh có liên quan tới điều khoản Thanh tốn và các biến
động trong mơi trường kinh doanh xung quanh thời điểm ký kết và thực hiện hợp
đồng thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, các quy định, tập quán và cách xử lý khi
có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó trong quá trình thực hiện hợp đồng
xuất - nhập khẩu hàng hóa và thanh tốn cũng như các án lệ tại các tòa án khác
nhau trên thế giới cũng được giới thiệu và bàn luận trong Tiểu luận này.

4


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỒNG TIỀN TRONG
HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG
1.1 Phân loại tiền tệ theo phạm vi sử dụng
1.1.1 Tiền tệ thế giới
Là tiền tệ mà được các quốc gia đương nhiên thừa nhận làm phương tiện thanh
toán quốc tế, phương tiện dự trữ mà không cần phải có sự thừa nhận trong các
Hiệp định ký kết giữa Chính phủ nhiều bên hay hai bên. Từ định nghĩa này, chỉ

có Vàng là đủ điều kiện trở thành tiền tệ thế giới. Chế độ bản vị vàng được duy
trì suốt từ 1870-1914, tuy nhiên với những phát hiện mới về mỏ vàng gây áp lực
lạm phát và thực trạng các quốc gia khan hiếm vàng sẽ kìm hãm cung tiền, ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế đã khiến chế độ này sớm kết thúc
1.1.2 Tiền tệ quốc tế
Hay còn được gọi là tiền tệ hiệp định do nó là đồng tiền chung của một khối kinh
tế quốc tế, ra đời từ một hiệp định tiền tệ ký kết giữa các nước thành viên. Trong
lịch sử, đã có một số hiệp định về đồng tiền quốc tế như:
Tên hiệp định/Tổ chức Đồng tiền quốc tế
Thời gian tồn tại
Hiệp định tiền tệ Bretton
USD
1944-1971
Woods
Hiệp định tiền tệ Jamaica
SDR
1976-nay
1976
Liên minh châu Âu (EU) Euro
1999-nay
Đồng thời ta cũng có thể thấy lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ
quốc tế theo hình dưới đây:

Hình 1: Lịch sử hệ thống tiền tệ quốc tế - Nguồn: Đỗ Thiên Anh Tuấn – bài giảng 15 của Fulbright

Từ đây ta thấy, sau khi hiệp định Bretton Woods sụp đổ, USD khơng cịn là một
đồng tiền quốc tế nữa, thay vào đó tính tới thời điểm hiện tại chỉ còn Euro và

5



SDR là 2 đồng tiền quốc tế được biết đến nhiều nhất như một đồng tiền quốc tế
do các tổ chức, hiệp định suy tôn
1.1.3 Tiền tệ quốc gia
Là tiền tệ của từng quốc gia riêng biệt, được phát hành, tồn tại và lưu thông do
Luật Tiền tệ của từng nước quy định. Tiền tệ quốc gia tham gia vào thanh tốn
quốc tế phụ thuộc vào vị trí của tiền tệ quốc gia trên thị trường tiền tệ và sự lựa
chọn tự do của các bên trong hiệp định, hợp đồng. Ngày nay, các đồng tiền quốc
gia có vị thế lớn như: USD, EUR, GBP, JPY, ….
1.2 Phân loại theo khả năng chuyển đổi của đồng tiền
1.2.1 Đồng tiền tự do chuyển đổi
Là các đồng tiền mà ai cũng có quyền yêu cầu Ngân hàng nước đó chuyển đổi tự
do tiền tệ này ra tiền tệ nước khác mà không cần giấy phép. Có hai loại là tiền tự
do chuyển đổi toàn phần và từng phần. Những đồng tiền tự do chuyển đổi tồn
phần thơng dụng như: USD, EUR, GBP, JPY, AUD, CHF,ATS, CAD, SEK,…
Những tiền tệ tự do chuyển đổi từng phần như PHP, TWD, THB, KRW, IDR,
EGP,…
1.2.2 Đồng tiền chuyển khoản
Là đồng tiền mà theo luật tiền tệ của một nước/khối kinh tế người mở tài khoản
có thu nhập có quyền chuyển khoản sang các tài khoản chỉ định mà không cần
giấy phép. Tiền tệ tự do chuyển đổi là đồng tiền tự do chuyển khoản, tuy nhiên,
tiền tệ chuyển khoản không được tự do chuyển đổi sang ngoại tệ khác
1.2.3 Đồng tiền clearing
Là tiền tệ không được chuyển đổi sang tiền tệ khác, không được chuyển khoản
sang các tài khoản khác, đến cuối năm mới được bù trừ, bên nào dư Nợ sẽ trả bằng
ngoại tệ tự do hoặc chuyển sang tài khoản vay nợ năm sau hoặc trả nợ bằng hàng
hóa dịch vụ. Các hiệp định thanh toán clearing ký kết giữa Việt Nam và đối tắc
chủ yếu bằng đồng tiền của nước đối tác: ký với Pháp bằng France, ký với Ấn Độ
bằng Rupi,…
1.3 Đặc điểm trong lưu thông tiền tệ trong hoạt động ngoại thương ở Việt

Nam hiện nay
1.3.1 Thực trạng
Ngày nay, trong hoạt động ngoại thương, các bên có xu hướng sử dụng đồng tiền
tự do chuyển đổi như USD, EUR, JPY,…. , cũng từ xu hướng này mà trong các
hợp đồng mua bán ngoại thương, ta có thể dễ dàng thấy xu hướng hình thành các
cực tiền tệ với sự thống trị của đồng USD. Vào năm 2019, trong bài phân tích
đăng tải trên trang mạng của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI), tác
giả David Uren thuộc Đại học Sydney nhận định Trung Quốc và Liên minh châu
6


Âu (EU) đã nỗ lực làm suy yếu sự thống trị của đồng đô la Mỹ (USD) trong hệ
thống thanh tốn tồn cầu, song đồng bạc xanh vẫn hiện diện trong khoảng 88%
toàn bộ số giao dịch ngoại tệ thế giới trong suốt 18 năm qua.
Còn trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam, USD cũng cho thấy sự thống trị
hồn tồn khi hơn 90% thanh tốn xuất nhập khẩu được dùng bằng đồng USD.
Con số này sẽ càng nổi trội hơn khi ta so sánh với vài năm trước đây giai đoạn
2010-2013, khi thanh toán đồng USD chỉ chiếm 57%, EURO là 26% và JPY là
7%, thì gần đây, USD ngày càng được sử dụng rộng rãi, cùng với sự yếu thế hơn
của đồng EURO và JPY trong hoạt động ngoại thương. Cụ thể, trong kim ngạch
xuất khẩu năm 2015 và 2016 với số liệu tương đương là 162,02 tỷ USD và 176,63
tỷ USD; tỷ trọng đồng đô la Mỹ (USD) dùng trong thanh toán chiếm gần 91%.
Tiếp theo đó là đồng Euro (EUR) với tỷ trọng quanh mức 4,5%; đồng Bảng
Anh(GBP) chiếm tỷ trọng 1,2%; đồng Yên Nhật Bản (JPY) chiếm 1% và các
ngoại tệ khác chiếm phần còn lại. Trong phần nhập khẩu với kim ngạch 165,57 tỷ
USD và 174,12 tỷ USD, đồng USD cũng vẫn là chủ đạo với hơn 92%. Tiếp đó là
đồng JPY với khoảng 3%; đồng EUR chiếm 2,5% - 2,9%; đồng GBP chiếm 0,1%;
còn lại các loại ngoại tệ khác. Thực tế thanh toán này cho thấy, tỷ trọng sử dụng
đồng JPY, GBP hay đồng Nhân dân tệ (CNY) khơng có nhiều thay đổi trong năm
qua. Với đồng EURO, tỷ trọng thanh tốn với hàng nhập khẩu có dấu hiệu tăng

nhẹ trong năm 2016 (Theo báo Đầu tư ngày 05/03/2017).

Hình 2:Tỷ trọng ngoại tệ trong kim ngạch xuất khẩu Việt Nam năm 2015-2016

7


Hình 3: Tỷ trọng ngoại tệ trong kim ngạch nhập khẩu Việt Nam năm 2015-2016

Theo thống kê, đồng USD thường được sử dụng là loại tiền tệ xác lập hóa đơn
cho các giao dịch xuất khẩu thế giới, nhiều gấp ba lần tổng số các giao dịch xuất
khẩu có nguồn gốc từ Mỹ. Khoảng 70% các quốc gia trên thế giới ấn định giá trị
đồng tiền nội tệ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cùng dựa trên đồng USD.
1.3.2 Giải thích lý do USD được sử dụng nhiều và lợi ích khi sử dụng USD
Trước tiên ta có thể thấy vì những thói quen, tập qn đã ăn sâu vào hoạt động
thương mại quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, USD đã dần dần đi sâu vào
hoạt động thanh tốn quốc tế của các DN khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn trên thế
giới bởi tính phổ biến, thuận tiện, tự do chuyển đổi cũng như giá trị biến động nhỏ
Bên cạnh đó, nhờ có thị trường vốn phát triển tốt, được hậu thuẫn bởi các thể chế
chính trị có tiếng nói quan trọng, có các chính sách tài chính, tiền tệ, quyền sở hữu
trí tuệ và hệ thống luật pháp tương đối lành mạnh, khả năng thanh khoản của đồng
tiền này rất cao, một đồng tiền rất an tồn, có xu hướng tăng giá trong những thời
kỳ khủng hoảng, yếu tố khiến việc giữ các tài sản bằng đồng USD ln hấp dẫn
trong thời điểm bình thường. Mặc dù vẫn có những gian lận về tài chính xung
quanh việc Quốc hội Mỹ đưa ra trần nợ công nhưng vẫn có một nguồn cung cấp
dồi dào những tài sản được định giá bằng đồng USD được coi là an tồn, trong đó
có trái phiếu chính phủ. Dẫu cho dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng
phát ở Mỹ có thể khiến hàng triệu người mất việc làm và kìm hãm sự phát triển
kinh tế ở Xứ cờ hoa, nhưng dịch bệnh này chưa làm mất đi giá trị của đồng bạc
xanh. Theo US dollar Index (bảng chỉ số đo lường giá trị của USD so với tiền tệ

khác), đồng USD hiện đã tăng giá 6% kể từ mức giá trị thấp nhất ghi nhận hồi đầu
tháng Ba vừa qua. Giới chuyên gia cho rằng sự tăng giá của đồng USD chủ yếu
là do vị trí đặc quyền của đồng tiền này, là đồng tiền dự trữ của thế giới. Điều đó
8


có nghĩa trong thời kỳ khủng hoảng, các nhà đầu tư vẫn muốn đặt tiền của họ vào
nơi an toàn, kể cả khi nền kinh tế Mỹ cũng gặp khó khăn. Ông Kit Juckes, người
đứng đầu về chiến lược ngoại hối toàn cầu của Ngân hàng Societe Generale
(Pháp), nhấn mạnh: “Không giống các loại tiền tệ khác, chúng ta cũng có thể thấy
rằng dù Mỹ in rất nhiều USD nhưng không làm suy yếu giá trị đồng tiền này" và
“nhiều người muốn USD trong mọi thời điểm.”
Ngược lại, các đồng tiền như EUR, JPY,… ngày càng ít sử dụng vì theo Kirchner
thì quy mơ đơn lẻ của Eurozone và Trung Quốc khó có thể mang những vị thế tốt.
Hơn nữa, các đồng tiền như CNY, JPY có xu hướng giảm mạnh giá để kích thích
xuất khẩu, vậy nên, giá cũng biến động xuống thất thường gây thiệt hại cho các
bên trong hợp đồng. Mặc cho nỗ lực “biến CNY thành đồng tiền dự trữ quốc tế”
của Trung Quốc, do một số hoạt động quản lý ngoại hối của Việt Nam và ngân
hàng thương mại (NHTM) đã khiến cho quy mô sử dụng các đồng tiền này trong
thanh tốn ít phổ biến. Vì những lý do trên, mà đồng “Đơ la xanh” ln được coi
chọn là một đồng tiền thanh tốn phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu không
những là một đồng tiền tương đối ổn định về giá trị, ít biến động mà cịn có tính
thanh khoản khá cao, được sử dụng rộng rãi với các bạn hàng ở đa số các nước
khác, làm tḥn tiện hóa q trình thanh toán và giao dịch.
1.3.3 Rủi ro nhất định khi sử dụng đồng USD
Tuy nhiên, khi thanh toán bằng đồng này cũng có những rủi ro nhất định. Trước
tiên là đối với doanh nghiệp: Sau khi yêu cầu quản lý rủi ro tỷ giá bắt đầu xuất
hiện kể từ sau khi hệ thống Bretton Woods bị bãi bỏ (1973), sự đảm bảo bởi vàng
của đồng USD bị chấm dứt và được thay thế bằng hệ thống tỷ giá thả nổi, trong
đó giá tiền tệ được xác định chủ yếu bởi lượng cung và cầu tiền. Cung và cầu tiền

bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nội tại và từ bên ngoài các nền kinh tế. Những biến
động này khiến các doanh nghiệp có thể gặp rủi ro ngoại hối, hơn nữa, xu thế hiện
nay là các nền kinh tế đang tăng cường mở cửa với bên ngoài, chú trọng các giao
dịch quốc tế và hệ quả là nguy cơ rủi ro tỷ giá đang trở nên khó lường đối với
nhiều doanh nghiệp. Rủi ro tỷ giá nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng mạnh và trực tiếp tới
hoạt động kinh doanh do đó doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến nguy cơ rủi ro
tỷ giá.(Được nói rõ hơn ở phần sau)
Hơn nữa, xét về mặt chính trị, kinh tế quốc gia: Lâu nay, Mỹ đã thúc đẩy “chính
sách đế quốc xâm lược” thông qua sức mạnh quân sự và tài chính nhờ sự thống
trị của đồng USD. Do đó, cả thế giới cũng đang phải sống theo luật của Mỹ, đúng
theo nghĩa đen của từ này. Ở Việt Nam khi hơn 90% giao dịch thương mại quốc
tế thực hiện qua đồng USD thì ta thấy chỉ cần sự biến động của USD có thể khiến
cả ngành xuất nhập khẩu lao đao, ảnh hưởng đến cả cán cân thanh toán và tăng
trưởng kinh tế. Đồng thời, do sự thống trị này, có thể nói nền kinh tế Việt Nam sẽ
9


dễ bị phụ thuộc vào đồng USD, đặc biệt là khi kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm
một tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Bên cạnh đó, sức mạnh của đồng VNĐ cũng
khó có khả năng được cải thiện do cịn ít được sử dụng trong các hợp đồng giao
dịch mua bán quốc tế.

CHƯƠNG II: CÁC TRANH CHẤP, RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỒNG TIỀN THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI
THƯƠNG
2.1 Rủi ro và lưu ý khi lựa chọn đồng tiền thanh toán là Nhân dân tệ (CNY)
2.1.1 Tổng quan về tình huống:

Hình 4: Hợp đồng mua bán


Bên mua: CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐA NGÀNH HẢI ĐĂNG
10


Địa chỉ: Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội, Việt Nam
Bên bán: ZIBO HUAXING ADDITIVES CO., LTD
Địa chỉ: Khu giữ của Yixi Rd., Linzi, Zibo, Shandong, China 255410
Ngân hàng thụ hưởng: ZIBO Branch, LIZI sub-branch, chi nhánh của BOC
(Ngân hàng nhân dân Trung Quốc)
Thông tin sản phẩm nhập khẩu:
Processing AID P-73: Nhựa nguyên sinh Acrylic Processing AID P-73 dùng
trong ngành nhựa, dạng hạt nguyên sinh (25kg/bao), sản xuất bởi công ty xuất
khẩu, mới 100%.
Processing AID P-17: Nhựa nguyên sinh Acrylic Processing AID P-17, dùng
trong ngành nhựa, dạng hạt nguyên sinh (25kg/bao), sản xuất bởi công ty xuất
khẩu, mới 100%.
Lubricant P-6: Sáp nhân tạo từ Polyetylen, dùng trong ngành nhựa, dạng hạt
(25kg/bao), sản xuất bởi công ty xuất khẩu, mới 100%.
Tổng giá trị hàng hóa: 516,700 CNY (CNY five hundred and sixteen thousand
seven hundred only)

Hình 5: Mặt hàng và giá trị thanh toán

2.1.2 Vấn đề phát sinh
2 bên ký kết hợp đồng thanh toán bằng đồng CNY (Nhân dân tệ), tuy nhiên đến
khi thanh tốn bên mua (Cơng ty TNHH Đa ngành Hải Đăng) gặp khó khăn trong
việc chuyển đổi từ VND sang CNY để thanh toán cho bên bán theo quy định hợp
đồng khi ra các NHTM để tiến hành thanh toán, khiến cho thời gian thanh toán bị
kéo dài, gây nên tranh chấp và rủi ro về tỷ giá.


11


2.1.3 Phân tích tình huống
Về nguồn ḷt, nghị định, thơng tư quốc gia: Tính tới thời điểm 2017, và tính đến
nay, khơng có ḷt hay văn bản dưới ḷt nào quy định không cho phép sử dụng
đồng Nhân dân tệ (CNY) trong thanh toán quốc tế, mà chỉ hạn chế sử dụng
ngoại tệ (bao gồm cả CNY) qua “Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế
sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam” số 32/2013/TT-NHNN năm 2013.
Vậy nhưng để đảm bảo an ninh kinh tế vĩ mô, tránh thâm hụt cán cân thương
mại với Trung Quốc quá lớn, thì NHTW cũng có những quy tắc ngầm hạn chế
số lượng CNY giao dịch. Thứ hai, do số lượng giao dịch bằng đồng CNY cịn
q ít, khiến nguồn cung về CNY của các NHTM nói chung là vơ cùng ít ỏi. Bởi
vậy từ phía các NHTM, việc thanh toán cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
bằng đồng CNY là rất khó khăn.

12


Hình 6: Điều khoản giao hàng

Tuy rằng, ở các ngân hàng ở khu vực biên mậu thì nguồn cung có CNY có khả
quan hơn do vào năm 2004, NHNN Việt Nam ban hành “Quyết định số
689/2004/QĐ-NHNN: Về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao
đổi hàng hoá và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt
Nam và Trung Quốc”, trong đó cho phép sử dụng CNY, VND cho thanh tốn
hàng hóa ở biên giới Việt Nam-Trung Quốc
Cịn trong hợp đồng này chỉ rõ hàng trong hợp đồng không phải di chuyển qua
biên giới mà qua đường biển theo điều kiện CIF Hải Phòng, Việt Nam và cảng
xếp hàng là Qingdao port, China (Trung Quốc). Bên cạnh đó, cơng ty TNHH Hải

Đăng cũng không kinh doanh, nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam
– Trung Quốc. Vậy nên, giao dịch này không thuộc đối tượng được xét sử dụng
đồng CNY trong thanh toán theo như quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN.
Từ phía NHTM khơng thuộc khu vực biên giới (cụ thể trong trường hợp này là
ngân hàng của người nhập khẩu có chi nhánh ở tỉnh Hải Phịng) việc thiếu nguồn
cung về CNY là không thể tránh khỏi. Và để có thể tiến hành thanh tốn bằng
đồng NDT, ngân hàng này phải trải qua theo quy trình sau đây: Tùy thuộc vào
điều kiện, mà các ngân hàng có thể thực hiện theo 1 trong 2 quy trình:

Hình 7: Quy trình thanh tốn CNY của NHTM khơng ở khu vực biên giới

Quy trình 1: Thơng qua ngân hàng chi nhánh đặt ở khu vực biên giới ViệtTrung:
Bước 1: Người nhập khẩu (NK) ra ngân hàng chi nhánh tại khu vực của mình đặt
lệnh thanh tốn cho người xuất khẩu (XK) bằng CNY. Chuẩn bị đủ số tiền VNĐ
đã quy đổi theo tỷ giá bán ra CNY của ngân hàng theo giá trị của hợp đồng và
chuẩn bị hồ sơ (theo yêu cầu của thanh toán biên mậu): gồm: Hợp đồng nhập khẩu
bản chính hoặc bản chính kê khai hàng hóa, tờ khai hải quan nhập khẩu

13


Bước 2: Ngân hàng chi nhánh tại khu vực của người NK tiến hành gửi tiền VNĐ
của người NK qua đường đa tệ và bộ hồ sơ của người NK sang cho ngân hàng chi
nhánh ở khu vực biên giới Việt –Trung
Bước 3: Ngân hàng ở khu vực biên giới tiến hành đổi sang CNY, phát lệnh thanh
toán cho ngân hàng thụ hưởng
Bước 4: Ngân hàng thụ hưởng báo nợ TK CNY của ngân hàng ở khu vực biên
giới (ở ngân hàng thụ hưởng) và báo có TK CNY của người XK ở ngân hàng thụ
hưởng theo quy định trong hợp đồng
(Quy trình áp dụng khi Ngân hàng ở khu vực biên mậu có tài khoản CNY ở bên

ngân hàng Trung Quốc)
Quy trình 2: Thơng qua chính ngân hàng chi nhánh ở địa phương người NK sau
khi mua được CNY từ ngân hàng chi nhánh ở khu vực biên giới. Quy trình này,
bước 1 sẽ tương tự, từ bước 2 ta có:
Bước 2: Ngân hàng chi nhánh ở địa phương người NK tiến hành gửi lệnh mua
CNY từ ngân hàng chi nhánh ở khu vực biên mậu
Bước 3: Ngân hàng khu vực biên mậu gửi CNY cho Ngân hàng ở khu vực ở người
NK
Bước 4: Ngân hàng ở địa phương của người NK báo phát lệnh thanh toán cho
ngân hàng thụ hưởng (bên Trung Quốc)
Bước 5: Ngân hàng thụ hưởng (bên Trung Quốc) báo nợ tài khoản ngân hàng địa
phương của người NK (ở bên ngân hàng thụ hưởng) và báo có vào TK của người
XK ở ngân hàng thụ hưởng.
(Quy trình áp dụng khi ngân hàng chi nhánh ở địa phương người NK có tài khoản
bằng CNY ở bên ngân hàng Trung Quốc)
2.1.4 Đánh giá
Kết lại, về phương diện các nguồn luật, quyết định của NHNN, thì ta thấy dù chưa
có văn bản cấm sử dụng, nhưng thực tế thì nguồn cung ít mà Cơng ty TNHH Hải
Đăng lại chưa để ý đến việc hạn chế sử dụng đồng CNY của các NHTM và ký
hợp đồng trả bằng CNY cho đối tác Trung Quốc vậy nên khó khăn mới xảy ra.
Việc chuyển tiền như các ngoại tệ khác một cách trực tiếp qua tài khoản Visa bằng
đồng CNY là khơng thể, chỉ có thể thơng qua các tổ chức tín dụng được phép kinh
doanh ngoại hối để tiến hành đổi từ VND sang CNY, và tiến hành trả cho đối tác.
Và sau khi thấy được quy trình trên, ta thấy việc tiến hành thanh toán bằng CNY
yêu cầu rất nhiều bước và bên trung gian (Cụ thể là ngân hàng ở khu vực biên
mậu) do thường các ngân hàng chi nhánh ở không ở khu vực biên mậu không chủ
14


động và có đủ nguồn cung về CNY, khiến cho thời gian thanh toán kéo dài, gây

ra tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng
Hơn nữa , đồng CNY thường bị Trung Quốc thao túng để kích thích xuất khẩu,
khiến cho giá trị CNY lên xuống thất thường, không ổn định, tạo nên rủi ro về tỷ
giá to lớn cho các bên trong quan hệ mua bán quốc tế. Việc này, có thể vừa giải
thích lý do vì sao đồng CNY ít được sử dụng, khiến nguồn cung của ngân hàng
giảm, vừa cho thấy những rủi ro đằng sau khi thời gian thanh tốn bị kéo dài, đó
chính là thời gian thanh toán càng kéo dài, khả năng rủi ro tỷ giá của CNY càng
lớn cho các bên trong quan hệ XNK
2.1.5 Lưu ý với doanh nghiệp khi quy định đồng tiền thanh tốn
Cũng từ tình huống này, nhóm thấy một lưu ý khi quy định đồng tiền thanh tốn
cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đó chính là trước khi thỏa thuận đồng tiền
thanh toán, doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý về hoạt động quản lý đồng tiền đó
của NHNN, NHTM, cũng như đọc các văn bản, ḷt liên quan để đảm bảo q
trình thanh tốn bằng đồng tiền này không xảy ra gián đoạn, chậm trễ.
Đặc biệt tránh thanh toán bằng đồng CNY do những biến động tỷ giá thường diễn
ra với biên độ lớn, đồng thời nguồn cung của NHTM là hạn chế khiến cho q
trình thanh tốn lâu ngay cả khi đối tác là thuộc Trung Quốc.
Thực tế, để giải quyết vấn đề hạn chế sử dụng CNY trong thanh toán này, đa số
các hợp đồng ngay cả khi ký với khách hàng Trung Quốc vẫn được ký bằng USD
– một đồng tiền tự do chuyển đổi, có tính thanh khoản cao.

Hình 8: Hợp đồng mua bán với bạn hàng Trung Quốc không sử dụng CNY

15


Hình 9: Hợp đồng mua bán với bạn hàng Trung Quốc khơng sử dụng CNY

Ví dụ như trong hợp đồng của cơng ty TNHH Mai Phương nhập khẩu hóa chất từ
một công ty công nghệ nhựa và cao su ở Trung Quốc, theo điều kiện FOB

Qingdao, China hay trong hợp đồng nhập khẩu thảm của công ty TNHH xuất
nhập khẩu VINASI với đối tác Trung Quốc theo điều kiện CIF Ho Chi Minh đồng
tiền thanh toán đều được sử dụng là USD thay vì CNY để đảm bảo quá trình thanh
tốn tḥn tiện và nhanh gọn hơn
2.1.6 Mở rộng tình huống về việc sử dụng đồng CNY ở Việt Nam
Từ tình huống trên, nhóm muốn mở rộng về hiện trạng sử dụng CNY trong thanh
toán quốc tế ở Việt Nam. Sau khi “Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN: Về việc
ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ tại
khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc” hết
hiệu lực và căn cứ vào “Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005”, “Pháp
lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm
2013”,… ngày 28/08/2018, NHNN ban hành “Thông tư số 19/2018/TT-NHNNHướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam
- Trung Quốc” quy định rõ hơn về những đối tượng được phép thanh toán bằng
nhân dân tệ ở khu vực biên giới. Từ thông tư này, doanh nghiệp xuất nhập khẩu
16


Việt Nam hoạt động trên khu vực biên giới có thể thanh toán bằng CNY và cần
chú ý về các vấn đề sau:
Phạm vi điều chỉnh của thông tư: cần lưu ý Theo Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
các “Thanh tốn trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên
giới của thương nhân; Thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa,
dịch vụ tại chợ biên giới,….”. Các tỉnh được coi là ở khu vực biên giới: 7 tỉnh
gồm: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng
Ninh
Về đối tượng áp dụng: Theo điều 2 gồm: “Thương nhân Việt Nam, thương nhân
Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc,…Ngân
hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại
hối tại Việt Nam (sau đây gọi là ngân hàng được phép), Chi nhánh của ngân hàng
được phép đặt tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(sau đây gọi là chi nhánh ngân hàng biên giới),…..”
Về đồng tiền thanh toán: theo điều 3: Đồng tiền thanh tốn trong hoạt động mua
bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc của thương
nhân là ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc CNY.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu: khi thu về được CNY muốn nộp vào tài khoản
cần chú ý (Theo khoản 2-điều 5 của thông tư này):
Nguồn thu tiền mặt từ mỗi hợp đồng xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối
mở biên giới chỉ được nộp vào 01 (một) tài khoản thanh toán (bằng VND hoặc
CNY) mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới;
Thương nhân Việt Nam khi nộp tiền mặt vào tài Khoản có trách nhiệm xuất
trình chứng từ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại
giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho chi nhánh ngân hàng biên giới, bao gồm:
(i) Bản chính hợp đồng xuất khẩu hàng hóa hoặc bảng kê bán hàng;
(ii) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đã
được xác nhận trên hệ thống hàng đã qua khu vực giám sát hải quan in ra từ hệ
thống thông quan tự động. Trường hợp hàng hóa của thương nhân Việt Nam được
xuất khẩu thơng qua cư dân biên giới thì nộp tờ khai xuất khẩu hàng hóa cư dân
biên giới đã được Chi cục hải quan cửa khẩu xác nhận;
(iii) Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số CNY
tiền mặt mang vào Việt Nam trong thời hạn 7 (bảy) ngày kể từ ngày nhập cảnh
ghi trên tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh (đối với trường hợp nộp CNY tiền mặt).

17


Đối với doanh nghiệp nhập khẩu: khi muốn chi CNY chỉ được chi qua tài khoản
khi (theo khoản 2 điều 6: Sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi
nhánh ngân hàng biên giới của thương nhân Việt Nam):

Chi CNY chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ qua biên

giới Việt Nam - Trung Quốc;

Chi CNY chuyển khoản để thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù
trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu;

Chi CNY chuyển khoản sang tài khoản thanh tốn bằng đồng CNY của
thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;

Chi rút CNY tiền mặt cho cá nhân làm việc cho thương nhân Việt Nam khi
được cử đi công tác tại Trung Quốc;

Chi bán CNY cho chi nhánh ngân hàng biên giới
2.1.7 Kết luận
Từ những lưu ý được dẫn từ thông tư 19 trên, doanh nghiệp xuất nhập khẩu muốn
thanh toán sử dụng CNY tḥn tiện cần để ý xem mình có thuộc phạm vi, đối
tượng thuộc khu vực biên giới để được sử dụng CNY hay không, nếu là doanh
nghiệp xuất khẩu thu được CNY tiền mặt muốn nộp vào tài khoản cần lưu ý xuất
trình chứng từ đầy đủ và hợp lệ, còn doanh nghiệp nhập khẩu muốn chi CNY phải
đảm bảo hành động “Chi” thỏa mãn 1 trong 4 điều kiện của khoản 2 điều 6 về sử
dụng tài khoản thanh tốn bằng đồng CNY. Cịn nếu doanh nghiệp khơng thuộc
khu vực biên mậu, thì nên tránh thanh tốn bằng CNY để tránh rủi ro tỷ giá và sự
kéo dài trong quy trình thanh tốn
2.2 Tranh chấp, rủi ro và lưu ý khi quy định đồng tiền tính giá và đồng tiền
thanh tốn
2.2.1 Khái qt về đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh tốn
2.2.1.1 Đồng tiền tính giá
Trong hợp đồng ngoại thương giá cả hàng hố có thể được tính bằng tiền của nước
người bán, có thể được tính bằng tiền của nước người mua hoặc có thể được tính
bằng tiền của nước thứ ba. Đối với người bán ln chọn đồng tiền có xu hướng
tăng giá trị trên thị trường hối đối, với người mua thì ngược lại.

2.2.1.2 Đồng tiền thanh tốn
Có thể trùng với đồng tiền tính giá, có thể khác với đồng tiền tính giá. Nếu có sự
khác biệt thì phải quy đổi trên cơ sở tỷ giá được công bố ở ngân hàng ngoại thương
và phải được ghi rõ trong hợp đồng.
2.2.2 Thực trạng về đồng tiền tính giá và thanh tốn ở Việt Nam
Thơng thường ở Việt Nam và trên thế giới thì đồng tiền thanh tốn và đồng tiền
tính giá trùng với nhau và là các đồng tiền mạnh. Trong trường hợp đồng tiền
18


thanh tốn và đồng tiền tính giá khơng trùng nhau thì trong hợp đồng các bên phải
xác định tỷ giá quy đổi. Trên thị trường tiền tệ có rất nhiều loại tỷ giá để các bên
lựa chọn: tỷ giá chính thức, tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá tiền mặt, tỷ giá chuyển khoản,
tỷ giá nước xuất khẩu, tỷ giá nước nhập khẩu, tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra,… Đối
với các DN Việt Nam, VND có vị thế yếu, chưa có những mặt hàng có khả năng
chiếm lĩnh thị trường, do vậy đồng tiền sử dụng trong tính tốn và thanh tốn
ngoại thương thường khơng phải là VND mà sẽ là một loại ngoại tệ mạnh khác
do hai bên thỏa thuận. Hiện nay, các DN Việt Nam ký kết hợp đồng ngoại thương
thường sử dụng các ngoại tệ mạnh có tỷ giá trực tiếp với VND như: USD, GBP,
EUR, JPY…
2.2.3 Đồng tiền thanh tốn và tính giá khác nhau thường được sử dụng khi nào
Đầu tiên, sự khác biệt này xảy ra khi một quốc gia (giả sử bên mua) muốn sử dụng
tiền tệ của quốc gia làm đồng tiền thanh tốn nhưng hàng hóa lại được tính trên
cơ sở một đồng tiền của bên bán hoặc ngược lại. Trường hợp này xảy ra là do khi
lựa chọn và sử dụng tiền tệ trong giao dịch xuất nhập khẩu (XNK), có nhiều lý do
để các bên muốn sử dụng tiền tệ của quốc gia làm đồng tiền thanh toán của mình
như: Nâng cao vị thế của đồng tiền quốc gia mình trên thế giới hay khơng phải
mua ngoại tệ để thanh tốn.
Thứ hai, đơi khi việc sử dụng đồng tiền tính giá khác với đồng tiền thanh tốn
(thường đồng tiền thanh toán là đồng tiền mạnh- ổn định hơn đồng tiền tính giá)

cịn là một biện pháp đảm bảo tỷ giá khi đồng tiền tính giá là một đồng tiền có
tính biến động cao
2.2.4 Lợi ích khi sử dụng đồng tiền tính giá và thanh tốn khác nhau
Từ thực trạng sử dụng, ta có thể thấy lợi ích trước tiên chính là khi đồng tiền tính
giá khơng ổn định, thì doanh nghiệp tránh được rủi ro về tỷ giá khi chọn một đồng
tiền mạnh hơn làm đảm bảo
Thứ hai, nhờ có phương pháp này mà doanh nghiệp có thể sử dụng được đồng
tiền nước mình nhiều hơn trong giao dịch thương mại quốc tế, sẽ giúp nâng cao
vị thế của đồng nội tệ.
2.2.5 Rủi ro khi sử dụng đồng tiền tính giá và thanh tốn khác nhau
Như đã nói ở trên, khi sử dụng đồng tiền tính giá và thanh toán khác nhau sẽ phát
sinh nghiệp vụ hoán đổi giữa đồng tiền tính giá và thanh tốn. DN sẽ phải quy
định về loại tỷ giá hoán đổi cũng như thời gian hốn đổi. Việc khơng lưu ý đến 2
điều trên sẽ dẫn đến nhiều rủi ro được minh chứng như sau:
Trước tiên ta cần biết có ba mốc thời gian để ấn định ngày hoán đổi:


Ngày hợp đồng được ký
19



Ngày phải thanh toán: là ngày mà theo hợp đồng, người mua phải trả tiền
hàng, thường được áp dụng tại Anh, Mỹ

Ngày thanh toán thực tế: việc hoán đổi được thực hiện vào ngày thanh toán
thực tế khi việc thanh toán chậm là do lỗi của người mua. Thể thức trên được
tịa án Pháp áp dụng.
2.2.5.1 Tổng quan tình huống:
Doanh nghiệp xuất khẩu A, khi tiền hành ký hợp đồng với doanh nghiệp

nhập khẩu B đã lựa chọn đồng tính giá là đồng USD, sang đồng tiền thanh
toán lại ấn định là EURO. Bởi vậy, nó sẽ phát sinh nghiệp vụ đổi tỷ giá giữa
USD và EURO để tiến hành tính số tiền người mua phải trả. Sự chuyển đổi
gây ra rủi ro cho một bên (lợi ích cho bên còn lại – trong bài này chỉ xét đến
bên bị thiệt) trong từng cách quy định ngày hoán đổi giữa USD và EURO
như sau:
Ngày hoán đổi là ngày hợp đồng ký: Doanh nghiệp A và B thỏa thuận ngày
hoán đổi USD sang EURO vào ngày ký kết là ngày 26/02/2021, tỷ giá đồng
EURO/USD=1,1868, đến ngày doanh nghiệp B phải tiến hành thanh tốn là ngày
09/03/2021 thì tỷ giá EURO/USD tăng thành 1,1901. Vậy là doanh nghiệp nhập
khẩu B đã phải chịu trả nhiều USD hơn để đổi ra EURO và thanh tốn cho bên
doanh nghiệp A. Kết lại, khơng nên để ngày hoán đổi là ngày ký hợp đồng do
khoảng thời gian giữa ngày ký đến ngày hạn thanh toán thường dài, dẫn đến biến
động tỷ giá lớn, có thể gây thiệt hại cho một trong hai bên
Ngày hoán đổi là ngày phải thanh toán: Thời điểm này tương đối hợp lý về mặt
nguyên tắc bởi thực chất, thời điểm hoán đổi là ngày mà người mua đáng lẽ ra
phải thanh toán tiền. Các bên cần lưu ý xem chọn loại tỷ giá nào vào ngày phải
thanh tốn để có lợi cho mình nhất
Ngày hốn đổi là ngày thanh tốn thực tế:Cụ thể, tiếp nối vào tình huống trên,
nếu số nợ theo đồng tiền tính tốn là đồng USD là 100.000 USD, đồng tiền thanh
toán là EUR. Tại thời điểm nợ đáo hạn vào ngày 09/03/2021 tỷ giá là 1 USD =
0,8402 EURO vậy số tiền người mua phải trả là 84020 EUR, nhưng nếu doanh
nghiệp B trả chậm đến ngày 16/03/2021 mới thanh tốn làm tỷ giá lúc đó lại là 1
USD = 0,8372 EURO nên người bán chỉ nhận được 83720 EURO thay vì 84020
EURO từ người mua, tức là người bán mất đi 300 EURO.
2.2.5.2 Mở rộng tình huống về cách các tịa án các nước áp dụng khi có tranh
chấp về thời gian hốn đổi
Tình huống 1:
Tịa án New York xác định tỷ giá hối đối kể từ ngày mà bên mua không thực
hiện được nghĩa vụ thanh toán theo thời hạn hợp đồng

20


Tổng quan tình huống:
Bên bán: Nhà xuất bản sách ở Pháp
Bên mua: Trung tâm Sách Paris - Một nhà nhập khẩu và phân phối các ấn phẩm
của Pháp tại New York
Đồng tiền tính giá là USD, đồng tiền thanh tốn theo hợp đồng là Franc
Vấn đề phát sinh: Bên nhập khẩu ở New York khơng thanh tốn được trong thời
hạn hợp đồng, và sau thời hạn này, đồng Franc bị mất giá, dẫn đến nếu thanh toán
ở thời điểm thực tế, người bán ở Pháp sẽ gặp rủi ro khi số Franc của họ nhận được
sẽ ít đi. Nên người bán yêu cầu thanh toán theo tỷ giá của ngày phải thanh tốn,
cịn người mua ở Mỹ muốn thanh tốn theo tỷ giá ngày thanh toán thực tế
Phán quyết của tòa án: Tòa án tối cao của New York nhận thấy rằng sự khác
biệt giữa 2 phán quyết đáng kể, đã quyết định trao số tiền lớn hơn theo yêu cầu
của quy tắc ngày vi phạm (ngày phải thanh toán) cho Nguyên đơn (người xuất
bản sách ở Pháp). Tòa án giải thích rằng các tịa án ở New York đã áp dụng quy
tắc tỷ giá hối đoái ngày vi phạm và nếu nó khơng được áp dụng trong trường hợp
trước đó, "bên nhập khẩu là trung tâm sách Paris sẽ bị phạt vì đã có lỗi trong việc
thực hiện nghĩa vụ thanh tốn hàng hóa”
Tình huống 2:
Tịa án liên bang xác định tỷ giá hối đoái áp dụng cả quy tắc của ngày vi phạm và
quy tắc của ngày phán xét trong các trường hợp tương tự thích hợp.
Tổng quan tình huống:
Nguyên đơn: chủ sở hữu tàu người Anh
Vị đơn: chủ sở hữu tàu ở Hoa Kỳ
Vấn đề phát sinh: tàu của chủ sở hữu Hoa Kỳ va chạm vào tàu của Anh. Các chủ
sở hữu người Anh đã trả tiền sửa chữa con tàu của họ bằng đồng bảng Anh và
kiện chủ sở hữu Hoa Kỳ ra tòa án liên bang Hoa Kỳ để đòi số tiền sửa chữa cộng
với lãi suất mà chủ sở hữu Hoa Kỳ đã đồng ý trả (trong đó tiền tính giá trị tiền sửa

và lãi suất là đồng Bảng Anh, đồng thanh toán từ bên Hoa Kỳ là đồng USD).
Trước khi thanh toán đầy đủ, đồng bảng Anh đã bị mất giá nên các chủ sở hữu
người Anh đã yêu cầu bồi thường tiền sửa và lãi suất bằng USD vào theo tỷ giá
của ngày xảy ra va chạm, còn bên Mỹ muốn theo tỷ giá của ngày thực tế thanh
toán tiền bồi thường.
Phán quyết của tòa án: Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ cho Vòng thứ hai đã đồng ý với
các chủ sở hữu Hoa Kỳ rằng chỉ nên trao số tiền USD cần thiết để mua số đồng
21


bảng Anh cộng với lãi suất được xác định trên cơ sở tỷ giá hối đoái hiện hành vào
ngày phán xét
(2 tình huống được trích từ “The Legal Nature of Obligations Payable in Foreign
Currencies” - Robert C. Effros)
2.2.6 Kết luận
Tuy ở Việt Nam việc sử dụng đồng tiền thanh toán và tính giá khác nhau cịn chưa
phổ biến, nhưng việc sử dụng khác biệt này đem đến những lợi ích và rủi ro riêng.
Trong đó, doanh nghiệp khi sử dụng đồng tiền thanh tốn và tính giá khác nhau
cần đặc biệt lưu ý đến các vấn đề như quy định, thỏa thuận rõ loại tỷ giá hoán đổi,
thời gian xác định tỷ giá hoán đổi và nguồn luật điều chỉnh khi có tranh chấp về
thời gian xác định tỷ giá bởi với mỗi quốc gia, vùng khác nhau thì phán quyết có
thể khác nhau, dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp (như các tình huống đã nên ở trên)
2.3 Rủi ro trong tỷ giá của đồng tiền thanh toán và giải pháp
Từ các tình huống, tranh chấp và những rủi ro đã phân tích ở trên, ta thấy rõ nguy
cơ rủi ro tỷ giá là yếu tố không tránh khỏi trong mọi quyết định của bất cứ một
doanh nghiệp có tham gia giao dịch về ngoại tệ.
2.3.1 Các tình huống thực tế về rủi ro tỷ giá
TH1
Rủi ro về tỷ giá có thể xuất hiện ngay từ tình huống đầu tiên khi đồng CNY có
những biến động mạnh so với VNĐ trong khoảng thời gian kể từ lúc ký kết hợp

đồng đến khi thực hiện thanh toán cho bên nhập khẩu. Cụ thể trong trường hợp
này ngày ký kết là 25 tháng 10 năm 2017, còn theo điều khoản thanh toán là L/C
trả sau 20 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn (ngày 4/11/2017) , cũng có nghĩa là
thời gian tới hạn hối phiếu là tận ngày 24/11/2017. Vậy là trong khoảng thời gian
từ 25/10/2017 đến ngày 24/11/2017, một trong hai bên tham gia hợp đồng này sẽ
phải gánh chịu rủi ro phải thanh toán nhiều hơn so với thời điểm ký kết khi đồng
CNY biến động

22


Hình 10: Hợp đồng, điều khoản thanh tốn và vận đơn của ví dụ 1

Ngay cả khi thanh tốn bằng một đồng tiền mạnh, ít biến động như USD thì rủi ro
tỷ giá vẫn không tránh khỏi khi khoảng thời gian từ ngày ký kết hợp đồng đến
ngày thực tế thanh toán là lớn. Cụ thể, trong trường hợp sau
TH2
Tổng quan tình huống:

23


Hình 11: Hợp đồng và điều khoản thanh tốn của công ty CP May Sơn Hà

Bên bán: Công ty Cổ phần May Sơn Hà
Địa chỉ: 208 phố Lê Lợi, Sơn Tây, Hà Nội , Việt Nam
Bên mua: Công ty TNHH thương mại JNK
Địa chỉ: #601 World Merdian 1, 60-24 Gasan-dong, Geumcheon-gu, Seoul, Hàn
Quốc
Phương thức thanh toán: với 2 style 154AK644(9007) và #947 (9008) thì là TTR

after 30 days, cịn với PO 15JKC0011 thì là L/C after 120 days (kể từ ngày nhận
được bản đầu tiên của hối phiếu)
Vấn đề phát sinh: Khoảng thời gian kể từ khi ký phụ lục hợp đồng từ ngày
10/01/2020 đến ngày hối phiếu được thanh toán là lớn, cụ thể đến ngày hối phiếu
bằng đồng USD được bên đối tác Hàn Quốc thanh toán, báo có vào tài khoản
ngoại tệ ở ngân hàng của cơng ty CP May Sơn Hà thì đồng USD lại xuống giá so
với ngày ký kết, khiến cho số đồng VNĐ thực tế thu được từ hoạt động xuất khẩu
của doanh nghiệp giảm
Lưu ý: Trong cả 2 trường hợp trên ta thấy các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa
chú trọng tới việc đảm bảo ngoại hối nên mới dẫn đến hiện trạng bị giảm lợi nhuận
từ xuất khẩu, và tăng số tiền phải chi trả cho việc nhập khẩu
2.3.2 Đề xuất giải pháp để phòng chống rủi ro tỷ giá
Từ những rủi ro nêu trên, ta thấy việc lựa chọn chiến lược phịng ngừa rủi ro thích
hợp là vơ cùng cần thiết. Các biện pháp đảm bảo ngoại hối bao gồm:
24


×