Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THÀNH LONG
HƢỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU
NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO CỦA
NGUYỄN DU TRONG CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU
Ở SGK NGỮ VĂN 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THÀNH LONG
HƢỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU
NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO CỦA
NGUYỄN DU TRONG CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU
Ở SGK NGỮ VĂN 10
Chuyên ngành: LL&PP dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội
Thái Nguyên - Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CẢM ƠN !
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Tiến sĩ Hoàng Hữu Bội -
Người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Phòng
đào tạo - Nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, khích lệ em trong quá trình nghiên cứu và học
tập tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh
Phúc, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong tổ Văn trường THPT Thái Hòa
và trường THPT Bố Lý - Tỉnh Vĩnh Phúc, bè bạn, đồng nghiệp cùng những
người thân trong gia đình đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Thành Long
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thành Long
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
B. PHẦN NỘI DUNG 5
Chƣơng I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
HƢỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ
THUẬT CỦA THIÊN TÀI NGUYỄN DU TRONG TRUYỆN KIỀU 5
1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 nhận định về Truyện Kiều. 5
1.1.2. Những sáng tạo nghệ thuật độc đáo và tài tình của Nguyễn Du
trong Truyện Kiều 7
1.2. Cơ sở thực tiễn 33
1.2.1. Kết quả khảo sát về kiến thức của HS về Nguyễn Du và Truyện
Kiều sau khi đã học xong chương trình Ngữ văn lớp 9 33
1.2.2. Giáo viên THPT với việc giảng dạy các đoạn trích Truyện Kiều . 41
Chƣơng II. ĐỊNH HUỚNG DẠY HỌC CÁC TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN
KIỀU TRONG SGK NGỮ VĂN 10 THEO HƢỚNG KHÁM PHÁ
NHỮNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN DU 57
2.1. Định hướng dạy học đoạn trích “Trao duyên” 58
2.1.1. Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Trao duyên” (theo
ý kiến của một vài nhà nghiên cứu) 58
2.1.2. Phương án dạy học của SGV Ngữ văn 10 bộ cơ bản 62
2.1.3. Phương án dạy học của SGV Ngữ Văn 10 bộ nâng cao 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
2.1.4. Các phương án dạy học của một số sách tham khảo 65
2.1.5. Phương án dạy học do luận văn đề xuất 69
2.2. Định hướng dạy học đoạn trích "Nỗi thương mình" 70
2.2.1. Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Nỗi thương mình”
(theo ý kiến của các nhà nghiên cứu) 70
2.2.2. Phương án dạy học của SGV Ngữ văn 10 bộ cơ bản 74
2.2.3. Phương án dạy học của SGV Ngữ Văn 10 bộ nâng cao 76
2.2.4. Các phương án dạy học của một số sách tham khảo 77
2.2.5. Phương án dạy do luận văn đề xuất 80
2.3. Định hướng dạy học đoạn trích "Chí khí anh hùng" 81
2.3.1. Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chí khí anh hùng”
(theo ý kiến của các nhà nghiên cứu) 81
2.3.2. Phương án dạy học của SGV Ngữ văn 10 bộ cơ bản 85
2.3.3. Phương án dạy học của SGV Ngữ Văn 10 bộ nâng cao 86
2.3.4. Các phương án dạy học của một số sách tham khảo 88
2.3.5. Phương án dạy do luận văn đề xuất 90
Chƣơng III. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 92
3.1. Thiết kế bài học 92
3.2. Thiết kế bài học 100
3.3. Thiết kế bài học 106
3.4. Dạy học thực nghiệm 111
3.4.1. Mục đích thực nghiệm 111
3.4.2. Cách thức thực nghiệm 111
3.4.3. Kết quả dạy thực nghiệm 112
3.4.4. Kết luận chung về thực nghiệm 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP : Đại học sư phạm
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
THPT : Trung học phổ thông
THCS : Trung học cơ sở
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên
TS : Tiến sĩ
GS : Giáo sư
NXB : Nhà xuất bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác của văn học dân tộc Việt
Nam. Vậy làm thế nào để bạn đọc - học sinh ngày nay thừa nhận đó là một
kiệt tác? Mỗi một câu thơ Kiều, mỗi một đoạn thơ Kiều có nội dung phong
phú, sâu xa, được diễn đạt bằng nghệ thuật tài tình. Phải lựa chọn một hướng
dạy học như thế nào sao cho có hiệu quả?
1.2. Truyện Kiều là kiệt tác của văn học dân tộc Việt Nam, nhưng nó ra
đời từ cuối thế kỷ XVIII. Nội dung Truyện Kiều với những bức tranh đời
sống, bức tranh thiên nhiên, những hình tượng nhân vật đã rất xa lạ với bạn
đọc - học sinh ngày nay. Không những thế, ngôn ngữ Truyện Kiều với những
điển tích, điển cố được lấy từ văn học Trung Hoa, kể cả những từ ngữ được
lấy từ ca dao cổ Việt Nam…vẫn rất khó hiểu với bạn đọc - học sinh ngày nay.
Vậy vấn đề đó phải giải quyết như thế nào? Điều đó cũng khiến chúng tôi
chọn đề tài: "Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật độc
đáo của Nguyễn Du trong các đoạn trích Truyện Kiều ở SGK Ngữ văn 10",
với hi vọng có thể đóng góp thêm một tiếng nói nhỏ bé vào vấn đề dạy học
Truyện Kiều trong nhà trường. Từ đó với mong muốn tìm ra được những biện
pháp, khắc phục những khó khăn khi giảng dạy các văn bản đó. Trước hết
phục vụ cho chính mình, sau đó góp phần cùng bạn đồng nghiệp dạy tác phẩm
Truyện Kiều trong trường phổ thông đạt kết quả cao.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nói về những sáng tạo nghệ thuật độc đáo và tài tình của cụ Nguyễn
Du trong Kiệt tác " Truyện Kiều" thì từ xưa đến nay nhiều người đã bàn đến.
Cuốn sách "Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm" (NXB Giáo dục. Trịnh Bá
Đình, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu) đã thống kê và
tuyển chọn khá đầy đủ về điều đó. Trong các công trình nghiên cứu đó,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
chúng tôi đặc biệt chú ý và tâm đắc nhất là cuốn "Tìm hiểu phong cách
Nguyễn Du trong Truyện Kiều" của nhà nghiên cứu Phan Ngọc. Chúng tôi
đã vận dụng những khám phá tinh tế và tài ba của cụ Phan Ngọc vào việc tìm
hiểu những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du trong từng đoạn trích
vào sách giáo khoa văn học trong nhà trường.
2.2. Từ khi bộ sách Ngữ văn mới của Trung học phổ thông được thực
thi đại trà trong nhà trường (từ năm học 2006 - 2007), sách giáo viên Ngữ
văn (Bộ chuẩn và bộ nâng cao) đã gợi ý cho giáo viên về những sáng tạo
nghệ thuật tài tình của Nguyễn Du trong từng đoạn trích. Chúng tôi cũng vận
dụng những gợi ý đó vào việc giải quyết vấn đề ở luận văn này.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo ý kiến của nhà nghiên cứu về Truyện
Kiều Lê Xuân Lít trong cuốn "Dạy và học Truyện Kiều - Những vấn đề
cần bàn" (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2007) để bổ sung thêm vào các
thiết kế dạy học các đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10
nhằm phục vụ cho đề tài của luận văn.
2.3. Các luận án, luận văn về dạy học Truyện Kiều trong nhà trường đã có.
- Luận văn Tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Thanh Sơn: “Con đƣờng
nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du cho học
sinh phổ thông miền núi hòa bình”. - Hà Nội 2002.
- Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục của Hoàng Thị Thanh Mai: “Dạy
học một số đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du ở THPT theo hƣớng
lịch sử phát sinh” – Hà Nội 2010.
Dựa vào kết quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi tìm
hiểu thêm vấn đề ở một khía cạnh khác để mong góp thêm một tiếng nói vào
việc dạy học Truyện Kiều ở THPT.
3. Mục đích nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Tìm ra những phương án dạy học có hiệu quả cho các đoạn trích Truyện
Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, theo hướng khai thác những sáng tạo
nghệ thuật độc đáo và tài tình của Nguyễn Du.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Phương thức hoạt động dạy và học của thầy và trò về các văn bản trích
từ Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 theo hướng tìm hiểu tài nghệ
của Nguyễn Du trong các đoạn trích đó.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tìm hiểu các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về Truyện
Kiều và các công trình bàn về dạy học Truyện Kiều ở trường phổ thông.
5.2. Khảo sát thực tế cảm thụ của học sinh đối với một số đoạn trích
trong Truyện Kiều và thực tiễn dạy học Truyện Kiều của giáo viên ở trường
THPT hiện tại.
5.3. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính đúng đắn của những
phương án mà luận văn đề xuất.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Vận dụng phương pháp tổng hợp lý luận để tìm hiểu các công trình
nghiên cứu về dạy học Truyện Kiều trong nhà trường phổ thông.
6.2. Vận dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.2.1. Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thu thập được
trong quá trình điều tra, khảo sát và quá trình thực nghiệm.
6.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát
Sử dụng phương pháp này để tìm hiểu khả năng cảm thụ của học sinh
lớp 10 về tác phẩm Truyện Kiều. Từ việc nắm được thực trạng của việc dạy
học Truyện Kiều để nghiên cứu đề tài một cách sát thực, góp phần nâng cao
hiệu quả dạy học Truyện Kiều cho học sinh lớp 10 THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
6.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm với tiền hành xây dựng
thiết kế bài học và dạy thực nghiệm đối chứng.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài (Cơ sở lý luận:
Những sáng tạo nghệ thuật độc đáo và tài tình của Nguyễn Du ở Truyện Kiều. Cơ
sở thực tiễn: Tình hình dạy học Truyện Kiều ngày nay ở các trường phổ thông).
Chƣơng II: Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật
độc đáo của Nguyễn Du trong từng đoạn trích ở sách giáo khoa Ngữ văn
10 (Gồm: định hướng dạy học cho từng bài, nội dung khai thác và phương
pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập ở từng bài).
Chƣơng III: Thực nghiệm sƣ phạm (Gồm: thiết kế bài học và dạy
thực nghiệm đối chứng ở một số trường THPT tại Vĩnh Phúc).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
B. PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
HƢỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU NHỮNG SÁNG TẠO
NGHỆ THUẬT CỦA THIÊN TÀI NGUYỄN DU TRONG
TRUYỆN KIỀU
Ở chương này luận văn sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của
vấn đề dạy học Truyền Kiều theo hướng tìm hiểu những sáng tạo nghệ thuật
của thiên tài Nguyễn Du. Bởi vậy nội dung chính của chương này gồm 2 phần.
- Phần 1 là cơ sở lý luận của đề tài bao gồm: cuộc đời, sự nghiệp văn học
của đại thi hào Nguyễn Du, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của kiệt tác
Truyện Kiều, những sáng tạo nghệ thuật độc đáo và tài tình của ông ở Truyện
Kiều.
- Phần 2 là nói về cơ sở thực tiễn của đề tài bao gồm: Thực tế dạy học
Truyện Kiều ở trường THPT ngày nay và vốn hiểu biết ban đầu của học sinh
THCS khi bước vào học Truyện Kiều ở THPT (vì Truyện Kiều đã học ở lớp 9).
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 nhận định về Truyện Kiều.
Theo SGK Ngữ Văn 10 (bộ chuẩn và bộ nâng cao) thì cuộc đời của
Nguyễn Du có những nét riêng biệt sau đây có liên quan đến thành tựu sáng
tác văn học của ông.
1. Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống của nhiều vùng quê
khác nhau (Ngữ văn 10 - chuẩn - Tr92). Bởi vì: Ông sinh ra ở Thăng Long,
cha ông quê ở Hà Tĩnh, mẹ ông quê ở Bắc Ninh, vợ ông quê ở Thái Bình. Đó
là tiền đề cho sự nghiệp sáng tạo văn học sau này của ông.
2. Ở tuổi ấu thơ và thiếu niên, Nguyễn Du được sống trong cảnh sống
giàu sang của gia đình quyền quý thời vua Lê, chúa Trịnh (cha ông giữ chức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Tể Tướng, anh trai làm quan tới chức Tham Trung). Vì vậy ông có điều kiện
thuận lợi để học hành, dùi mài kinh sử và có dịp hiểu biết về cuộc sống phong
lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến.
3. Do biến cố của lịch sử, Nguyễn Du rơi vào cuộc sống "Mười năm gió
bụi" đầy khổ cực (nhà Nguyễn sụp đổ, Nguyễn Du về sống ở quê vợ tại tỉnh
Thái Bình, sau đó vợ mất thì về quê cha ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Những trải
nghiệm ở cuộc sống phong trần này đã khiến cho Nguyễn Du có vốn sống
thực tế phong phú của dân nghèo cơ cực và học được lời ăn tiếng nói của dân
gian, thông cảm sâu xa với mọi kiếp người bị đày đọa.
4. Những năm cao tuổi ông ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn (làm
tri huyện, tri phủ, cần chánh điện học sĩ) ông được cử đi sứ sang Trung Quốc.
Chuyến đi này đã giúp ông được trực tiếp tiếp xúc với nền văn hóa Trung Hoa
và đặc biệt nâng tầm hiểu biết của ông về xã hội và thân phận con người.
Điều này để lại một dấu ấn sâu đậm trong những sáng tác văn thơ của ông.
Nguyễn Du đã sống một cuộc đời bi kịch. Xuất thân trong gia đình quý
tộc giàu sang, thế mà cơn lốc lịch sử đã hất đổ hết lầu son gác tía, đẩy ông vào
cuộc đời sống lay lắt, lưu lạc, tha hương. Nhưng bi kịch lớn nhất của ông là
từng khao khát một sự nghiệp vẫy vùng cho phỉ chí, mà rút cuộc phải chấp
nhận cuộc đời triền miên buồn chán, không có một hoạt động say sưa và nhất
quán vì lý tưởng nào cả. Nguyễn Du đã sống như một người dân thường giữa
thế gian và nhờ thế ông thông cảm sâu xa với mợi kiếp người bị đày đọa.
Nguyễn Du nhìn đời với con mắt của một người đứng giữa dông tố của cuộc
đời và điều đó khiến tác phẩm của ông hàm chứa một chiều sâu chưa từng có
trong văn thơ Việt Nam (Ngữ Văn 10 - Nâng cao - Tr.153).
Theo SGk Ngữ Văn 10 (Bộ nâng cao) thì Truyện Kiều có những giá trị
nội dung và giá trị nghệ thuật sau đây:
* Truyện Kiều được Nguyễn Du dựa theo cốt truyện Tiểu thuyết chương
hồi của Trung Quốc: "Kim Vân Kiều Truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Nhưng bằng những sáng tạo nghệ thuật độc đáo và tài tình, Nguyễn Du đã
làm cho Truyện Kiều trở thành một truyện thơ vừa giàu chất tiểu thuyết vừa
đậm chất trữ tình bậc nhất trong văn học Việt Nam.
* Về giá trị tƣ tƣởng
1. Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lý.
2. Truyện Kiều là tiếng khóc cho số phận con người.
3. Truyện Kiều là bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đen tối.
4. Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời.
* Về giá trị nghệ thuật.
1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động.
2. Mẫu mực về nghệ thuật tự sự và trữ tình bằng thơ lục bát.
3. Tiếng Việt trong Truyện Kiều là một ngôn ngữ trong sáng, trau chuốt,
giàu sức biểu cảm.
* Do vậy, từ khi ra đời đến nay, Truyện Kiều luôn được mọi tầng lớp
nhân dân Việt Nam yêu chuộng. Nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian
nảy sinh từ Truyện Kiều: vịnh Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều. Trên thế giới ít có tác
phẩm văn học có sức sống mãnh liệt như vậy.
Năm 1965 Hội đồng Hòa bình thế giới tổ chức kỷ niệm 200 năm năm
sinh Danh nhân văn hóa Nguyễn Du và Truyện Kiều đã trở thành di sản văn
hóa nhân loại… Đến nay Truyện Kiều đã được dịch ra khoảng 20 thứ tiếng
trên thế giới: Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh, Đức, Ba Lan, Thụy Điển, Tây
Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập,…
1.1.2. Những sáng tạo nghệ thuật độc đáo và tài tình của Nguyễn Du
trong Truyện Kiều
Theo giáo sư Phan Ngọc trong cuốn “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du
trong Truyện Kiều” thì Nguyễn Du có những sáng tạo nghệ thuật sau đây:
(Chúng tôi xin tóm lược các luận điểm chính của nhà nghiên cứu Phan Ngọc
và sắp xếp lại theo nhận thức của chúng tôi nhằm phục vụ cho luận văn).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
1.1.2.1. Sự sáng tạo nghệ thuật đầu tiên của Nguyễn Du ở Truyện Kiều là
thay đổi chủ đề của tác phẩm, chuyển chủ đề từ tình và khổ sang tài và mệnh.
Ai cũng cho rằng: tài mệnh tƣơng đố là một sáo ngữ, không có gì mới mẻ.
Nhưng không phải như vậy. Đây là lý thuyết của Nguyễn Du, ông vay mượn ở
chính thời đại của ông. Và cống hiến của Nguyễn Du là biến câu chuyện nhất
thời thành câu chuyện muôn đời. Nguyễn Du ở đây là một thiên tài.
1.1.2.2. Sự sáng tạo nghệ thuật thứ hai của Nguyễn Du ở Truyện Kiều là
ông sử dụng một phƣơng pháp tự sự riêng, không có trong “Kim Vân Kiều
truyện” cũng như trong truyện Nôm Việt Nam trước ông.
Tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc chỉ có sự việc và sự việc. Nội
dung của câu chuyện chẳng qua chỉ là những mưu mô móc xích lại với nhau,
trong đó mỗi mưu mô đều có tính độc lập riêng và gồm rất nhiều tình tiết chi
li và tỉ mỉ. Bởi thế mỗi hồi đều có tính độc lập riêng của nó. Ngày xưa ở
Trung Quốc đã có người kể chuyện “Tam quốc chí diễn nghĩa” hay “Thủy
hử” để kiếm sống bằng cách kể lại một hồi hay nửa hồi trong một buổi sáng
từ quán trà này sang quán trà khác.
“Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân có cấu trúc như vậy,
nó là một chuỗi những mưu mô.
Còn “Truyện Kiều” thì không có cấu trúc như vậy: mọi mưu mô đều
biến mất. Sự việc diễn ra do cái logic khách quan của cuộc sống. Nguyễn
Du không chỉ gạt bỏ mọi âm mưu, mà còn gạt bỏ mọi tính chất li kỳ trong
mưu mô (trong “Truyện Kiều” chỉ có một mưu mô, đó là mưu mô của Hoạn
Thư để hành hạ Kiều). Sau khi gạt bỏ mưu mô, Nguyễn Du còn gạt bỏ luôn
cả chi tiết bên ngoài.
- Cống hiến nghệ thuật vô giá của Nguyễn Du là ông đã dùng một hệ
thống thao tác mà hàng thế kỷ sau mới hiểu được và vận dụng:
* Thao tác lập hồ sơ: tổ chức lại các sự việc chi tiết sao cho chúng chứng
minh cách đánh giá của mình là đúng (giá trị nghệ thuật là ở cách đánh giá sự
việc chứ bản thân sự việc không có giá trị).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Ví dụ: Trong “Kim Vân Kiều truyện”, đoạn gia biến gồm 11 chi tiết, mọi
chi tiết đều được kể lại tỉ mỉ một cách khách quan. Nguyễn Du làm khác hẳn.
Ông thu gọn lại 24 câu, không phải kể lại câu chuyện như nó xảy ra, mà để
lập hồ sơ về công lí của chế độ quan lại:
- Nguyễn Du 3 lần khẳng định đây là một hành động oan trái.
- Ông bố trí các chi tiết sao cho mọi kẻ bênh vực luật pháp phong kiến
đều cứng họng.
* Thao thác thứ hai là ông đặt sự việc vào một thế đối lập .
Thí dụ: Đoạn Kiều trả ân báo oán, để biến cuộc khởi nghĩa của Từ Hải
thành cuộc khởi nghĩa chân chính, Nguyễn Du đối lập công lí của quần chúng
với pháp luật phong kiến mà ông gọi đó là “thói sai nha”. Đây không phải là
“tiếng oan dậy đất” mà là “kêu mà ai thương”, không phải là „án ngờ lòa
mây” mà là “đáng tình còn sao”, không phải là “kêu trời…nhưng xa” mà là
“lồng lộng trời cao”, “hại nhân nhân hại”…
Đặt sự việc trong những hoàn cảnh đối lập nhau như vậy sẽ gây nên
những kết quả nghệ thuật gì?
- Nó bắt ta phải nhớ một sự kiện trong nhiều hoàn cảnh: Nói đến chuyện
Kiều gặp Kim Trọng, ta lập tức nhớ đến Kiều có 4 lần gảy đàn chính (Kiều
gảy đàn cho Kim Trọng nghe lần thứ nhất, Kiều gảy đàn cho Hoạn Thư, cho
Hồ Tôn Hiến, cho Kim Trọng nghe lúc tái hợp). Biện pháp đối lập này làm
cho tự sự rất ít mà ý nghĩa lại sâu xa, phong phú. Bốn lần gảy đàn trong
những hoàn cảnh khác nhau của Kiều là bốn giai đoạn trong cuộc đời của
nàng và tiếng đàn là tiếng nói nội tâm của nàng.
- Nguyễn Du đã đổi mới hoàn toàn bố cục của “Kim Vân Kiều truyện”.
Các sự kiện chính trong “Kim Vân Kiều truyện” và trong Truyện Kiều về
căn bản là như nhau, nhưng quan hệ số lượng của chúng lại khác nhau?
Thí dụ: “Kim Vân Kiều truyện” có 20 hồi, hồi 19 kết thúc khi Kiều nhảy
xuống sông Tiền Đường. Toàn bộ câu chuyện tái hợp thu lại trong một hồi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Nhưng trong Truyện Kiều thì cái kết là mẫu mực của nghệ thuật. Nó
chiếm 606 câu, tức 12,5 % tác phẩm (tiểu thuyết xưa coi nhẹ cái kết. Trái lại,
kịch coi trọng cái kết). Lúc này bất chấp truyền thống, Nguyễn Du đưa ra cái
nhìn phi thường của mình. Bấy giờ, “Hoa tàn mà lại thêm tươi. Trăng tàn mà
lại hơn mười rằm xưa”. Nguyễn Du đem đến một sự “bù đắp” như Arixtốt đã
nói rất hay về nghệ thuật Hy Lạp. Người xem được hưởng sự bù đắp ấy. Tâm
hồn của Nguyễn Du cũng lớn như nghệ thuật của ông. Một người đàn bà
giang hồ là hiện thân của người đàn bà trong trắng, thủy chung của toàn bộ
giá trị của loài người thì trong tiểu thuyết Việt Nam xưa nay chỉ có một
người. Nguyễn Du đã nhìn Kiều với cặp mắt của Kim Trọng:
Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay
Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời
Tóm lại, cách tự sự của Nguyễn Du là mới mẻ và táo bạo, nó là một
cống hiến của phong cách ông đối với văn học Việt Nam. Chính do cách tự sự
mới mẻ và độc đáo ấy mà mỗi thời đại, mỗi người nghiên cứu đều có thể tìm
thấy ở Truyện Kiều những điều mới mẻ, chưa ai thấy.
1.1.2.3. Sáng tạo nghệ thuật thứ ba của Nguyễn Du ở Truyện Kiều là đã
xây dựng lên đƣợc một loại hình tiểu thuyết phân tích tâm lý hiện đại. Ông
là người đầu tiên trong văn học Việt Nam và là một trong những người đầu
tiên trong văn học thế giới đã xây dựng lên được một loại hình tiểu thuyết
mới mẻ. Và ông đã làm xuất hiện ba phạm trù mỹ học mới: ngôn ngữ tác giả,
ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ thiên nhiên.
1.1.2.4. Đóng góp thứ tư của Nguyễn Du là trong nghệ thuật miêu tả
tình yêu.
Nói đến Truyện Kiều, thế nào người ta cũng nhắc đến tình yêu và thậm
chí rất nhiều người chỉ thấy có vấn đề tình yêu. Phải đến gần đây, sau cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
mạng tháng 8 người ta mới phát hiện ra rằng ngoài tình yêu, trong Truyện
Kiều còn chứa đựng những vấn đề xã hội. Tình yêu theo nghĩa vợ chồng
thương nhau, trai gái thương nhau thì có từ thượng cổ, nhưng tình yêu như
một phạm trù mỹ học lại ra đời rất muộn.
Sở dĩ câu chuyện tình yêu trong Truyện Kiều gây ra nhiều tranh cãi,
chính vì Nguyễn Du đã thể hiện tập trung nhất và táo bạo nhất kiểu lựa chọn
của thời đại. Tình yêu trong Truyện Kiều sinh chuyện, chỉ vì ông đã chọn
những biện pháp làm việc quá trái ngược với cách nhìn của lễ giáo phong
kiến.
- Tình yêu trong Truyện Kiều luôn gắn liền với yếu tố thể xác. Đây là
một nét bất biến trong phong cách thời đại, nhưng phải nói ở Nguyễn Du nó
táo bạo hơn và cụ thể hơn. Ông dám đi thẳng vào cái cá biệt.
Sượng sùng, giữ ý, rụt rè
Kẻ nhìn rõ mặt, người e cúi đầu
- Tình yêu luôn luôn gắn liền với sự mất mát, với lo sợ, với cảm giác
rằng hạnh phúc rất mong manh, sớm chầy sẽ tan vỡ. Ngay trong đêm tự tình
với Kim Trọng, Kiều đã lo:
Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn,
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay?
Khi Thúc Sinh tỏ ý muốn lấy nàng, Kiều đã lo ngại về tình yêu của
Thúc Sinh.
Lòng kia giữ được thường thường mãi chăng?
- Trong cách phân tích tình yêu của Truyện Kiều, là ở đây tình yêu hết sức
đa dạng. Quá trình diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều riêng trong vấn đề tình
yêu, thì sẽ thấy có bốn biểu hiện khác nhau. Trong mối tình của nàng đối với
Kim Trọng, đó là mối tình trong trắng đầu tiên của một cô gái. Trong đoạn
miêu tả mối tình của nàng với Thúc Sinh, đó là tình yêu tính toán trông đợi sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
nương tựa, nhưng không có yếu tố đắm say. Trong đoạn miêu tả tình yêu của
nàng với Từ Hải, chứa đựng sự tin cậy, thán phục đối với người tri kỷ. Sau này
gặp lại Kim Trọng, ta có một tình yêu khác, nặng về nghĩa, không mang tính
chất đắm say, một sự tôn trọng lẫn nhau đối với một người bạn quý.
- Nguyễn Du chứng minh người ta có thể cùng một lúc có nhiều mối tình
khác nhau. Về tính chất, Kiều yêu Từ Hải nhưng vẫn có thiện cảm với Thúc
Sinh và nhớ Kim Trọng.
- Truyện Kiều đã gây nên một xúc động lớn trong tâm hồn người Việt
Nam. Người ta vịnh Kiều, tập Kiều, học tập cách diễn đạt ngôn ngữ của Kiều.
1.1.2.5 Sự sáng tạo nghệ thuật thứ năm của Nguyễn Du trong Truyện
Kiều là nghệ thuật miêu tả tâm trạng
Truyện Kiều là quyển “Bách khoa toàn thƣ” của một ngàn tâm trạng.
Người ta đã nói Sếchxpia là tác giả của một vạn tâm hồn. Nhưng Sếchxpia là
tác giả của hàng chục vở kịch. Còn sự tập trung lại trong một tác phẩm chỉ
ngắn 3254 câu thơ vô vàn tâm trạng khác nhau, tất cả đều đúng như sự thực,
đồng thời hấp dẫn, lôi cuốn, thì đó là điều xưa nay chưa hề có. Đó là đặc điểm
vô song của Nguyễn Du. Trong Truyện Kiều số câu đã ít, nhân vật lại không
nhiều, tình tiết câu chuyện có thể nói không có gì, thế mà tính chất đa dạng
của tâm trạng thực là vô địch. Chính điều này mới giải thích được hiện tượng
từ trước đến nay ai cũng nói đến, nhưng không ai giải thích được. Tại sao
người ta lại bói Kiều? Kiều chứa đựng cái gì có vẻ như huyền bí đến nỗi con
người Việt Nam chắp tay trước tác phẩm này, rồi mở ra tìm 3 câu trong một
trang nào đó, đọc ở đấy lời phán đoán về số phận của mình.
Thơ Nguyễn Du là thơ của muôn vàn tâm trạng nhưng đó là tâm trạng
Việt Nam. Nguyễn Du muốn tìm sự hòa hợp giữa con người với xã hội và đất
nước Việt Nam.
Trong những tâm trạng mà ta tìm thấy trong Truyện Kiều, có tiếng vọng
của Phật giáo. Điều đó là dĩ nhiên, vì Nguyễn Du bắt buộc phải chấp nhận hệ
suy luận của Phật giáo, để nâng những vấn đề ông nêu lên đến bậc thang toàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
nhân loại. Nhưng vì đã chọn hệ suy luận của Phật giáo, cho nên tất yếu trong
Truyện Kiều có vang lên giọng nói chán nản của Phật giáo như tu là cõi phúc,
tình là dây oan. Có những câu chứa đựng tâm trạng bi quan:
Kiếp xưa đã vụng đường tu
Kiếp này chẳng khéo đền bù mới xuôi
1.1.2.6. Sáng tạo thứ sáu của Nguyễn Du ở Truyện Kiều là vận dụng tài
tình thơ lục bát
Về gieo vần và thanh điệu
Thơ lục bát là thể thơ gồm từng cặp câu 6-8 lặp đi lặp lại không thay đổi
số chữ, trong đó câu lục chỉ có một vần ở chữ thứ 6, còn câu bát thì có hai
vần, một vần ở chữ thứ 6 hiệp với chữ thứ 6 của câu lục ở trên, một vần ở chữ
thứ 8 hiệp với chữ thứ 6 của câu dưới. Tất cả đều là vần bằng, không có vần
nào trắc, câu 8 như vậy là có hai vần bằng khác nhau, nếu vần này là phù bình
thì vần kia phải là trầm bình, nghĩa là chữ thứ 6 nếu không có dấu thì chữ thứ
8 phải có dấu huyền, ngược lại cũng vậy. Hai chữ đó không được cùng một
thanh điệu.
Thí dụ:
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau,
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Ở 4 câu trên chữ thứ 6 ở câu lục hiệp vần với chữ thứ 6 ở câu bát ta - là.
Chữ thứ 8 ở câu bát hiệp với chữ thứ 6 của câu lục ở dưới: nhau - dâu.Tất cả đều
là vần bằng (không dấu và dấu huyền). Riêng ở câu bát, nếu chữ thứ 6 là dấu
huyền thì chữ thứ 8 phải là chữ không dấu: là - nhau, hoặc ngược lại: đau - lòng.
Câu thơ có hình thức đối xứng
Khi đặt câu thơ có khuynh hƣớng đối xứng thì có sự thay đổi trong
cách bố trí thứ tự các thanh điệu. Trong Truyện Kiều có một số lượng câu khá
lớn có hình thức đối xứng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
- Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
- Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Trong những câu lục bát không đối xứng thì chữ thứ 4 ở câu lục và chữ
thứ 4 ở câu bát bắt buộc thanh trắc (chữ cõi và chữ mệnh ở câu thơ mở đầu
của Truyện Kiều). Nhưng khi có đối xứng, do chỗ chữ thứ ba và chữ thứ 6
trong câu lục đối nhau nên chữ này bằng thì chữ kia phải trắc: cách - thần,
thủy - sơn.
Ở câu thơ bình thường thì chữ thứ ba là bằng, nhưng ở câu thơ có hình
thức đối xứng nhất thiết phải trắc, bởi vì chữ thứ 6 ở câu cuối bao giờ cũng
bằng. Hiện tượng đối xứng trong câu bát là một loại kiến trúc không có trong
thi ca dân gian. Khi ta gặp nó trong cao dao thì ta phải cảnh giác. Đó không
phải là ca dao mà là thơ thực sự. Đây là điều quan trọng của nghệ thuật làm
lục bát. Nếu bài lục bát dài vài chục mà không có câu đối xứng 3-3 hay 4-4
thì nghe nó sẽ như vè, mất sắc thái thơ.
Khổ thơ
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du thường có sự bố trí thơ theo từng khổ,
với tổ chức riêng.
Thí dụ:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa,
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu. (1047 - 56)
Đó là khi có ca khúc nội tâm thì câu thơ lục bát của Kiều lại được bố trí
thành từng khổ. (Nguyễn Du đã áp dụng kỹ thuật của thơ song thất lục bát vào
Truyện Kiều. Với sự ra đời của thơ song thất lục bát, lần đầu tiên thơ Việt
Nam gồm từng khổ bốn câu một).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
- Nguyễn Du đã thực hiện biện pháp tổ chức bài thơ dài thành nhiều
khổ khác nhau về số câu bằng cách nào?
Thứ nhất, sử dụng một hai chữ láy đi láy lại, với một khoảng cách đều
đặn, để tạo nên tính thống nhất của toàn khổ. Đó là khổ thơ tả cảnh thanh
minh, buổi chiều chị em ra về với những từ láy âm dồn dập.
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đường
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Đó là khổ thơ tả nỗi buồn của Thúy Kiều trên lầu Ngưng Bích với hai
chữ "buồn trông" được lập lại 4 lần. Đó là khổ thơ tả tâm trạng Kiều khi
bước vào lầu xanh với 4 chữ "sao" ở từng câu trong các kết hợp "khi sao",
"giờ sao", "mặt sao", "thân sao", tạo nên bốn câu hỏi mà không có tiếng
trả lời:
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phòng gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
Thứ hai, Nguyễn Du còn bố trí xen nhau, cứ một đoạn tự sự, lại đến
một đoạn phân tích nội tâm, sau một đoạn đối thoại là một đoạn miêu tả
thiên nhiên hoặc sự việc. Ông không kể hai chuyện liền nhau, trong đối thoại
không ngừng có sự phân tích nội tâm xen vào để tách đối thoại ra. Nhờ cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
làm này mà tính đơn điệu của thể lục bát dường như mất đi. Nguyễn Du
thường sử dụng 4 nhân tố: sự việc và hành động, phân tích nội tâm, đối thoại
của các nhân vật, nhận xét của tác giả để tạo nên sự phân chia của bản trường
ca thành những đoạn lớn. (Các truyện Nôm khác chỉ sử dụng được hai yếu tố:
tự sự - hành động và đối thoại nhân vật).
Biện pháp lặp từ trong câu thơ
Biện pháp lặp từ không phải là biện pháp của từ chương học cổ, mà là
biện pháp chủ đạo trong ca dao:
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai?
Hay:
Cầu này cầu ái, cầu ân,
Một trăm con gái rửa chân cầu này
Là một trong những nhà bác học nhất nước, Nguyễn Du bỏ con đường
bác học, đi vào biện pháp của nhân dân.
Thí dụ:
* Lặp 4 chữ: "Làm cho cho hại cho tàn cho cân" (1272).
* Lặp 3 chữ: - "Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng" (1284)
- "Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình" (240)
- "Hoa sao hoa khéo giã giày bấy hoa"? (1068)
- "Giật mình mình lại thương mình xót xa" (1234)
* Lặp hai chữ:- "Nghĩ đòi cơn lại sụt sùi đòi cơn" (222)
- "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng" (1258)
- "Nguyệt hoa, hoa nguyệt não nùng" (1285)
- "Một ngày nặng gánh tương tư một ngày" (568)
Biện pháp này đem lại cho câu thơ một sức nặng đặc biệt. Khi nội tâm
tràn đầy cảm xúc, thì ngôn ngữ cũng phải chứa đựng một độ thừa thãi khá
cao, cái thừa đó là cái thừa nghệ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Quy tắc hiệp vần trong thơ lục bát
* Quy tắc một: Những vần hiệp với nhau bao giờ cũng phải đồng
nhất về chung âm (âm cuối - một vần Việt Nam, gồm hai bộ phận chính là
nguyên âm và chung âm).
- Vần in có thể hiệp vần với ên, en (cùng chung âm - n)
"Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa"
- Ong có thể hiệp vần với ung, ông, uông (đồng nhất chung âm)
"Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen"
- Trong Tiếng Việt, chung âm bao giờ cũng chỉ có thể là một âm đơn,
nhưng trong chữ viết có khi viết thành hai con chữ.
Thí dụ: âm đơn ang viết với ng, inh viết với nh, ách viết với ch, chung
âm O viết với eo, ao, chung âm u viết với âu, au, chung âm y viết với ay, ây,
chung âm i viết với oi, ai. Đặc điểm tiêu biểu với chung âm là sau nó người ta
không thể thêm bất kỳ âm gì nữa. Chẳng hạn tai sau i không thể thêm gì nữa.
Trái lại trong tòa có thể thêm -n, -ng để có toàn, toàng
* Quy tắc 2: Sự hiệp vần của các nguyên âm theo quy tắc cùng dòng
(tức cùng âm sắc, cùng bổng hay trầm)
Một âm tiết Tiếng Việt chỉ có một nguyên âm mà thôi. Nguyên âm ấy có
thể là một nguyên âm đơn như a, ă, ơ, â, e, ê, i, u, ư, o, ô. Nó cũng có thể
nguyên âm đôi như iê (ia), ươ (ưa), uô (ua). Tuy vậy, nguyên âm đôi vẫn
hoạt động như nguyên âm đơn.
Tiếng Việt có tất cả 14 nguyên âm, được phân ra làm 3 loại theo âm sắc.
- Dòng trƣớc (bổng): i, iê (ia), ê, e.
- Dòng giữa (trung hòa): ư, ươ (ưa), ơ, â, a, ă.
- Dòng sau (trầm): u, uô (ua), ô, o.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Nếu phân chia theo độ mở của miệng thì gồm 4 loại:
- Khép: i, iê, ư, uơ (ưa), u, uô (ua)
- Nửa khép: ê, ơ, â, ô
- Nửa mở: e, o.
- Mở: a, ă.
Thí dụ: Vần on vì có nguyên âm o thuộc dòng sau (trần) nên chỉ có thể
hiệp vần với ôn, un và ngược lại. Còn on không thể hiệp vần với một nguyên
âm dòng trước: en, ên, in và ngược lại.
Các nguyên âm dòng trƣớc có thể có những cách hiệp vần sau:
- i → iê (ia):
"Phong lưu phú quý ai bì
Vườn xuân một cửa để bia muôn đời"
- in → ên:
"Trên Tam đảo, dưới cửa tuyền
Tìm đâu thì cũng biết tin rõ ràng"
- i → e:
"Nàng rằng phải bước lưu ly
Phận hèn vâng đã cam bề tiểu kinh"
- im → êm:
"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề"
- i → e
"Đoạn trường thay lúc phân kỳ
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập gềnh"
- ing (inh) → eng (anh):
"Ví chăng duyên nợ ba sinh
Làm chi đem thói khuynh thành trêu người"