Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐẠI CƯƠNG VỀ XƯƠNG KHỚP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.67 KB, 6 trang )

ĐẠI CƯƠNG VỀ KHỚP

* Định nghĩa: Khớp xương là chỗ các xương tiếp xúc và liên kết với nhau.
* Phân loại: Sự phân loại khớp thường dựa vào:
- Hoạt động của khớp: Gồm có ba loại: khớp bất động, khớp động, khớp
bán động. .
- Cấu tạo của khớp: Gồm có khớp sợi, khớp sụn, khớp hoạt dịch.
KHỚP BẤT ĐỘNG:
Khái niệm: Là khớp mà giữa các xương liên kết khơng có khoang khớp (ổ
khớp) hoặc khe khớp mà các xương được dính chặt với nhau nhờ mơ liên kết sợi
hoặc sụn. Khớp này phạm vi hoạt động của khớp rất nhỏ hoặc không thể hoạt
động được
Phân loại:
a. Khớp bất động sợi: Giữa các xương có các dây chằng, màng gian cốt
hoặc các đường khớp. Căn cứ vào các mô liên kết khác nhau lại phân thành:
* Liên kết dây chằng: Ví dụ như dây chằng vàng giữa cung các đốt sống
* Liên kết màng: Ví dụ như màng gian cốt giữa giữa hai xương cẳng tay,
giữa hai xương cẳng chân, màng bịt ở xương chậu.
* Liên kết có đường khớp: Tùy theo hình thể của đường khớp người ta phân
ra: khớp răng, khớp vẩy, khớp nhịp, khớp mào
b. Khớp bất động sụn: Liên kết giữa các xưong là mô sụn, loại liên kết
này có hai loại: tính tức thời và tính vĩnh viễn. Loại liên kết sụn có tính tức thời
xuất hiện ở thời kỳ thanh thiếu niên, cùng với sự tăng lên về tuổi tác. Loại sụn
này có thể bị cốt hóa thành xương như: liên kết của xương chậu, xương mu,
xương ngồi, loại còn lại là loại liên kết có tính vĩnh viễn như các sụn ở giữa xương
sườn với xương ức
c. Khớp bất động xương: Liên kết giữa các xương là do mô xương như
khớp giữa các xương cùng
KHỚP BÁN ĐỘNG:



Khái niệm: Khớp bán động là khớp mà giữa các xương liên kết cịn có khe
khớp. Khớp này hoạt động kém linh hoạt, biên độ nhỏ. Đặc điểm chung của khớp
là chỉ có lớp sụn ở giữa chỗ tiếp xúc các xương.
Phân loại: Gồm hai loại:
* Khớp sụn sơ: Ví dụ khớp giữa thân các đốt sống, khớp mu
* Khớp sụn trong: Ví dụ như khớp giữa cán xương ức với thân xương ức,
khớp giữa xương cùng với xương cụt.
KHỚP ĐỘNG:
Khái niệm: Là khớp mà giữa các xương liên kết có một khoang khớp hay ổ
khớp để cử động được thuận lợi.
Khớp động có động tác tương đối rõ rệt và rộng rãi. Hầu hết các khớp ở chi
đều thuộc loại khớp động
Cấu tạo của khớp động: Bất kỳ một khớp động nào cũng gồm có: diện khớp
và các phương tiện nối khớp( bao khớp, khoang khớp và dây chằng)
a. Diện khớp:
Là nơi các xương tiếp xúc với nhau. Hình dáng các đầu xương tạo thành
diện khớp bao giờ cũng đối chiếu nhau: Nếu một đầu xương lồi lên tạo thành
chỏm thì đầu của xương kia sẽ lõm tạo thành hõm. Khi vận động các mặt khớp
của các đầu xương sẽ cọ sát vào nhau, cho nên trên mặt của các diện khớp đều
có một lớp sụn mỏng để làm giảm bớt ma sát khi vận động. Gồm có các loại sụn:
* Sụn bọc: Là một lớp sụn mỏng phủ bề mặt các diện khớp, có tác dụng
làm chịu lực và đàn hồi tốt.
* Sụn viền: Là loại sụn sơ vây quanh các hõm khớp có tác dụng làm tăng
bề mặt tiếp xúc với các diện khớp, làm cho áp lực các xương được dàn đều. Ví
dụ: sụn viền quanh ổ chảo khớp vai, ổ cối ở khớp hông
* Sụn chêm: Là những tấm sụn xơ đệm vào giữa hai diện khớp để làm tăng
độ thích hợp giữa các diện khớp. Ví dụ: sụn chêm ở khớp gối.
b. Bao khớp:
Là một bao bám vào dìa ngồi chu vi các diện khớp. Bao khớp có hai lớp:



* Bao ngoài là bao xơ: Do tổ chức liên kết sợi chắc tạo nên, tùy theo chức
năng của các khớp khác nhau mà độ dày mỏng khác nhau.
* Bao trong là bao hoạt dịch: Do tổ chức liên kểt sợi xốp tạo nên, lót tồn
bộ mặt trong bao khớp. Bao trong có lớp tế bào nội mơ tiết ra chất hoạt dịch là
một dịch trong có màu vàng nhạt, mang tính kiềm, ở điều kiện bình thường hàm
lượng chỉ có 0,3 - 2 ml. Nó cung cấp chất dinh dưỡng cho sụn, sụn chêm, đĩa
khớp tăng khả năng hoạt động của khớp, giảm ma sát bề mặt khớp. Trong chất
hoạt dịch có chất điện giải, đường và prơtêin.
c. Khoang khớp:
Ln ln có áp suất âm để làm cho khớp có độ bền vững chắc chắn.
d. Dây chằng:
Do tổ chức liên kết sợi chắc tạo nên có tác dụng tăng cường cho khớp, để
hạn chế các cử động không đúng hướng. Có ba loại:
Dây chằng phụ thuộc vào bao khớp hay dây chằng gần: Chính là những
chỗ dầy lên của bao khớp tạo thành.
- Dây chằng không phụ thuộc vào bao khớp hay đây chằng xa: Nằm ngoài
bao khớp.
- Dây chằng trong bao khớp: Nằm trong bao khớp nhưng ngoài bao hoạt
dịch
Hoạt động của khớp:
Khớp có thể hoạt động theo ba trục quay cơ bản vng góc với nhau là:
- Trục phải trái: Thực hiện động tác gấp và duỗi
- Trục trước sau: Thực hiện động tác dạng và khép
- Trục trên dưới: Thực hiện động tác sấp và ngửa
Phân loại khớp:
a. Dựa vào hình thể của diện khớp có:
* Khớp phẳng: Ví dụ như: Khớp cùng vai địn, khớp của các xương cổ tay,
cổ chân.



* Khớp chỏm cầu: Ví dụ như: Khớp vai, khớp chậu đùi, khớp cánh tay quay.
* Khớp rịng rọc: Ví dụ như: Khớp cánh tay - trụ, khớp giữa các đốt ngón
tay.
* Khớp trụ: Ví dụ như: Khớp quay – trụ gần, khớp đội trục.
* Khớp hình yên hoặc hình trứng: Ví dụ như: khớp giữa xương thang – đốt
bàn tay I, khớp quay cổ tay.
b. Dựa vào số trục quay của khớp: Có thể phân thành ba loại:
* Khớp một trục: Là khớp hoạt động theo một trục. Gồm có khớp rịng rọc
và khớp trụ.
- Khớp rịng rọc hay cịn gọi là khớp bản lề: Diện khớp có hình rịng rọc,
diện khớp cịn lại có cấu tạo thích ứng. Khớp này hoạt động quanh trục phải trái
trên mặt phẳng đứng dọc, thực hiện động tác gấp duỗi.
- Khớp trụ hay cịn gọi là khớp xoay: Một diện khớp có hình trụ trịn, diện
khớp cịn lại có diện khớp vịng. khớp này quay quanh trục thẳng đứng trên mặt
phẳng nằm ngang thực hiện động tác xoay.
* Khớp hai trục: Là khớp có thể hoạt động quay quanh hai trục vng góc
nhau. Gồm có khớp hình trứng hoặc hình n:
- Khớp hình trứng hay khớp soan: Mặt khớp có hình một phần trái soan,
khớp này có thể thực hiện động tác gập duỗi và dạng khép.
- Khớp yên: Hai diện khớp đều có hình n, loại khớp này có thể thực hiện
động tác gập duỗi, dạng khép và xoay vòng tròn.
* Khớp nhiều trục: Loại khớp này có thể hoạt động quanh ba trục vng
góc trên ba mặt phẳng. Gồm có khớp chỏm cầu và khớp hình phẳng.
- Khớp chỏm cầu: Là khớp có một đầu trịn được lắp vào một đầu lõm tương
ứng. Nó có thể thực hiện được các động tác cơ bản: gập duỗi, dạng khép, xoay
vào xoay ra và quay vịng trịn.
- Khớp phẳng: Đường kính của diện khớp khá dày, hai mặt khớp gần như
phẳng hoặc hơi cong chỉ có thể thực hiện động tác xoay và trượt với biên độ rất
nhỏ.



c. Dựa vào số lượng xương tham gia vào cấu tạo khớp có thể phân
thành hai loại:
* Khớp đơn: Là khớp do hai xương tạo thành có một đầu và một hõm như
khớp vai, khớp hông.
* Khớp phức tạp: Là khớp do nhiều xương tham gia cấu tạo thành khớp.
Trong đó mỗi khớp nhỏ lại có trục hoạt động riêng biệt như khớp khuỷu, khớp gối
d. Căn cứ vào phương thức hoạt động của khớp có thể phân thành:
* Khớp độc lập: Là khớp chỉ có thể tiến hành hoạt động đơn độc như khớp
vai.
* Khớp liên hợp: Là khớp mà sự hoạt động của khớp này kéo theo sự hoạt
dộng của khớp kia như khớp thái dương - hàm dưới, khớp quay - trụ gần và xa.
Ảnh hưởng của luyện tập thể dục thể thao đối với hình thái cấu tạo của
khớp.
Luyện tập thể thao có hệ thống có thể làm cho xương đặc ở diện khớp dày
lên từ đó mà nó có thể chịu lực được tốt hơn. Thí nghiệm ở động vật chứng minh,
luyện tập lâu dài làm cho lớp sụn của diện khớp dày lên. Sự dày lên của lớp sụn
ở diện khớp là kết quả của cơ chất và tế bào sụn hấp thụ dịch thể.
Sụn là một loại chất có tính đàn hồi, có những lỗ hổng, giữa các mơ có
chứa đầy dịch thể những dịch thể này có thể lưu thơng trong mơ sụn, đây là cách
cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho mơ khơng có mạch máu chảy qua.
Thí nghiệm ở động vật cịn chứng minh, hoạt động TDTT có thể làm cho
gân cơ và dây chằng dày lên, sức mạnh của cơ xung quanh khớp được tăng
cường, làm tăng thêm tính ổn định của khớp. Tính cố định của khớp tăng có tác
dụng bảo vệ rất tốt, nhưng như vậy thường làm giảm biên độ hoạt động của khớp,
luyện tập tính mềm dẻo một cách hệ thống sẽ làm cho tính co duỗi của cơ, gân,
dây chằng quanh bao khớp tăng lên từ đó mà biên độ hoạt động của khớp lớn
hơn. Cho nên khi tiến hành những bài tập phát triển sức mạnh nên kết hợp một
lượng bài tập mang tính mềm dẻo như vậy làm cho hai tố chất sức mạnh và tính

mềm dẻo đồng thời tăng. Tố chất dẻo phát triển có tác dụng điều hồ động tác,
giảm chấn thương và phịng ngừa chấn thương có ý nghĩa rất quan trọng.
Đối với những môn thể thao khác nhau phát triển tính dẻo của khớp cũng
khác nhau. Ví dụ bơi lội và thể dục có thể làm cho khớp vai, khớp khuỷu, khớp
bàn tay, khớp bàn chân thêm dẻo dai, vượt rào hoặc nhảy cao tăng biên độ hoạt


động của khớp hông, đối với thể dục nghệ thuật trượt băng nghệ thuật có thể làm
cho biên độ hoạt động của cột sống tăng.



×