Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.59 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÔN NGỮ HÀN QUỐC

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:

HIỆN TRẠNG THỨC KHUYA CỦA SINH VIÊN
NỘI TRÚ KHOA TIẾNG HÀN TẠI KÝ TÚC XÁ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giảng viên hướng dẫn:

TS. Phạm Thị Lan Phượng

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Kim Anh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020

4501756003


MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU............................................................................... 2
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................. 2
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, đổi tượng khảo sát ............... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................... 2
3.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................... 2


3.3. Đối tượng khảo sát ............................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................... 3
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3
5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 3
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 3
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu ............................................ 3
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................... 3
7. Đóng góp của nghiên cứu .......................................................... 4
7.1. Về lí luận .............................................................................. 4
7.2. Về thực tiễn .......................................................................... 4
PHẦN 2: NỘI DUNG ........................................................................... 4
Chương 1: Cơ sở lý luận .................................................................... 4
1. Các khái niệm: ............................................................................. 4
1.1. Khái niệm thức khuya: ......................................................... 4
1.2. Khái niệm sinh viên: ............................................................. 4
2. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu (lịch sử nghiên cứu): ................ 5
2.1. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới .................................... 5
2.2. Các kết quả nghiên cứu trong nước...................................... 5

1


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thức khuya là một thói quen xấu phổ biến của sinh viên hiện nay. Vấn đề được đặt ra là
sinh viên “thức khuya” để làm gì? Thức khuya như thế nào? Và tần số thức khuya ra sao?...
những ảnh hưởng tích cực cũng như những hệ quả để lại cho sinh viên như tốn kém thời gian
và công sức, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần học tập khiến cho chất lượng cuộc sống,
năng suất học tập, lao động không đạt kết quả cao như mong muốn.

Vấn đề này đã trở thành một trong những trăn trở, băn khoăn đối với sinh viên. Trên
thực tế, đây là một vấn đề phổ biến trong sinh viên, mặc dù vấn đề này ít xuất hiện trên mặt báo
cũng như các phương tiện truyền thông. Hơn nữa các đề tài nghiên cứu vấn đề này cũng khơng
nhiều, kết quả phân tích cũng chưa thấu đáo và thỏa đáng. Nếu không biết rõ hiện trạng thức
khuya của sinh viên ký túc xá và những ngun nhân thì sẽ khơng có cơ sở đúng đắn để góp
phần hạn chế và giải quyết thực trạng này? Ngồi ra vấn đề thức khuya của sinh viên ln được
các phương tiện truyền thông đại chúng đề cập đến mỗi khi các kì thi cử cận kề. Qua đó đã phản
ánh được thực trạng thức khuya của sinh viên ngày càng gia tăng và mức độ thức khuya từ 23h
đến qua ngày hôm sau là chuyện diễn ra rất thường xuyên. Thế nhưng các biện pháp tuyên
truyền về tác hại của thức khuya vẫn chưa nhiều và chưa có tác động đáng kể. Mong muốn khắc
phục những hạn chế của đề tài cũng như đưa ra hướng giải quyết hợp lý cho vấn đề đó là những
lý do chính để đề tài: “ Hiện trạng thức khuya của sinh viên nội trú khoa tiếng hàn tại ký
túc xá trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài định ra với mong muốn giúp sinh viên có cái nhìn tồn diện về nguyên nhân, tác
hại và ảnh hưởng của việc thức khuya của sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Những thơng tin, số liệu thu thập được từ khảo sát từ đó phân
tích đưa ra cách khắc phục cho sinh viên.

3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, đổi tượng khảo sát
3.1.Đối tượng nghiên cứu
“ Hiện trạng thức khuya của sinh viên nội trú khoa tiếng hàn tại ký túc xá trường trường Đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh”
3.2.Khách thể nghiên cứu
Sinh viên nội trú khoa tiếng Hàn tại ký túc xá trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh

2



3.3.Đối tượng khảo sát
Sinh viên đang học năm nhất (khóa 2020-2024), năm hai (khóa 2019-2023), năm ba (khóa
2018-2022), năm tư (khóa 2017-2021) khoa tiếng Hàn Quốc tại ký túc xá trường trường Đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1.Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đi tìm câu trả lời cho những nghi vấn ban đầu. Tức là phải làm rõ những vấn đề sau:
-

Tìm hiểu hiện trạng thức khuya của sinh viên nội trú khoa tiếng Hàn tại ký túc xá Đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

-

Tìm ra nguyên nhân, lý do thức khuya của sinh viên.

-

Nêu lên ảnh hưởng của việc thức khuya và biện pháp khắc phục

Nếu trả lời được những câu hỏi trên thì tôi đã hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Khơng gian nghiên cứu: Ký túc xá trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Tháng 12 năm 2020.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Chất lượng cuộc sống, năng suất học tập, lao động của sinh viên nội trú khoa tiếng Hàn
Quốc giảm sút. Đó là do những ảnh hưởng, tác hại của việc thức khuya đến bản thân. Và bản
thân sinh viên cũng chưa biết rõ nguyên nhân gay thức khuya cũng như biện pháp khắc phục.

Vì vậy có thể thơng qua việc nghiên cứu để chỉ rõ ảnh hưởng, tác động tiêu cực của thức khuya
thơng qua đó trợ giúp sinh viên ý thức hơn và có biện pháp để cải thiện cuộc sống của bản thân.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Bao gồm phân tích, tổng hợp, phương pháp tổng quan so sánh. Phương pháp này giúp có
thêm nhiều cơ sở để nghiên cứu đề tài. Việc sử dụng phương pháp này cho tôi biết được những
nghiên cứu trước đã làm những gì từ đó bổ sung củng cố luận điểm,...Đồng thời việc phân tích
tài liệu cịn giúp cung cấp các thông tin phục vụ cho việc chứng minh luận điểm nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp khảo sát lấy ý kiến của sinh viên nội trú khoa tiếng Hàn Quốc trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh từ đó thu thập được số liệu qua bảng khảo sát.
Bảng khảo sát với đối tượng là sinh viên nội trú khoá K46, K45, K44 và K43 khoa tiếng
Hàn Quốc tại ký túc xá trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh.

3


Thu thập thơng tin, hình ảnh liên quan đến vấn đề thức khuya của sinh viên
7. Đóng góp của nghiên cứu
7.1. Về lí luận
Trên cơ sở phân tích, hệ thống hố và kế thừa các lí thuyết về tham vấn, đã bổ sung và
làm sáng tỏ thêm khái niệm; tác động, biện pháp khắc phục vấn đề thức khuya cho sinh viên
nội trú khoa tiếng Hàn Quốc tại ký túc xá trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
7.2. Về thực tiễn

Xác định được ảnh hưởng, tác động tiêu cực của việc thức khuya đến sinh viên. Giúp
cho sinh viên có thể khắc phục được vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao
năng suất lao động và học tập của bản thân.


PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận

1. Các khái niệm:
1.1.Khái niệm thức khuya:
Theo các bác sĩ thì mỗi ngày con người nên ngủ từ 7-8h mỗi ngày. Những người thức
khuya là những người không ngủ trước 11h đêm và hầu như không ngủ đủ 7-8h mỗi ngày
1.2. Khái niệm sinh viên:

Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ “study” có nghĩa là người làm việc, học tập, người
tìm hiểu, khai thác tri thức.
Theo TS.Phạm Minh Hạc: “Sinh viên là người đại biểu cho nhóm xã hội đặc biệt là thanh
niên đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội.
V.I Lênin khi phân tích tình hình và hoạt động của giới sinh viên cũng đã nói về sinh viên
như sau: “Sinh viên là bộ phận nhạy cảm nhất trong giới tri thức, mà sở dĩ giới tri thức được
gọi là tri thức chính vì nó phản ánh và thể hiện sự phát triển của các lợi ích giai cấp và của các
nhóm chính trị trong tồn bộ xã hội một cách có ý thức hơn cả, kiên quyết hơn cả và chính xác
hơn cả”. Có thể phân biệt sinh viên với các nhóm xã hội khác như sau:
- Sinh viên là nhóm xã hội có khả năng di động cao, do có tính chất hoạt động nghề nghiệp,
họ có nhiều cơ hội hơn trong việc chiếm lĩnh những địa vị cao trong xã hội.
- Có lối sống và định hướng giá trị đặc thù, năng động, khả năng thích ứng cao và tiếp thu
nhanh những giá trị mới của xã hội.
- Có những đặc thù về lứa tuổi và giai đoạn xã hội hoá khác nhau với các nhóm thiếu niên,
nhi đồng, nhóm trung niên và người cao tuổi.

4


2. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu (lịch sử nghiên cứu):
2.1.Các kết quả nghiên cứu trên thế giới

Một nghiên cứu, được cơng bố trên Tạp chí về y học và khoa học Scandinavian Journal
of Medicine & Science in Sports, cho thấy những người ngủ sớm dậy sớm, hoạt động nhiều
hơn, dẫn đến làm tăng khả năng giữ cho trái tim khỏe mạnh hơn.
Theo đánh giá của The New York Times về kết quả nghiên cứu, những người thức khuya
dậy muộn, có nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì, tiểu đường và các bệnh chuyển hóa cao hơn.
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra tác hại của việc thức khuya dậy muộn, như sau:
- Một nghiên cứu năm 2015 được xuất bản bởi Tạp chí Rối loạn Tâm thần (Mỹ)
cho biết người thức khuya dậy muộn dễ mắc chứng rối loạn tâm trạng và trầm cảm hơn.
- Một nghiên cứu khác năm 2019 trên Tạp chí Y học Nội khoa (Anh) đã xem xét
thói quen ngủ của hơn 300.000 người ở Anh, và đã nhận thấy rằng, những người có thói
quen thức khuya dậy muộn, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 25% so với những
người ngủ sớm dậy sớm, theo Best Life.
- Tiến sĩ Phyllis Zee, giám đốc Chương trình Nghiên cứu Giấc ngủ và Nhịp sinh
học, tại Bệnh viện Northwestern Memorial (Mỹ), cũng lưu ý rằng thường xuyên thức khuya
dẫn đến thói quen ăn uống kém.
2.2.Các kết quả nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu về thức khuya do giảng viên , tiến sĩ , những nhà nghiên cứu
xã hội, nhà tâm lí, bác sĩ … thực hiện cũng có khá nhiều nhưng chủ yếu xoay quanh tác hại của
việc thức khuya hay chỉ đề cập đến yếu tố chủ quan và khách quan, tìm hiểu cơ chế của thức
khuya.
Theo bài viết “Người thức khuya sáng tạo hơn” trên www.express.com thì những người
thức khuya có khả năng sáng tạo hơn những người ngủ theo giờ giấc bình thường. Hiện các nhà
khoa học vẫn chưa tìm ra được ngun nhân, chỉ có thể phỏng đốn là do “ thích nghi với lối
sống khác thường”.
Bên cạnh một số mặt tích cực ít ỏi là những mặt tiêu cực rõ ràng mà các nhà khoa học đã
xác định chính xác: Theo bài viết “Thức khuya và ngủ nướng” của tác giả T.Dương thì: “Trí
não và cơ thể hoạt động khơng "ăn rơ" với nhau suốt cả ngày. Một "bộ máy định giờ" trong não
điều khiển chức năng cơ thể trong 24 giờ. Vào đêm, nhịp tim hạ, mạch máu chậm và nước tiểu
ngừng sản xuất. Khi mặt trời mọc, cơ thể mới bắt đầu thức dậy. Nếu thiếu ngủ thường xun sẽ
dẫn đến buồn rầu ủ rũ, nơn nóng và nặng hơn là trầm cảm .”

Ngoài ra , thức khuya cịn có hại cho trí nhớ, dạ dày và tim mạch ( Theo BS. Lê Văn Chất
Giadinhnet ) : “Quy luật tự nhiên ngày và đêm buộc cơ thể phải thích nghi và có những điều
chỉnh sinh học phù hợp. Buổi tối là thời gian dành cho việc đi ngủ, cơ thể nghỉ ngơi và tái sinh,
đảo lộn quy luật này sẽ dẫn đến nhiều thứ bệnh…”

5


Dưới đây là khung lý thuyết liên quan đến đề tài để có thể hiểu rõ hơn về mối quan hệ
giữa các khái niệm thuộc đề tài nghiên cứu:
Điều kiện chủ quan

Lượng
bài vở
q
nhiều

Làm
thêm

Ảnh
hưởng
bởi
những
người
xung
quanh

Điều kiện khách quan


Thay
đổi
mơi
trường
sống

Thói
quen
sống

Sắp
xếp,
quản lí
thời
gian
khơng
hợp lí

Nghiện
các
sản
phẩm
giải trí

THỨC
KHUYA

Theo thuyết xã hội học lối sống của TS Trần Thị Kim Xuyến, hành động thức khuya luôn
chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là điều kiện khách quan là lượng bài vở quá nhiều. Trong điều
kiện học tập mới theo tín chỉ, việc tự học của sinh viên trở nên vô cùng quan trọng, để đạt 1 giờ

trên lớp, sinh viên phải tự học tập 3 giờ ở nhà. Vậy nên, số lượng bài vở cần giải quyết khơng
ít, buộc sinh viên phải thức khuya hơn để đảm bảo hoàn thành.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của yếu tố tài chính đến việc thức khuya của sinh viên cũng đáng
kể. Phần lớn sinh viên đều xuất thân từ các gia đình khó khăn, việc làm thêm để có thêm thu
nhập phụ giúp gia đình, trang trải chi phí sinh hoạt cũng là điều thường thấy ở sinh viên. Điều
đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến giờ giấc sinh hoạt của sinh viên. Ngoài ra cịn có sự ảnh hưởng
của mơi trường xung quanh.
Nhân tố chủ quan cũng có ảnh hưởng nhất định. Dù có thể là thói quen đã được hình
thành từ trước, hoặc cũng có thể do sống trong mơi trường năng động, nhu cầu giải quyết công
việc ở cường độ cao, áp lực từ nhiều phía làm cho thời gian nghỉ ngơi bị giảm lại đáng kể.
Còn phải kể đến yếu tố kỹ năng sắp xếp công việc, sắp xếp thời gian còn quá kém của
sinh viên.

6



×