Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

đề tài nghiên cứu lý luận tập trung tư bản xu thế ma trên toàn cầu và ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.85 KB, 18 trang )

TRƯ? NG Đ? I H? C NGO? I THƯƠNG
KHOA LÝ LU? N CHÍNH TR?
-----

   

-----

TI? U LU? N KINH T? CHÍNH TR?

LÝ LU? N T? P TRUNG TƯ B? N
- XU TH? M&A TRÊN TOÀN C? U
VÀ ? VI? T NAM

Sinh viên th?c hi?n
: Tr?n Th? Thu Hi?n
Mã s? sinh viên
: 1911110150
L? p: Anh 6, Kh?i 2 Kinh t? đ?i ngo?i, Khóa 58
L? p tín ch?
: TRI115(58-1/1920).2_LT
Gi?ng viên hư? ng d?n : ThS. Đinh Th? Qu?nh Hà

Hà N?i - 12/2019
1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................2
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN VỀ SỰ TẬP TRUNG TƯ BẢN
1.1. Khái niệm tập trung tư bản....................................................................................3


1.2. Nguyên nhân và hình thức của tập trung tư bản.......................................3
1.3. Phương pháp của tập trung tư bản....................................................................4
1.4. Phân biệt tập trung tư bản với tích tụ tư bản..............................................4
1.5. Vai trị và tác động của tập trung tư bản trong sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản.....................................................................................................................................4
CHƯƠNG II. XU THẾ M&A TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về M&A..................................................................................................6
2.1.1. Các khái niệm liên quan.............................................................................6
2.1.2. Động cơ và mục đích của thương vụ M&A...................................6
2.2. Các xu thế M&A trên thế giới và ở Việt Nam...........................................7
2.2.1. Xu hướng M&A trên thế giới..................................................................7
a, Lịch sử phát triển của M&A trên thế giới........................................7
b, Những thương vụ M&A nổi tiếng trên thế giới............................9
2.2.2. Xu hướng M&A tại Việt Nam................................................................11
a, Cơ sở hình thành M&A tại Việt Nam.................................................11
b, Những hoạt động M&A đầu tiên tại Việt Nam ...........................12
c, Một số thương vụ M&A nổi bật ở Việt Nam trong thời gian
gần đây...............................................................................................................................13
KẾT LUẬN....................................................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................16

2


LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, tập trung tư bản là một trong những con đường
làm cho quy mô vốn tăng lên. Quy mô vốn lớn là điều kiện, tiền đề nhằm đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, trong nền kinh tế có tính cạnh
tranh cao như hiện nay, với sức ép ngày một gay gắt, để tìm chỗ đứng trên thị
trường thì việc tập trung tư bản là một điều hết sức cần thiết và cũng là điều

tất yếu sẽ xảy ra. Tập trung tư bản có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với chủ nghĩa
tư bản trong việc tăng nhanh quy mô tư bản để từ đó cải tiến kỹ thuật, ứng
dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới, tăng năng suất lao động để giành thắng
lợi trong cạnh tranh. Có thể nói tập trung tư bản đã làm tăng cả về chất và về
lượng cho một nền kinh tế có tính xã hội hóa cao độ. Một trong những biểu
hiện tiêu biểu của tập trung tư bản chính là xu thế M&A.
Khơng chỉ trên thế giới mà ở cả Việt Nam, hoạt động M&A đang trở
nên “nóng” hơn bao giờ hết. M&A giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, tăng
hiệu quả kinh doanh, cơ cấu lại số lượng nhân lực hợp lý hơn, cắt giảm chi phí
phát sinh khơng cần thiết, tận dụng cơng nghệ được chuyển giao,... Chính vì
tầm ảnh hưởng to lớn cũng như sự ngày càng phổ biến và được khuyến khích
của hoạt động này, trong bộ mơn Kinh tế chính trị, em quyết định lựa chọn đề
tài nghiên cứu: “Lý luận tập trung tư bản - Xu thế M&A trên tồn cầu và ở
Việt Nam” nhằm tìm hiểu và cung cấp những lý luận về tập trung tư bản cũng
như xu thế M&A trên thế giới và tại Việt Nam trong những năm gần đây để từ
đó có những cái nhìn tổng quan cũng như cập nhật kịp thời những hoạt động
nổi bật diễn ra theo xu hướng này.
Tiểu luận bao gồm 2 nội dung chính như sau:
Chương I. Lý luận về sự tập trung tư bản
Chương II. Xu thế M&A trên thế giới và ở Việt Nam.

3


CHƯƠNG I. LÝ LUẬN VỀ SỰ TẬP TRUNG TƯ BẢN
Trong chương V của giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin”, các tác giả đã trình bày về học thuyết Giá trị thặng dư. Tại đó chỉ
rõ khái niệm: “Giá trị thặng dư là giá trị mới do người lao động tạo ra, song lại
bị các nhà tư bản chiếm đoạt.” Từ quan điểm này, C. Mác mở rộng vấn đề
nghiên cứu quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong xã hội. Đến đây, C. Mác

nhận thấy: khát vọng về giá trị thặng dư của các nhà tư bản là khơng có giới
hạn, điều này buộc các nhà tư bản phải mở rộng sản xuất để tăng quy mơ giá
trị thặng dư. Nói cách khác, đây gọi là “tích lũy tư bản”.
Trong “tích lũy tư bản”, tác giả đi sâu vào nghiên cứu phương thức tăng
lên quy mơ của tư bản cá biệt. Đó là tích tụ tư bản và tập trung tư bản. Trong
đề tài nghiên cứu này, chúng ta quan tâm đến khái niệm tập trung tư bản.
1.1. Khái niệm tập trung tư bản
Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” đã chỉ
rõ: “Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp
nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác
lớn hơn.”
1.2. Nguyên nhân và hình thức của tập trung tư bản
Cạnh tranh và tín dụng là những địn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung
tư bản. Do cạnh tranh mà sẽ dẫn tới sự liên kết tự nguyện hay sát nhập các tư
bản cá biệt. Cịn tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các
khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào tay các nhà tư bản.
Hình thức chủ yếu của tập trung tư bản là tạo ra các công ty cổ phần.
Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản như hiện nay, tập trung tư bản diễn ra không
chỉ theo chiều ngang mà còn cả chiều dọc. Trên cơ sở đó, xuất hiện các tổ
chức độc quyền nhiều ngành, chúng không ngừng mở rộng sự thống trị trong
tất cả các ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
4


1.3. Phương pháp của tập trung tư bản
Tập trung tư bản thường diễn ra bằng hai phương pháp: phương pháp
cưỡng bức và phương pháp tự nguyện.
Phương pháp cưỡng bức thể hiện ở chỗ: trong quá trình cạnh tranh, các
nhà tư bản lớn thơn tính các nhà tư bản nhỏ phá sản.
Ở phương pháp tự nguyện, trong quá trình cạnh tranh, các nhà tư bản

không phân thắng bại, họ liên hiệp lại và tổ chức các công ty cổ phần để tránh
khỏi sự phá sản và có đủ sức mạnh cần thiết cho cạnh tranh trên phạm vi mới.
1.4. Phân biệt tập trung tư bản với tích tụ tư bản
Cả tích tụ lẫn tập trung tư bản đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt,
tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ ràng hai quá trình này để tránh nhầm lẫn.
Tích tụ tư bản và tập trung tư bản khác nhau ở hai điểm cơ bản như sau:
Một là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản
làm tăng quy mơ của tư bản cá biệt, đồng thời làm tăng quy mơ của tư bản xã
hội. Cịn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội,
do đó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt mà không làm
tăng quy mô của tư bản xã hội.
Hai là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, xét về mặt đó, nó
phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa tư bản và lao động. Còn nguồn để tập
trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội do cạnh tranh mà dẫn
đến sự liên kết hay sát nhập, xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh
tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản; đồng thời nó cũng tác động lên mối
quan hệ giữa tư bản và lao động.
1.5. Vai trò và tác động của tập trung tư bản trong sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản
Nhờ có tập trung tư bản mà có thể tổ chức được một cách rộng lớn lao
động hợp tác, biến quá trình sản xuất rời rạc, thủ cơng thành q trình sản xuất
5


phối hợp theo quy mô lớn và được xếp đặt một cách khoa học, xây dựng được
những cơng trình cơng nghiệp lớn, sử dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Tập trung tư bản không những dẫn đến sự thay đổi về lượng của tư bản,
mà còn làm cho tư bản có một chất lượng mới, làm cho cấu tạo hữu cơ của tư
bản tăng lên. Nhờ đó năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. Chính vì vậy,
tập trung tư bản trở thành địn bẩy mạnh mẽ của tích luỹ tư bản.

Quá tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó, nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa cũng càng trở thành nền sản xuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn
kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng thêm sâu sắc. Như vậy, việc tập
trung tư bản có ý nghĩa to lớn đối với chủ nghĩa tư bản trong việc tăng nhanh
quy mô tư bản về cải tiến kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học mới, tăng
năng suất lao động để giành thắng lợi trong cạnh tranh.
Đối với nước ta, cần hình thành những tập đồn kinh tế có quy mơ vốn
lớn, từ đó mới có điều kiện tham gia cạnh tranh trong quá trình hội nhập với
các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Quy mơ vốn lớn cịn là điều
kiện tiền đề để nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta hiện
nay.

6


CHƯƠNG II. XU THẾ M&A TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về M&A
2.1.1. Các khái niệm liên quan
M&A là viết tắt của 2 cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions
(Mua lại). Hoạt động M&A là hoạt động giành quyền kiểm sốt doanh nghiệp
thơng qua hình thức sáp nhập hay mua lại 1 phần (số cổ phần) hoặc tồn bộ
doanh nghiệp khác. Mục đích của một thương vụ M&A không đơn thuần chỉ
là sở hữu cổ phần, mà nhằm mục đích tham gia và quyết định các vấn đề quan
trọng, tác động đến hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị của doanh
nghiệp bị sáp nhập/mua lại.
Mergers (Sáp nhập) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy
mơ và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Tồn bộ tài
sản, lợi ích chung, quyền hay nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập hay bị
mua lại sẽ “về tay” doanh nghiệp sáp nhập.
Acquisitions (Mua lại) là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại

những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách
pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với
doanh nghiệp được mua.
2.1.2. Động cơ và mục đích của thương vụ M&A
 Động cơ:
Thực chất quyết định mua bán và sát nhập doanh nghiệp không phải là
một quyết định bình thường hay mang tính tình thế mà nó là quyết định mang
tính chiến lược, tạo nên một sự thay đổi lớn trong doanh nghiệp cũng như tầm
nhìn và định hướng của doanh nghiệp về sau.

7


Các động cơ chính:


Thâm nhập thị trường mới



Giảm chi phí gia nhập thị trường



Chiếm hữu tri thức và tài sản con người



Giảm bớt đối thủ cạnh tranh




Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả (nhờ quy mơ)



Đa dạng hóa và bành trướng thị trường



Đa dạng hóa sản phẩm và chiến lược thương hiệu

 Mục đích:
Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ
nhất định chứ không đơn thuần chỉ sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của
doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi một nhà đầu tư đạt được mức sở
hữu vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia quyết định các vấn đề
quan trọng thì mới có thể coi là hoạt động M&A. Ngược lại, khi nhà đầu tư sở
hữu phần vốn góp, cổ phần không đủ để tham gia quyết định các vấn đề quan
trọng của doanh nghiệp thì chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường.
2.2. Các xu thế M&A trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Xu hướng M&A trên thế giới
a, Lịch sử phát triển của M&A trên thế giới
Trên thế giới, các hoạt động M&A được hình thành từ rất sớm và phổ
biến ở các nước có nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các
công ty với nhau, đồng thời tạo ra xu thế tập trung lại để thống nhất nguồn lực

8



tài chính, cơng nghệ, nhân lực, thương hiệu,... Lịch sử phát triển của M&A
trên thế giới đã chứng kiến sáu làn sóng chính, bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX:
 Làn sóng đầu tiên:
Diễn ra ở Mỹ và Châu Âu, làn sóng này tạo ra hiện tượng sát nhập
ngang, với sản phẩm là một số tập đoàn độc quyền và kết thúc vào những năm
1903-1925, khi thị trường chứng khoán đi xuống.
 Làn sóng thứ hai:
Bắt đầu từ cuối những năm 1910, khi Bộ luật chống độc quyền ở Mỹ có
hiệu lực. Lúc này hoạt động M&A tập trung vào sát nhập theo chiều dọc, kết
thúc vào năm 1929, khi thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào khủng hoảng.
 Làn sóng thứ ba:
Bắt đầu từ năm 1965 và kết thúc vào năm 1973, tuy nhiên khơng có
những giao dịch thực sự lớn trong giai đoạn này.
 Làn sóng thứ tư:
Bắt đầu vào năm 1978 và kết thúc vào năm 1989. Đây là kết quả của
những thay đổi về môi trường như: luật chống độc quyền, gỡ bỏ các rào cản
đối với thị trường tài chính, các thị trường và tài chính mới, tiền bộ về cơng
nghệ và khoa học ứng dụng. Có khá nhiều vụ thâu tóm đối thủ cạnh tranh đã
diễn ra trong giai đoạn này.
 Làn sóng thứ năm:

9


Bắt đầu vào năm 1933, cùng với hiện tượng bùng nổ kinh tế với sự ra
đời của Internet và công nghệ thông tin. Trong giai đoạn này, giá trị giao dịch
M&A đạt con số cao nhất, gấp 5 lần so với làn sóng thứ tư. Cũng trong thời
gian này, thị trường MA Châu Á bắt đầu nổi lên.
 Làn sóng thứ sáu:
Bắt đầu vào giữa năm 2003, hoạt động M&A trở nên sôi động ở cả Mỹ,

EU và Đông Á. Đặc điểm nổi bật của làn sóng thứ sáu này là hoạt động M&A
xuyên quốc gia. Làn sóng thứ sáu này dường như kết thúc vào cuối năm 2008,
khi thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào khủng hoảng, bắt đầu cho cuộc khủng
hoảng tài chính tồn cầu lớn nhất từ sau Đại suy thoái sau Thế chiến thứ II.
b, Những thương vụ M&A nổi tiếng trên thế giới
 M&A trong khối tài chính ngân hàng:
Lướt qua tất cả các lĩnh vực, có thể nhận định rằng: ngân hàng là ngành
có hoạt động M&A diễn ra sôi động nhất. Đầu tiên phải kể đến hai đại gia
ngân hàng ABN Amro của Hà Lan và Barclays PLC của Anh. Hai đại gia này
đã chính thức sát nhập với nhau với trị giá hơn 91 tỷ USD. Đây được coi là
thương vụ sát nhập lớn chưa từng thấy trong lịch sử ngành ngân hàng châu Âu
nói riêng và ngành cơng nghiệp tài chính tồn cầu nói chung.
Tại khối ngành ngân hàng tại Mỹ. tham vọng đứng đầu ngành ngân
hàng nội địa của Mỹ là động lực khiến Bank of America mua lại Merill Lynch
với giá 50 tỷ USD. Cuộc sát nhập này đã cho ra đời tập đồn tài chính hùng
mạnh nhất thế giới.

10


Tiếp theo phải kể đến thương vụ sát nhập thành công trong ngành ngân
hàng Nhật Bản khi Mitsubishi UF.J Financial group là kết quả của sự sát nhập
giữa hai ngân hàng UF.J Holding và Mitsubishi Tokyo Financial group. Đại
ngân hàng này đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày
01/10/2005. Mitsubishi UF.J Financial group giờ đã trở thành một trong những
tập đồn tài chính hùng mạnh nhất thế giới có số vốn lên tới 1.770 tỷ USD với
40 triệu khách hàng, vượt qua ngân hàng Citigroup của Mỹ về giá trị tài sản.
 M&A trong khối ngành công nghệ:
Bên cạnh ngân hàng, các lĩnh vực khác cũng không chịu đứng yên.
Công ty Antel- nhà cung cấp dịch vụ wifi đứng trong top 10 tại Mỹ sát nhập

vào công ty TPG Capital và Goldman Sachs với trị giá 27,5 tỉ USD; tập đoàn
Thomson (Canada) đã mua hãng tin Reuters (Anh) với giá trên 17 tỉ USD,...
Việc hợp tác thương hiệu giữa Apples Ipod và HP được cho là ngược
đời. Bởi HP vốn là một thương hiệu mạnh, có uy tín và lịch sử phát triển lâu
đời với quy mơ khổng lồ, trong khi đó, Apple là một cơng ty trẻ tuổi. Nhưng
họ đã chứng minh việc sát nhập của mình là hồn tồn có cơ sở. Một cơng ty
lâu đời với đầy kinh nghiệm và một công ty trẻ của sự sáng tạo, phá cách về
hình thức cũng như công nghệ. Kết quả của cuộc sát nhập lịch sử này là sự
tăng cường sức mạnh thương hiệu và các chiến lược marketing rất đáng chú ý.
Thương vụ hợp tác của hai đại gia trong ngành công nghệ của Mỹ là
Microsoft và Yahoo cũng được dư luận đặc biệt chú ý. Sau hơn một năm rưỡi
đàm phán, cuối cùng hai gã khổng lồ cũng đạt được một thỏa thuận chung
đường kéo dài 10 năm, với mục tiêu chính là nhắm vào Google.
 M&A trong khối ngành ô tô:
11


Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế diễn ra như giọt nước
làm tràn ly đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề đối với khối ngành ô tơ trên
thế giới. Do đó, việc hợp tác mua lại và sát nhập là một xu hướng tất yếu trong
bối cảnh khó khăn chung của khối ngành này.
Một trong những thương vụ hợp tác mua lại thành công phải kế đến Fiat
- hãng sản xuất ô tô của Ý đã mua lại cổ phần của hãng sản xuất ô tô lớn thứ
ba của Mỹ là Chryler sau khi hãng này đệ đơn xin bảo hộ sau phá sản
Thương vụ Volkswagen — Porsche đạt thỏa thuận khi hai hãng nổi
tiếng này về chung một nhà năm 2011 và trở thành một trong những thương
hiệu ô tô lớn nhất Châu Âu.
2.2.2. Xu hướng M&A tại Việt Nam
a, Cơ sở hình thành M&A tại Việt Nam
Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấu một bước ngoặt to lớn của đất

nước ta. Từ đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh
mẽ. Chúng ta từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp nay chuyển thành nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một kết quả tất yếu của
Chính phủ trong việc sửa chữa những sai lầm về việc vận hành bộ máy kinh tế
không tuân theo “quy luật giá trị” để dẫn đến tình trạng nền kinh tế trì trệ, ứ
đọng, chậm phát triển. Ta có thể điểm qua một vài cột mốc quan trọng trong
lịch sử kinh tế Đối ngoại nước ta thời kỳ sau đổi mới:
 10/1993: Tái thiết lập quan hệ với các tổ chức tín dụng thế giới: IMF( quỹ
tiền tệ thể giới), WB (ngân hàng thế giới), ADB (ngân hàng châu Á)
 28/7/1995: Trở thành thành viên của ASEAN

12


 Năm 1995: Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ
 11/1/2007: Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương
mại Thế giới - WTO.
 Điều quan trọng hơn cả, Nhà Nước đã công nhận
 3 hình thức sở hữu là: Sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân.
 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh
tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh
tế có vốn đầu tư nước ngồi.
Như vậy, khi thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế
có vốn đầu tư nước ngồi được chấp nhận, thị trường của chúng ta giờ đã
chính thức là một thị trường mở, thị trường cạnh tranh tự do. Chính điều này
là cơ sở để thương vụ M&A hình thành trên thị trường Việt Nam
b, Những hoạt động M&A đầu tiên tại Việt Nam
Đầu những năm 90, khi bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam, tập
đoàn Unilever đã chọn một chiến lược khôn ngoan là mua lại thương hiệu kem
đánh răng P/S của Cơng ty Hóa mỹ phẩm P/S ( thuộc Sở Cơng nghiệp thành

phố Hồ Chí Minh) với giá 5 triệu USD. Đây có thể coi là thương vụ M&A đầu
tiên tại Việt Nam và rất thành công với Unilever. Tuy nhiên hoạt động M&A
chưa mấy sôi động trong 10 năm đầu mở cửa. Chủ yếu từ đầu năm 2000 sau
sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 1999, hoạt động M&A mới có một xu hướng
rõ nét cùng với hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngồi vào dưới hình thức
100% số vốn đầu tư.
Có hai giai đoạn của hoạt động M&A ở Việt Nam được ghi nhận:

13


 Giai đoạn thứ nhất 1991-1998:
Trong giai đoạn này ghi nhận 9.763 triệu USD. Giao dịch các thương vụ
M&A phát triển mạnh mẽ những năm 1993-1995, có đỉnh là năm 1994, với
2.894 triệu USD giá trị giao dịch, và dần đi xuống những năm 1996-1997. Chỉ
có 2% giá trị giao dịch M&A tại Việt Nam trong thời kì này có việc đối tác
nước ngoài mua lại trên 50% sở hữu cơng ty đích tại Việt Nam.
 Giai đoạn thứ hai 2003-2009:
Theo con số được công bố bởi PWC (2010). con số giao dịch M&A ở
Việt Nam trong giai đoạn 7 năm (2003-2009) là 694 giao dịch, với tổng giá trị
giao dịch lên đến 4.486 triệu. Có thể thấy các giao dịch M&A tăng lên theo
thời gian, đặc biệt là sự bùng nổ của số lượng các giao dịch dịch vụ năm 2006.
tiếp đến năm 2007. Tăng trưởng trong năm 2007 so với năm 2006 là 184 % về
mặt số lượng và 475% về mặt giá trị giao dịch. Số lượng giá trị giao dịch trực
tiếp tiếp tục tăng trong năm 2008 là 55% (so với 2007). Tuy nhiên giá trị giao
dịch lại giảm 35% so với năm 2007.
c, Một số thương vụ M&A nổi bật ở Việt Nam trong thời gian gần đây
 Thương vụ ThaiBev - Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải
khát Sài Gòn (SABECO):
Thương vụ ThaiBev mua 53,59% cổ phần Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu - Nước giải khát Sài gòn (SABECO) với giá trị 4,8 tỷ USD là thương vụ

M&A lớn nhất năm 2017 cũng như trong lịch sử M&A tại Việt Nam tính đến
thời điểm đó. 97% doanh thu của Thaibev đến từ thị trường nội địa. Việc mua
cổ phần Sabeco giúp hãng lớn mạnh hơn ở Đông Nam Á,.ThaiBev tìm kiếm

14


cơ hội ở nước ngoài và hướng tới mục tiêu đạt được hơn 50% doanh thu đến
từ khu vực nước ngoài vào năm 2020.
 Thương vụ Vinfast - General Motors (GM):

Ngày 28/6, VinFast và General Motors (GM) đã ký kết một thoả thuận
hợp tác chiến lược quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của cả hai thương
hiệu ô tô Chevrolet của GM và VinFast tại thị trường Việt Nam. VinFast sẽ
tiếp nhận hệ thống đại lý uỷ quyền hiện tại của thương hiệu Chevrolet và trở
thành nhà phân phối độc quyền các sản phẩm và dịch vụ mang thương hiệu
Chevrolet tại thị trường Việt Nam. Một trọng tâm khác của thỏa thuận này đó
là việc VinFast nhận chuyển nhượng, tiếp quản toàn bộ nhà máy GM tại Hà
Nội và triển khai những hoạt động đầu tư tăng năng lực để sản xuất dịng xe ơ
tơ cỡ nhỏ hồn tồn mới được VinFast mua bản quyền từ GM.


Thương vụ GIC – Vinhomes:

Cuối tháng 4/2018, Vinhomes và một công ty thành viên khác của Tập
đoàn đã ký thỏa thuận với quỹ đầu tư GIC Private Limited của Chính phủ
Singapore. GIC đầu tư tổng cộng 1,3 tỷ USU dưới 2 hình thức là đầu tư mua
cổ phần của Vinhomes và cung cấp một công cụ nợ cho Vinhomes để thực
hiện các dự án



Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFG – Vietinbank:

Tháng 12/2012, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt
Nam công bố thông tin thu về 743 triệu USD (20%) từ việc bán cổ phần cho
nhà đầu tư chiến lược là ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ
(“BTMU”). Giao dịch này là giao dịch mua bán sáp nhập lớn nhất từ trước
đến nay trong ngành ngân hàng Việt Nam, đánh dấu một mốc quan trọng đối
với VietinBank kể từ sau khi thực hiện cổ phần hóa vào năm 2008, củng cố
15


tiềm lực tài chính, đảm bảo nguồn vốn dài hạn phục vụ các kế hoạch phát triển
và nâng cao hình ảnh của ngân hàng với hỗ trợ từ kinh nghiệm kinh doanh
toàn cầu của BTMU.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong thời kỳ hội nhập WTO, M&A là một trong những phương hướng
giúp các doanh nghiệp tận dụng được những tiềm lực của bản thân doanh
nghiệp và các đối tác trong và ngoài nước. Hơn thế nữa, những ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vẫn cịn tổn tại làm cho các doanh nghiệp
đang phải tìm một con đường để phát triển ổn định. Sự liên kết giữa các doanh
nghiệp là một điều cần thiết và đã được thế hiện rất rõ trong các hoạt động
M&A.
Qua việc quan sát các thương vụ M&A trên thế giới, các công ty Việt
Nam cũng đang trong q trình tìm cách đi theo con đường đó nhằm thu hút
nguồn vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lí, quản trị cơng ty. Em
xin đưa ra một số đề xuất về M&A đề giảm thiểu rủi ro trong tiền hành M&A
như sau:
Về cơ cấu quản trị, cần phải hoàn thiện cơ cấu này phù hợp với tính
chất, đặc điểm của ngành kinh doanh, mục tiêu chiến lược của cơng ty, Bên

cạnh đó, cần sử dụng thành viên Hội đồng Quản trị độc lập để kiềm chế quyền
lực của ban giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông và làm cho
Hội đồng quản trị có hiệu lực hơn. Các nhà quản trị nên đưa ra một số cơ chế
điều tiết chủ yếu dựa vào những báo cáo minh bạch thông tin. Sự minh bạch
trong báo cáo của các công ty sẽ tạo lịng tin từ phía đối tác tham gia M&A,
các đối tượng hữu quan, giúp các công ty duy tri phát triển bền vững.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phạm Văn Sinh, GS, TS. Phạm Quang Phan và các tác giả khác,
Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, 2010
2. V.I. Lênin tồn tập, tập 3, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2006
3. Nhiều tác giả, Cẩm nang mua bán và sát nhập nhập Doanh nghiệp
tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính, 2009
4. Hồng Sơn, 2018, Các thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu 20172018 và thập kỷ 2009-2018, Báo Đầu tư, 145, 9-10
5. Nguyễn Mai Phương, 2014, Tiểu luận Vận dụng lý luận tích lũy tư
bản vào thực tiễn Việt Nam, được lấy về từ: ngày
truy cập: 23/12/2019
6. Thanh Ngà (tổng hợp), 2014, Những thương vụ M&A nổi tiếng thế
giới, được lấy về từ: ngày truy cập: 23/12/2019

17


18




×