Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tình hình đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trong những năm qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.16 KB, 20 trang )

1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng việt
ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài.
WTO World Trade Organization Tổ chứ Thương mại thế giới
3
DANH MỤC BẢNG, BIỂUVÀ HÌNH VẼ
1. Biều đồ 2.1: Tình hình FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo vốn đăng ký và
số dự án (lũy kế 31/12/2013). (Trang 10)
2. Biểu đồ 2.2: Tình hình vốn FDI đăng ký của Nhật Bản vào Việt Nam theo
ngành tính đến hết ngày 31/12/2013. (Trang 11)
3. Bảng 2.3: Hình thức đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam năm 2013. (Trang 13)
4. Bảng 2.4: Danh sách 10 tỉnh, thành phố đứng đầu về thu hút FDI
của Nhật Bản (31/12/2013). (Trang 14,15).
4
MỞ ĐẦU
Nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản và Việt Nam là
hai quốc gia tuy có nhiều điểm khác nhau về lịch sử phát triển, quy mô kinh tế,
nguồn tài nguyên thiên nhiên… nhưng sự hợp tác của hai nước lại vô cùng chặt
chẽ và bền vững. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế thế giới đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các quốc gia
trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Trong xu hướng đó, Việt Nam đã và
đang nhận được rất nhiều sự hợp tác, giúp đỡ từ phía Nhật Bản đặc biệt trong
lĩnh vực vốn đầu tư trực tiếp (FDI). Để thấy rõ được tình hình đầu tư đó của


Nhật Bản vào Việt Nam chúng em đã lựa chọn đề tài: “Tình hình đầu tư của
Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013”. Từ đó đưa ra những nhận xét,
kiến nghị để Việt Nam có những giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại
trong việc phân bổ, sử dụng nguồn đầu tư để đạt kết quả cao đồng thời cũng có
phương hướng để thu hút thêm nguồn đầu tư từ các cường quốc kinh tế như Nhật
Bản giúp cho nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, kinh tế Việt Nam đã và đang có
những bước chuyển biến tích cực, từng bước tham hội nhập và toàn diện vào nền
kinh tế thế giới, đặc biệt sau sự kiện gia nhập WTO. Hiện tại, Việt Nam đã và
đang có mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với nhiều nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới; trong số các đối tác này, Nhật Bản nổi lên là một quốc gia có vị
trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Xét riêng về khía
cạnh quan hệ đầu tư, từ khi Việt Nam mở của nền kinh tế, Nhật Bản là một trong
các quốc gia đầu tiên đầu tư vào Việt Nam và FDI của Nhật Bản luôn được đánh
giá cao về chất lượng và tính ổn định. Nguồn vốn FDI từ Nhật Bản tuy ở một thứ
hạng cao trong danh sách các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam nhưng vẫn chưa
5
tương xứng với tiềm năng, nhu cầu và kỳ vọng của các bên. Vì thế nhóm chúng
em chọn đề tài trên để thấy được những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại
trong việc sử dụng cũng như thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập WTO từ đó đề xuất các phương án khắc phục hạn chế còn tồn tại và
đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút dòng vốn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản vào
Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là dòng vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam từ
năm 2008 đến năm 2013.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong bài viết có sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa
học như quy nạp, diễn dịch và định tính có kết hợp với nghiên cứu một số trường
hợp điển hình.
Nguồn thông tin và số liệu trong bài viết được thu thập các công trình
nghiên cứu các báo cáo, thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Công Thương,
Tổng cục Thống kê, UNCTAD
5. Cấu trúc bài luận.
Bài luận gồm có 4 chương:
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về FDI.
Chương II: Tình hình đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2008 -
2013.
Chương III: Tác động của vốn đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam.
Chương IV: Định hướng thu hút FDI của Nhật Bản trong giai đoạn tới.
6
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ FDI
1.1. Các khái niệm về FDI.
Trên thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), tuy nhiên có thể xem xét một số khái niệm về FDI đó là:
- Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra khái niệm về FDI vào năm 1997,
được chấp nhận khá rộng rãi: “FDI là nguồn vốn được thực hiện nhằm thu về
những lợi ích lâu dài cho DN hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế
thuộc đất nước của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được quyền
quản lý doanh nghiệp đó”.
- Một khái niệm khác: “FDI là hình thức đầu tư trong đó người chủ đầu tư
có quyền kiểm soát đối với hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lợi ích của
mình ở một hãng nước ngoài. FDI do vậy bao gồm quyền sở hữu và kiểm soát
hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài”
1
1.2. Đặc điểm của FDI.

Từ những khái niệm khác nhai về FDI ở trên, có thể khẳng định FDI có
những đặc điểm sau:
- FDI là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài tự mình
hoặc cùng với các tổ chức kinh tế của nước sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất
định, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi nhuận trong kinh doanh, đồng thời
chịu trách nhiệm về vốn cũng như kết quả kinh doanh của mình tại nước tiếp
nhận đầu tư.
- FDI thường được thực hiện thông qua nhiều hình thức tùy thuộc vào pháp luật
Đầu tư của nước sở tại và điều kiệm cụ thể của từng lĩnh vực.
1 Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2008), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nxb Đại học
kinh tế quốc dân, HN.
7
- Hoạt động FDI vì mục đích lợi nhuận tìm kiếm được ở nước tiếp nhận đầu tư
nên vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cao
cho chủ đầu tư.
- Chủ đầu tư thực hiện đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư nên phải tuân thủ theo
các quy định do pháp luật nước sở tại đề ra.
- FDI là do các nhà đầu tư quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động kinh doanh của mình nên hình thức này thường mang lại tính khả thi và
hiệu quả kinh tế cao.
- Tỷ lệ góp vốn đầu tư sẽ quyết định phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa các
chủ đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài của từng nước.
- Một nước có thể đồng thời là nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
1.3. Tác động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư.
a. Tác động tích cực.
- FDI có những tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của nước nhận
đầu tư thông qua tác động đến việc tạo việc làm mới, nâng cao chất lượng và
năng suất lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát
triển bền vững và đáp ứng được sự mất cân đối trong điều tiết nguồn nhân lực

cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo điều tiết của thị trường, giúp nền
kinh tế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nâng cao vị thế cho nước tiếp nhận
đầu tư.
- Bổ sung vào nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Cùng với FDI là quá trình chuyển giao khoa học, công nghệ. Do vậy,
FDI tạo cơ hội cho nước tiếp nhận đầu tư tiếp thu khoa học kỹ thuật và công
nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh doanh tiên tiến của bên đối tác nước
ngoài.
8
- Góp phần tăng năng suất và thu nhập của người lao động, nâng cao chất
lượng cuộc sống đồng thời cũng cải tạo môi trường cảnh quan xã hội cho nền
kinh tế nước tiếp nhận đầu tư. Khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước,
tiếp cận với thị trường nước ngoài.
b. Tác động tiêu cực.
- Việc chủ động trong bố trí cơ cấu đầu tư bị hạn chế do lĩnh vực và địa
bàn đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài.
- FDI thường kéo theo các vấn đề về văn hóa, phong tục tập quán trong đó
nước tiếp nhận đầu tư dễ bị ảnh hưởng.
- Nếu không có quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học, có thể dẫn đến đầu
tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên bị khai thác bừa bãi và ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
- Nếu không kiểm soát chặt chẽ, nghiêm túc thì nước nhận đầu tư có thể
trở thành “bãi rác công nghiệp” do tiếp nhận công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả.
- Nếu không tiến hành thẩm định được trình đọ của đối tác nước ngoài sẽ
dẫn không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn FDI.
- Số lượng các doanh nghiệp trong nước có thể bị giảm sút do không đủ
sức cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán
của nước tiếp nhận FDI.
- Dễ chịu rủi ro, thua thiệt do vấn đề chuyển giá, ảnh hưởng lớn đến uy tín
và vị thế của quốc gia.

9
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2008 - 2013
2.1. Vốn đăng ký dự án
Từ trước đến nay, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác đầu tư quan
trọng nhất đối với Việt Nam với số dự án, số vốn đăng ký và vốn thực hiện luôn
đạt mức cao. Hiện nay, Nhật Bản đang là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, quan hệ FDI giữa hai nước lại càng phát triển,
thể hiện là FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Tính đến
31/12/2013, Nhật Bản có 2166 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam
với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 35 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn FDI vào Việt
Nam, đứng thứ 1/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Biều đồ 2.1: Tình hình FDI của Nhật Bản vào Việt Nam theo vốn đăng ký và
số dự án (lũy kế 31/12/2013)
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.2. Về ngành, lĩnh vực đầu tư.
Vốn đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp
với 1242 dự án có tổng vốn đầu tư là 30.4 tỷ USD (chiếm 57.34% số dự án và
87.52% tổng vốn đăng ký của Nhật và chiếm 20% tổng vốn FDI vào ngành công
nghiệp của Việt Nam); lĩnh vực dịch vụ có 892 dự án với tổng vốn đầu tư là 4.2
tỷ USD (chiếm 41.18% số dự án và 12.09% tổng vốn đầu tư); còn lại là các dự
án trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với 32 dự án, tổng vốn đầu tư là 136.2
triệu USD (chiếm 1.48% số dự án và 0.39% vốn đầu tư). Một lần nữa lại thấy
ngành công nghiệp là ưu tiên đầu tư số một của Nhật Bản vào Việt Nam. Từ
10
những số liệu trên cho thấy cơ cấu FDI theo ngành của Nhật Bản có sự tập trung
hoá cao vào lĩnh vực công nghiệp - cũng là lĩnh vực mà Nhật Bản có lợi thế.
Biểu đồ 2.2: Tình hình vốn FDI đăng ký của Nhật Bản vào Việt Nam theo
ngành tính đến hết ngày 31/12/2013

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Xét về phân ngành, công nghiệp chế biến chế tạo là ngành có vốn đăng ký
lớn nhất. Ngành công nghiệp nặng thực sự là nơi tập trung chủ yếu FDI của Nhật
Bản vào Việt Nam với rất nhiều doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị công
nghiệp, lắp ráp ô tô, xe máy, hoá chất, điện, điện tử… thuộc các tập đoàn kinh tế
lớn, nổi tiếng của Nhật Bản và trên thế giới.
2.3. Về hình thức đầu tư.
Hiện nay, các dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn chủ yếu theo
hình thức 100% vốn nước ngoài với 1774 dự án. Tổng số vốn đầu tư là 18.813.8
triệu USD (chiếm 82% tổng số dự án và 54.1% tổng số vốn đầu tư đăng ký). Đầu
tư theo hình thức liên doanh cũng chiếm lượng vốn tương đối lớn với 355 dự án
và 14.755.5 triệu USD (16% tổng số dự án và 42.5% tổng số vốn đăng ký).
Điển hình vào ngày 20/3/2013, công ty Panasonic Appliances Việt Nam khai
trương nhà máy sản xuất máy giặt mới tại khu công nghiệp Thăng Long II, tỉnh Hưng
Yên với vốn đầu tư là 32 triệu USD. Trong đó 100% vốn đầu tư từ tập đoàn
Panasonic Nhật Bản.
Bảng 2.3: Hình thức đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam năm 2013
ST
T
Hình thức đầu tư
Số dự
án
Tổng vốn Đầu tư đăng ký
(USD)
Vốn điều lệ
(USD)
11
1
100% vốn nước
ngoài

1774 18.813.811.562 6.443.038.758
2 Liên doanh 355 14.775.531.465 4.403.859.333
3 Công ty cổ phần 20 1.063.476.971 309.237.134
4
Hợp đồng hợp
tác KD
17 112.010.356 111.810.356
Tổng 2.166 34.764.830.354 11.267.945.581
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.4. Về địa bàn đầu tư.
Các dự án đầu tư của Nhật Bản có mặt tại 49 tỉnh, thành phố của Việt Nam
nhưng tập trung tại 6 địa phương chính là các thành phố lớn và khu công nghiệp
lớn, bao gồm: Thanh Hóa, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương và Hải Phòng. Sáu địa phương này có 1649 dự án với tổng vốn đầu tư
đăng ký là 26.5 tỷ USD, chiếm 76.1% về số dự án và 76.2% vốn đầu tư đăng ký
của Nhật Bản vào Việt Nam.
Xét về ngành, lĩnh vực, các dự án đầu tư của Nhật Bản vào ngành công
nghiệp nặng có mặt ở hầu hết các tỉnh thành và tập trung ở các khu công nghiệp
như: Hải Phòng, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Dương…Trong khi ngành thuộc lĩnh
vực dịch vụ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh.
Bảng 2.4: Danh sách 10 tỉnh, thành phố đứng đầu về thu hút FDI
của Nhật Bản (31/12/2013)
ST
T
Tỉnh,
thành phố
Số dự
án
Vốn đăng ký

(USD)
Vốn điều lệ
(USD)
Ngành
12
1
Thanh
Hóa
8 9664347000 2600694300 CN nhẹ, dầu khí
2
Bình
Dương
207 3903710946 1279154421
CN nặng, CN nhẹ, Nông -
lâm nghiệp
3 Hà Nội 530 3855818574 1272859126
CN nặng, Dịch vụ, XD VP
– CH,
GTVT - Bưu điện
4
TP. Hồ
Chí Minh
645 3378340438 1274027195
Dịch vụ, KS – DL, XD VP
– CH, VH – GD - YT
5 Hải Phòng 104 3168240785 1365556518 CN nặng, VH – GD - YT
6 Đồng Nai 155 2538210131 1008860107 CN nặng, CN nhẹ
7 Nghệ An 5 1318511626 13627.737 CN nặng, Dịch vụ
8 Hưng Yên 71 1237455408 445460650 CN nặng
9

Hải
Dương
56 963127317 326825523 CN nặng
10 Vĩnh Phúc 20 857667766 170185079 CN nặng
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
13
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ FDI CỦA NHẬT BẢN
VÀO VIỆT NAM.
3.1. Tác động tích cực.
Thứ nhất, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Việt Nam. Lượng vốn FDI
của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Thông qua
đó đã bổ sung một lượng vốn rất lớn giúp các ngành này tại Việt Nam phát triển,
tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu vùng, ngành và hình thành cơ cấu
kinh tế mới theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
Thứ hai, lượng vốn đầu tư của các dự án FDI của Nhật Bản đã góp phần
đáng kể tạo ra việc làm mới, qua đó góp phần nâng cao đời sống người dân. Cho
đến nay, các dự án FDI của Nhật Bản đã tạo hàng chục nghìn việc làm, góp phần
nâng cao tay nghề lao động, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, kỹ năng công
nghệ. Một ví dụ cụ thể: Chỉ riêng công ty Honda đã tạo ra hơn 5000 việc làm và
ba nhà máy của Cannon cũng tạo hơn 16000 việc làm ổn định cho người lao
động.
Thứ ba, đa số hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản, tốc độ
tăng trưởng và doanh thu tăng năm sau hơn năm trước. Các doanh nghiệp FDI đã
đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp có
kim ngạch xuất khẩu lớn có thể kể tên như công ty TNHH Sumimoto Electric
Interconnect Việt Nam, công ty TNHH Canon, công ty TNHH CN Brother
VIệtnam, công ty ôtô Toyota, công ty TNHH Zamil steel Việt Nam. Công ty
Canon luôn nằm trong top doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu tại Việt Nam, đóng
góp 2% vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
3.2. Tác động tiêu cực.

Thứ nhất, sự mất cân đối đầu tư vào các tỉnh tại Việt Nam. Tại miền Bắc
các dự án chỉ tập chung chủ yếu vào Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,
14
Hải Dương, các tỉnh này chiếm hơn 96,52% tổng số vốn đầu tư và dự án vào
miền Bắc. Hiện nay vốn FDI Nhật Bản đang đổ dồn về ĐBSCL với nhiều dự án
xây dựng rất lớn. Trong khi một số tỉnh có điều kiện rất thuận lợi về cơ sở hạ
tầng, chính sách đầu tư nhưng lại không nằm trong sự lựa chọn hàng đầu của các
nhà đầu tư Nhật Bản.
Thứ hai, xét về lĩnh vực đầu tư, dòng vốn FDI Nhật Bản phân phối không
đồng đều, chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong khi
một số lĩnh vực mà Nhật Bản có thế mạnh thì Nhật Bản chưa đầu tư nhiều vào
Việt Nam như lĩnh vực tài chính, bảo hiểm; lĩnh vực kinh doanh bất động sản;
lĩnh vực phân phối bán lẻ. Lượng vốn đầu tư của Nhật Bản vào nhiều lĩnh vực
còn chưa tương xứng với tiềm lực của Nhật Bản.
Thứ ba, bên cạnh nhiều kết quả tích cực, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản làm
ăn kém hiệu quả, dẫn tới bị giải thể, thu hồi giấy phép đầu tư trước thời hạn,
nhiều doanh nghiệp “hớt váng” rồi bỏ trốn khỏi Việt Nam. Theo kết quả điều tra
của JETRO năm 2010 có tới 20,8% doanh nghiệp FDI Nhật Bản thua lỗ. Thực
trạng này ít nhiều làm ảnh hưởng tới tâm lý các nhà đầu tư khác, đòi hỏi Việt
Nam phải xây dựng và hoàn thiện luật đầu tư cho phù hợp hơn nữa.
15
CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN VÀO
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.
Từ những phân tích trên, có thể thấy Nhật Bản là quốc gia có vốn FDI
thực hiện và cung cấp nguồn ODA lớn nhất đầu tư vào nước ta trong suốt thời
gian qua. Bên cạnh những tác động tích cực mà FDI của Nhật Bản mang lại cho
nước ta trong thời gian qua cũng còn không ít tác động tiêu cực ảnh hưởng tới
việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI từ Nhật Bản một cách hiệu quả và phù
hợp với nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang
bắt đầu quá trình chuyển hướng chính sách để thu hút FDI vào đúng lĩnh vực

nước ta cần và muốn, nhằm tối ưu hóa lợi ích của quốc gia cũng như của các nhà
đầu tư nói chung và của Nhật Bản nói riêng. Để thực hiện được điều đó, Việt
Nam cần có những định hướng thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam một
cách cụ thể, linh hoạt và tập trung vào những ngành, nghề nhất định và có sự
chọn lọc. Dưới đây là một số định hướng thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam
trong thời gian tới:
4.1. Khuyến kích mạnh mẽ việc thu hút FDI của Nhật Bản vào các ngành
công nghiệp cụ thể mà Việt Nam đang cần.
Cần có những ưu đãi, hỗ trợ nhằm thu hút FDI của Nhật Bản vào các
ngành sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến với công nghệ cao để
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Các dự án công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội và chủ yếu tập trung vào các ngành mà Việt Nam có lợi thế
cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
16
4.2. Tiếp tục thu hút FDI của Nhật Bản vào các vùng, địa bàn có nhiều lợi
thế phát huy vai trò, lợi thế của các vùng đó, tạo điều kiện liên kết phát
triển với các vùng khác.
Khuyến khích và dành các ưu đãi tối đa cho doanh nghiệp FDI, công ty
xuyên quốc gia, đa quốc gia từ Nhật Bản vào những vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn thông qua các hình thức: Miễn thuế sử dụng đất và thuê đất;
giảm thuế cho các Doanh nghiệp FDI ở vùng đó hoặc thực hiện đơn giản hóa các
thủ tục hành chính để các Doanh nghiệp FDI có thể dễ dàng đầu tư vào vùng đó.
Tập trung thu hút FDI vào các khu công nghiệp tập trung đã hình thành theo quy
hoạch được phê duyệt.
4.3. Tận dụng hiệu quả nguồn vốn FDI của Nhật Bản.
Trong thời gian tới, Việt Nam cần thu hút nguồn FDI Nhật Bản trong
những ngành công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động, chuyển giao được những
công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải nâng cao chất lượng tay

nghề của người lao động cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lao động
Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn cho FDI của Nhật Bản vào
Việt Nam - với lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp và chất lượng
cao.
17
KẾT LUẬN
Thực tế cho thấy, thời gian qua FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đã góp
phần đáng kể trong công việc cải tạo cơ cấu hạ tầng, tạo công ăn việc làm cho
người lao động Việt Nam và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Là một nước thành viên của ASEAN, Việt Nam cần tranh thủ những chính
sách tăng cường quan hệ với các nước ASEAN và Nhật Bản để thu hút vốn từ
các cường quốc kinh tế này, phục vụ yêu cầu phát triển nền kinh tế trong thời kì
đổi mới và nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực, đồng
thời học tập và rút ra các bài học kinh nghiệm của các nước láng giềng trong quá
trình phát triển kinh tế thị trường và quá trình thu hút và sử dụng vốn đầu tư.
Có thể nói quan hệ với Nhật Bản là cần thiết cho sự nghiệp phát triển kinh
tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Do đó, có thể thu hút nhiều
hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp, Việt Nam cần phát huy tối đa chính sách kết hợp
sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và sản xuất hướng vào hàng xuất khẩu hiện
nay góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ KTQT của Việt
Nam.
18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh Đức (2014), “FDI Nhật Bản vào Việt Nam còn dưới tiềm năng”, Tạp chí
Kinh tế và dự báo, />ban-vao-viet-nam-con-duoi-tiem-nang-2807.html
2. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (2013), “Kỷ yếu 25 năm đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam”.
3. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2008), Giáo trình Kinh tế quốc tế,
Nxb Đại học kinh tế quốc dân, HN
4. Huyền Thư, “Việt Nam đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản”,

/>dau-tu-tu-nhat-ban-3020619.html
5. Nguyễn Quỳnh/VOV online (2014), “Nhật Bản là quốc gia đầu tư lớn nhất
vào Việt Nam”, />dau-tu-lon-nhat-vao-viet-nam-321267.vov
6. Sĩ Sơn (2014), “Nguồn vốn FDI Nhật Bản đang đổ mạnh vào Việt Nam”,
/>viet-nam.html
7. Theo Thu Hà (TTXVN) (2014), “Cơ hội để dòng vốn đầu tư Nhật “đổ” vào
Việt Nam”, />von-dau-tu-nhat-do-vao-viet-nam

×