Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - Chương 6 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.29 KB, 7 trang )

Chương 6
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP
CHẨN ĐOÁN PHÒNG TRỊ CHO CÁ NUÔI
I. BỆNH XUẤT HUYẾT (BỆNH ĐỐM ĐỎ)
1. Điều kiện xuất hiện bệnh và tác nhân gây bệnh
Bệnh thường xuất hiện trên tất cả loài cá nuôi bè (Tra, Trê, He, Mè vinh, Mè trắng,
Trôi, Lóc bông, Basa, Bống tượng, Tai tượng); ở cả giai đoạn cá giống và cá thịt. Ở nước
ta bệnh thường xuất hiện lúc giao mùa (11, 12 dương lịch) hoặc mùa khô (2, 3 dương lịch).
Đặc biệt, trong trường hợp cá bị sốc (do môi trường hoặc vận chuyển) và trong nước có
hàm lượng hữu cơ cao
Bệnh gây do một số loại vi khuẩn như: Aeromonas hydrophila và Pseudomonas
sp.
2. Dấu hiệu bệnh lý
Cá bơi lảo đảo trên mặt nước. Trên thân xuất hiện những điểm xuất huyết nhỏ li
ti. Bệnh nặng các gốc vây xuất huyết. Bụng cá trương to, chứa đầy hơi. Trong xoang bụng
chứa dịch màu hồng hơi vàng, thành ruột xuất huyết. Cá ít ăn hoặc bỏ ăn. Ở cá trê bị
nhiễm bệnh này, 2 hạch mang (gốc vi ngực) bị xưng to.
3. Cách phòng trị
Trường hợp ao cá thịt bị nhiễm bệnh này cần phải tiến hành xử lý như sau
+ Thay phân nửa nước ao 2 ngày 1 lần, bón thêm vôi với liều lượng 4- 6 kg/100
m
3
nước
+ Trộn thuốc vào thức ăn (nếu cá vẫn còn sử dụng thức ăn) với liều lượng
+ Oxytetracyline: 2 g
+ Vitamin C : 3 g cho 100 kg thức ăn
+ Enrofloxacine : 2 g/100 kg thức ăn
+ Cho cá ăn liên tục 5 - 7 ngày. Có trộn lá gòn làm chất kết dính. Lượng thức ăn
trộn thuốc nên giảm đi phân nửa so với mức bình thường.
Trường hợp cá giống bị bệnh xuất huyết, trị bằng thuốc kháng sinh chỉ có kết quả
khi cá chốm bệnh. Khi cá đã bị bệnh trầm trọng, việc điều trị thường sẽ không mang lại


kết quả. Do đó, nguyên tắc là phải theo dõi cẩn thận các hoạt động của cá là rất cần thiết
và nếu cá có biểu hiện nhiễm bệnh thì cần điều trị chúng ngay.
188
Dùng oxytetracycline ngâm cá, với liều lượng 10 - 20 g thuốc trên một m
3
nước bể.
Trước khi trị, thức ăn dư thừa và cá chết cần vệ sinh sạch. Cứ mỗi 24 giờ lượng nước
thuốc củ được hút ra phân nửa và sau đó thay lượng thuốc mới vào. Trị liên tục 5 - 7 ngày,
lượng thức ăn giãm đi phân nửa trong vài ngày đầu và sau đó tăng dần.
Biện pháp phòng bệnh này là tránh gây sốc cá như tránh đánh bắt làm xây xát cá.
Cá giống mua về (cá Bống tượng ...) cần kiểm tra kỹ để loại bỏ những con cá nhiễm bệnh
hoặc bị xây xát nhiều; tốt nhất nên tắm nước muối 0.5 % trong 15 phút trước khi thả nuôi.
Đối với bè nuôi cá, định kỳ chà rửa, dọn sạch cỏ rác xung quanh bè nuôi.
II. BỆNH TRẮNG DA (BỆNH MẤT NHỚT)
1. Điều kiện xuất hiện bệnh và tác nhân gây bệnh
Bệnh trương da thường xuất hiện trên nhiều loài cá nuôi nước ngọt: Mè vinh, Mè
trắng, Trôi, cá Basa, cá Tra, Trê lai, Bống tượng... ở cả giai đoạn hương, giống và cá thịt.
Bệnh dễ xuất hiện khi cá bị xây xát hoặc bị sốc do đánh bắt, vận chuyển, sang cá
hoặc do môi trường (nhiệt độ nước). Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Pseudomonas
dermoalba
2. Dấu hiệu bệnh lý
Khắp da cá có 1 lớp nhớt dày bao phủ. Cá tách đàn, bơi lội yếu ớt hoặc “treo râu”
ở cá trê. Cá kém ăn hoặc bỏ ăn. Trên thân từng vùng bị trương. Bệnh nặng xuất hiện các
vết loét ăn sâu vào cơ. Trên vết loét có nấm ký sinh nên dễ nhiễm với bệnh do mấm thủy
my. Vây cá bị rách xơ xác hoặc đứt cụt. Bệnh nặng cá chết chìm dưới đáy.
3. Cách phòng trị
Dùng Formol 25ml cho 1 m
3
nước, ngâm cá để diệt nấm và một số ngoại ký sinh
khác, sau mỗi 24 giờ thay phân nữa nước bể bằng dung dịch formol mới. Kết hợp trộn

oxytetracyclin vào thức ăn cho cá ăn với liều lượng 5 g thuốc/100 kg, cho cá ăn liên tục từ
5 - 7 ngày
III. BỆNH NẤM THỦY MI
1. Điều kiện xuất hiện bệnh và tác nhân gây bệnh
Bệnh nấm thủy mi gây tác hại lớn đối với nhiều loài cá nuôi ở giai đoạn cá con, cá
thịt và trứng. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ thấp (18 - 20
O
C). Đặc biệt, khi cá bị xây xát (do đánh bắt hoặc vận chuyển) hoặc do viêm nhiễm ngoài
da (do bệnh ghẻ hoặc ký sinh trùng ký sinh). Nguyên nhân gây bệnh là do 2 giống nấm
Saprolegnia và Achlya.
2. Dấu hiệu bệnh lý
189
Khi cá bị nấm thủy mi ký sinh, trên da cá xuất hiện vùng trắng xám tua tủa những
sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường
(để cá bệnh trong nước dễ quan sát hơn)
3. Cách phòng trị
Dùng xanh malachite (có bán ở các cửa hàng hóa chất, hiệu thuốc thú ý), liều
lựơng 1 - 2 g/ m
3
cho cá trong thời gian 30 phút hoặc liều lượng 0,01 - 0,2 g/ m
3
cá trong
24 giờ. Cá bệnh được tắm liên tục trong 3 - 5 ngày.
Hoặc dùng muối liều lượng là 2 - 3 kg / m
3
lít nước tắm cá trong 24 giờ, tắm cá
liên tục trong 3 - 5 ngày.

Để phòng bệnh do nấm thủy mi, ao ương nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ
nuôi. Khi cá bị xây xát cần phải tắm muối trước khi thả nuôi.


IV. BỆNH ĐỐM TRẮNG
1. Điều kiện xuất hiện bệnh và tác nhân gây bệnh
Nguyên nhân bệnh này là do trùng quả dưa Ichthyopthirius multifiliis thuộc ngành
nguyên sinh động vật (Protozoa). Có 2 giai đoạn trong chu kỳ sống của trùng quả dưa, đầu
tiên là giai đoạn trưởng thành, kế đến là giai đoạn ấu trùng. Trong giai đoạn trưởng thành
trùng quả dưa được nhìn thấy dưới da hốc mang cá, có thể nhìn thấy như những đốm trắng
bằng mắt thường. Trị bằng hóa chất giai đoạn này không thành công vì trùng quả dưa nằm
dưới da cá.
Khi trùng quả dưa trưởng thành, chúng sẽ tách ra khỏi da cá và sinh sản bằng cách
phân chia tế bào bên trong vách dầy của tế bào. Khi chúng trưởng thành tế bào sẽ bị vở và
những ấu trùng sẽ thoát vào môi trường nuôi. Ấu trùng sẽ lội trong nước và phải tấn công
vào da hoặc mang của ký chủ (cá) trong vòng 24 giờ. Sự tấn công của ấu trùng Ich. đôi khi
phá vở mô của cá và chính vì điều này làm cho cá bột trở nên yếu đi và chết đột ngột. Đối
với cá bột nhiễm bệnh sẽ rách và cá thể nhợt nhạt. Nếu việc điều trị không thích hơp và
kịp thời thì cả đàn cá bột trong ao ương sẽ chết trong 2 - 3 ngày.
2. Dấu hiệu bệnh lý
Trong giai đoạn phát bệnh sẽ xuất hiện những đốm màu trắng bằng đầu kim hoặc
nhỏ hiện trên thân cá. Trong những giai đoạn tiếp theo sẽ xuất hiện các đốm trắng trên da
cá và vây cá bị tua ra. Cá bột bơi lội chậm chạp và tỉ lệ chết cao, tất cả cá bột trong ao
ương có thể chết toàn bộ trong 2 - 3 ngày.
3. Cách phòng trị
Để trị bệnh này có kết qủa tốt cần phải điều trị thành nhiều đợt nối tiếp nhau. Nhìn
chung có thể dùng 25mg hoặc 25ml Formaline cho 1m
3
nước ao, làm 3 lần cách nhau 3
190
ngày 1 lần thì sẽ có hiệu quả. Sau mỗi lần điều trị nước trong ao sẽ không được thay trong
suốt 40 giờ, do đó trong thời gian trị liệu số lượng Moina (trứng nước) hoặc những thức ăn
khác của cá bột sẽ phải giảm để ngăn sự ô nhiễm nước. Lịch điều trị như sau:

+ Ngày 1: Tắm Formaline cho cá lần 1
+ Ngày 3: Thay khoảng 75 % nước trong ao và tắm Formaline lần 2.
+ Ngày 6: Thay 20 – 25 % lượng nước và tắm Formaline lần 3 và giữ nguyên
trong hơn 2 ngày.
+ Ngày 8: Sau 8 ngày cá bột sẽ khoẻ mạnh và không cần tiếp tục điều trị nửa.
Cần lưu ý rằng bệnh đốm trắng có thể lây lan rất nhanh sang các ao khác. Vì thế
các ao lân cận ao nhiễm bệnh cũng phải được điều trị liều lượng 25 ppm formaline cùng
lúc với ao bệnh. Đồng thời những ống dẫn nước, lưới kéo và những dụng cụ (xách và chứa
nước) cũng cần phải tẩy trùng bằng cách ngâm vào dung dịch 200 ppm formaline
(20ml/100l nước) trong ít nhất là 1 giờ, sau đó xả nước lại.
V. BỆNH SÁN LÁ ĐƠN CHỦ
1. Điều kiện xuất hiện bệnh và tác nhân gây bệnh
Sán lá đơn chủ thường ký sinh trên nhiều loài cá nuôi bè như: cá He, Mè vinh,
Basa, Tra, Trê.... xuất hiện cao điểm vào các tháng có thời tiết lạnh (11, 12 dương lịch).
Loài ký sinh này có kích thước từ 0,5 - 1,0mm, có một số loài có thể thấy được bằng mắt
thường. Sán lá đơn chủ có một đĩa bám để bám vào da và mang cá gây xuất huyết và cá sẽ
chết sau đó vài ngày. Cá chết là do vết thương gây nên bởi sán lá đơn chủ hoặc do các vi
khuẩn xâm nhập vào cá qua các vết thương này. Sán lá đơn chủ gây bệnh cá gồm 2 giống:
Dactylogyrus (Sán lá 16 móc) và Gylodactylus (sán lá 18 móc).
2. Dấu hiệu bệnh lý
Cá bột lội chậm lại và đôi khi trên da cá bị phủ bởi một lớp trong giống như lông
tơ có thể quan sát thấy điểm xuất huyết nhỏ trên thân cá, mang cá xưng lên và nhợt nhạt.
Ở cá Basa, vào những tháng 11, 12 cá bị sán lá đơn chủ ký sinh nhiều tháng nổi đầu liên
tục trước mặt khại, còn gọi hiện tượng “rong bè”. Hiện tượng này kéo dài cá suy yếu dễ bị
nhiễm những bệnh khác.
3. Cách phòng trị
Nếu cá nuôi trong các bè có kích thước nhỏ có thể dùng tấm ni-long chắn trước
mặt khại (trên dòng nước), dùng Formol với nồng độ 100 - 150 ppm (hay 100 - 150
ml/1000l hay 1m
3

nước) tắm cho cá trong 15 - 30 phút. Sau lần tắm này, cá được kiểm tra
191
lại, nếu sán lá đơn chủ vẫn còn thì tiếp tục điều trị một lần nữa bằng Formol như trên. Lần
điều trị này sẽ tiêu diệt hết sán lá đơn chủ và cá sẽ hồi phục.
VI. BỆNH TRÙNG BÁNH XE
1. Điều kiện xuất hiện và tác nhân gây bệnh
Thường gây bệnh trên nhiều loài cá nuôi khác nhau: Trê, Tra, Basa, Tai tượng,
Chép, Mè, Trôi, Lóc bông... gây thiệt hại lớn ở giai đoan cá hương, cá giống. Bệnh thường
xảy ra ở các bể, ao ương với mật độ dày và môi trường nuôi dơ bẩn. Ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long Trùng mặt trời hầu như phát triển quanh năm nhưng cao điểm vào mùa nóng.
Ba loài trùng bánh xe thường gây bệnh cho cá là: Trichodina, Tripartiella, Trichodinella.
2. Triệu chứng bệnh
Khi cá nhiễm trùng mặt trời, trên thân cá có lớp nhớt màu hơi trắng đục, da cá sậm
lại, mang cá nhợt nhạt, cá giãm ăn và nổi đầu từng đàn trên mặt nước. Ở cá Trê lai giống
bị nhiễm bệnh này, các vây cá bị rách tia và râu cá bị cong nên còn gọi là bệnh “quéo
râu”.

Đây là bệnh ngoại ký sinh, do đó tùy vào điều kiện thực tế có thể dùng 1 trong
những loại hoá chất sau đây xử lý cá bệnh.
Khi ương cá con dưới ao bị nhiễm bệnh này, tốt nhất nên dùng Sul-phát đồng -
phèn xanh phun khắp ao với liều lượng 0.3 - 0.5 g cho 1 m3 nước ao trị 2 - 3 lần, mỗi lần
cách nhau 1 ngày.
• Chú ý: cần tính chính xác thể tích nước ao để xử lý.
Để trị cá bị trùng mặt trời trên bể xi-măng nên dùng xanh Malachite với nồng độ 1
- 2 g cho 1 m3 nước bể, tắm cho cá trong thời gian 30 phút. Hoặc dùng Formol với liều
lượng 25 ml formol cho 1 m
3
bể. Trị 3 ngày liên tục.
Chú ý: Nên trị bệnh cho cá lúc mát trời và trong thời gian trị bệnh nên giãm lượng
thức ăn đi một nửa.

Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh trùng mặt trời là giử gìn vệ sinh bể ương sạch
sẽ, mật độ ương vừa phải, tránh thức ăn dư thừa ở đáy ao. Trước khi ương nuôi cá phải tẩy
vôi, diệt mầm bệnh.
VII. BỆNH DO GIÁP XÁC KÝ SINH
1. Điều kiện xuất hiện và tác nhân gây bệnh
Một số bọn giáp xác như trùng mỏ neo - Lernaea trùng kim; rận cá Argulus - bọ cá
Hình , bọ rè chuyên sống ký sinh trên da, vây, mang ... ở một số loài cá nuôi có vẩy mềm
như: Bống tượng, chép, mè, tai tượng, lóc bông. Khi ký sinh có gây chết cá hàng loạt ở ao
cá hương, cá giống. Đối với cá lớn, nhóm ký sinh này ngoài việc hút máu cá, tiết nộc độc
192

×