Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt - chương 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 11 trang )

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC & KỸ THUẬT NUÔI CÁC LÒAI CÁ
CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ PHÂN BỐ Ở VÙNG ĐBSCL
KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA TRONG AO ĐẤT
(Pangasius hypophthalmus)
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRA
Hình 1: Hình dáng bên ngoài của cá Tra
• Cá Tra có tên khoa học là Pangasius hypophthalmus trước đây còn có tên là P.
micronemus, là một loài cá nuôi truyền thống trong ao của nông dân các tỉnh ĐBSCL.
Ngoài tự nhiên cá sống ở lưu vực sông Cửu long (Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt
Nam).
• Cá có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxygen
hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ rất cao.
• Cá tra là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau
quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá.
• Cá nuôi trong ao sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn viên,
cám, tấm, rau muống... Thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh.
• Cá tra lớn nhanh khi nuôi trong ao, sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 1 - 1,2 kg/con,
trong những năm sau cá lớn nhanh hơn. Cá nuôi trong ao có thể đạt đến 25 kg ở cá 10
tuổi.
• Cá tra không đẻ trong ao nuôi. Cá tra cũng không có bãi đẻ tự nhiên ở Việt Nam. Cá tra
đẻ ở Cam-pu-chia, cá bột theo dòng nước về Việt Nam.
• Trong tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Người
ta thường vớt cá tra bột trên sông vào khoảng tháng 5 âm lịch. Hiện nay cá tra bột cũng
có thể mua được ở các trại cá giống.
19
II. KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ TRA BỘT TRONG AO
 Chuẩn bị ao ương cá
Hình 2: Cải tạo ao ương nuôi
Ao ương có diện tích từ 500 - 1000 m
2


, độ sâu từ 1 - 1,5 m. Bờ ao phải chắc chắn,
không bi rò rỉ, xung quanh bờ ao cần thoáng mát không bi cây cối che khuất. Ao phải có cống
cấp và thoát nước.
Cải tạo ao cần tuân theo những bước sau
• Bơm cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ; làm sạch cỏ xung quanh bờ ao (hình 2).
• Vét bùn đáy ao, chỉ chừa lại một lớp bùn mỏng khoảng 5 cm. Bón vôi bột với liều
lượng từ 10 -15 kg/100 m
2
ao. Phơi ao 2-3 ngày.
• Lọc nước vào ao với mức nước 0,8-1m trước khi thả cá 4 ngày. Có thể sử dụng bột đậu
nành hay bột cá bón từ 2 - 3 kg/100 m
2
ao để gây nuôi thức ăn tự nhiên
• Để tăng thêm nguồn thức ăn tự nhiên, có thể cấy thêm trứng nước và trùng chỉ trước khi
thả cá 1 - 2 ngày.
Hình 3: Ao ương, nuôi cá tra sau khi cải tạo
 Mật độ cá thả ương
Mật độ ương cá tra là 250 - 500 con/m
2
.
20
 Thức ăn cung cấp cho cá tra ương
• Cá tra bột thích ăn mồi tươi sống và ăn liên tục các loại như luân trùng, trứng nước và
các loại động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước. Đến ngày thứ 8 cá ăn được lăng quăng,
ấu trùng muỗi đỏ, trùn chỉ, và mùn bả hữu cơ.
• Cá bắt đầu xuống đáy tìm thức ăn từ ngày thứ 11. Kể từ ngày tuổi thứ 25, cá đã chuyển
sang ăn tạp và tính ăn của cá giống như cá trưởng thành.
Khi khâu chuẩn bị ao tốt, cá bột sẽ có sẵn một lượng thức ăn tự nhiên trong ao.
• Trong tuần thứ nhất lượng thức ăn cho 10.000 cá thả ương gồm
+ Lòng đỏ trứng gà hay trứng vịt 20 cái

+ Bột đậu nành 80 gam
+ Bột cá lạt 140 gam.
• Mỗi ngày cho cá ăn 4 - 8 lần.
• Sau khi cá được 1 tuần tuổi, có thể tập cho cá ăn các loại thức ăn chế biến dạng ẩm.
Công thức thức ăn được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Công thức thức ăn cho cá tra bột (tính cho 10 kg thức ăn)
Nguyên liệu Tháng thứ 1 Tháng thứ 2
Bột cá 4,5 kg 3,0 kg
Cám 2,8 kg 4,3 kg
Tấm 0,8 kg 0,8 kg
Bột đậu nành 1,5 kg 1,5 kg
Premix 0,2 kg 0,2 kg
Chất kết dính (bột mì, bột keo) 0,2 kg 0,2 kg
• Khi cho cá ăn cần tập trung cá lại một chỗ bằng cách tạo tiếng động (gõ vào thành cầu,
gõ vào thùng chứa thức ăn...) dần dần sẽ tạo thành phản xạ cho cá, chỉ cần tạo tiếng
động là cá sẽ tập trung về nơi cho ăn (hình 3). Đối với những ao ương có diện tích rộng
có thể thiết kế nhiều sàng ăn dọc theo ao. Sàng ăn có thể giữ nổi trên mặt nhờ các phao
(hình 4).
• Thức ăn để ương nuôi cá tra trong giai đoạn 1 tháng tuồi cần phải có hàm lượng đạm
(protein) khoảng 28 - 32 % (thành phần thức ăn trong bảng 1). Có thể sử dụng các loại
thức ăn công nghiệp dạng đậm đặc trộn thêm cám. Lượng thức ăn cho cá dao động từ
10 - 20 kg/100 kg cá, cho cá ăn 2 - 4 lần trong ngày.
21
Hình 4: Cho cá ăn từ các sàng ăn
Hình 5: Cho cá ăn với thức ăn công nghiệp
Hình 6: Sàng ăn nổi cho ao ương cá Tra
• Cần theo dõi chất lượng nước thường xuyên và giữ nước sạch, vì cá Tra rất mẩn cảm
với những biến đổi của điều kiện môi trường. Sau 2 tháng ương, cá đạt kích cỡ 8 -10
cm. Tỉ lệ sống trung bình đạt 40 – 60 %
III. KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRA TRONG AO

22
• Ao nuôi cá tra phải được đặt gần nguồn cấp nước tốt (sông, kênh rạch), tránh xa các
nguồn gây ô nhiễm, khu công nghiệp.
• Ao không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Độ phèn (pH) của nước trung tính và dao động từ
7 - 8,5.
• Ao phải gần nhà để tiện việc quản lý và chăm sóc.
 Thiết kế ao nuôi
• Diện tích ao nuôi tùy vào điều kiện của nông hộ, tuy nhiên tốt nhất là ao có diện tích
dao động từ 1.000 – 3.000 m
2
trở lên.
• Với những vùng thường bị ngập lũ, bờ ao phải được gia cố chắc chắn, và phải thiết kế
lưới bao quanh ao
• Tùy theo cơ cấu đất ở vùng nuôi, độ sâu của ao nuôi có thể thiết kế dao động từ 1,8 -
2,4 m. Ao phải có cống cấp và thoát nước.
• Ao tốt nhất có dạng hình chữ nhật với chiều dài gấp 3 - 4 chiều ngang.
Hình 7: Ao nuôi cá tra với hệ thống lưới bao quanh
• Ao nuôi cá tra với hệ thống lưới bao quanh. Xung quanh ao phải thông thoáng, không
có cây cối rậm rạp. Trường hợp ao nuôi cá nằm trong vườn, cần phải chặt bỏ các cây
xung quanh ao để ao được thoáng.
• Trong ao nuôi cá tra nên thiết kế 1 hay nhiều nơi cho cá ăn, đó là các sàng cho cá ăn
(Hình 6). Việc này sẽ giúp ích cho việc theo dõi cá ăn và điều chỉnh lượng thức ăn.
• Sàn ăn có thể được làm bằng tre, tràm hay bằng các loại gỗ tạp khác.
23

×