Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.28 KB, 10 trang )
Những điều Cần Biết Về Chụp Và Can
Thiệp Động Mạch Vành (Phần 2)
3 - Làm thế nào để phát hiện bệnh ĐMV
Để xác định đau thắt ngực của bạn có phải là do bệnh ĐMV hay không, bác
sĩ của bạn có thể phải tiến hành một số thăm dò cơ bản.
- Điện tâm đồ (ECG): Nếu bạn klhông bị một bệnh lý gì về tim mạch
trước đó, thường thì điện tâm đồ bình thường. Khi ECG có thay đổi trong cơn đau
thắt ngực thì có giá trị chẩn đoán là bạn đang bị bệnh ĐMV. ECG có thể cho thấy
sẹo của vùng cơ tim bị nhồi máu trước đó.
- Nghiệm pháp gắng sức (NPGS): Là nghiệm pháp mà ECG ghi được
trong khi bạn gắng sức ( bằng thảm chạy hay xe đạp lực kế). Mức độ gắng sức
được tăng lên từ từ đến khi tần số tim của bạn đạt đến tần số tim tối đa theo lý
thuyết ( tần số tim tối đa theo lý thuyết = 220 - tuổi của bạn) hay đến khi xuất hiện
đau ngực hoặc có biểu hiện bất thường trên ECG. Nghiệm pháp gắng sức đôi khi
không thực hiện được ở những người quá lớn tuổi hay người tàn tật. (h13a)
- Siêu âm doppler tim: Siêu âm cho thấy các buồng tim, thành tim, các
van tim và chức năng của chúng trong chu chuyển tim. Có thể nhìn thấy vùng cơ
tim bị giảm hoặc mất khả năng co bóp.
- Siêu âm tim gắng sức: Siêu âm tim gắng sức bao gồm phân tích sự đáp
ứng của thất trái trong điều kiện phải làm việc nhiều hơn. Có một loại thuốc đặc
biệt được tiêm hoặc truyền tĩnh mạch để làm tăng tần số tim. Nếu ĐMV bình
thường, sự co bóp của tâm thất trở nên mạnh hơn và đồng đều. Nếu ĐMV bị hẹp,
sự co bóp của vùng cơ tim tương ứng sẽ bị giảm đi. Một vùng cơ tim bị giảm hoặc
mất vận động, nếu khôi phuc được khả năng co bóp bình thường với một liều
thuốc nhất định sẽ chứng tỏ “khả năng sống” của vùng cơ tim đó.
- Ghi điện tâm đồ 24 giờ (Holter điện đồ): Một máy ghi ECG nhỏ được
gắng trên người bạn, bạn có thể đi lại và làm việc bình thường. Máy sẽ tự động ghi