Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Những điều lưu ý về phòng và trị bệnh cá nước ngọt pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.86 KB, 5 trang )

Những điều lưu ý về phòng và trị bệnh cá nước ngọt
Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển rất
mạnh. Sản lượng thủy sản tăng cao, dự kiến trong năm 2010 là khoảng 1 triệu tấn cá tra
nguyên liệu. Cùng với sự phát triển đó là sự thay đổi nhanh chóng của môi trường
nước, bệnh cá cũng xuất hiện ngày càng trở nên phức tạp.
Dịch bệnh thường xuyên xảy ra ở cá nuôi và cá tự nhiên làm tổn thất lớn cho người
nuôi cá. Vì thế, việc phòng trị bệnh cá là rất quan trọng. Khác với vật nuôi trên cạn khi
cá bệnh việc phát hiện và chuẩn đoán bệnh chính xác gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi
kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm.

Khi đã phát hiện bệnh thì việc điều trị đã không đơn giản và dễ dàng, cần xác định loại
thuốc nồng độ thuốc thích hợp. Mặt khác, khi trị bệnh cá không phải lúc nào cũng kết
quả như ta mong muốn và ít nhiều đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá, ảnh
hưởng đến thức ăn tự nhiên và môi trường nước. Ngoài ra, một số thuốc có thể tích lũy
trong cơ thể cá và có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy
trong quá trình nuôi tôm cá tôm cá việc phòng trị bệnh vô cùng quan trọng, có ý nghĩa
lâu dài và quyết định nhất. Trị bệnh là giải pháp cuối cùng để qiải quyết tình trạng cấp
bách.

Bệnh là gì? Bệnh là trạng thái xáo trộn tình trạng sức khỏe của cơ thể sinh vật, là kết
qủa tác động qua lại của 3 nhân tố: ký chủ, tác nhân gây bệnh, môi trường sống. Khi
môi trường sống thay đổi đột ngột vượt khả năng thích ứng của cơ thể, cá sẽ suy yếu,
sức đề kháng giảm. Các sinh vật gây bệnh có điều kiện phát triển và dễ dàng tấn công
gây bệnh cho cá. Bệnh có thể gây bởi các tác nhân: virus, vi khuẩn, protozoa, ký sinh
trùng…

1. Nhận biết sự xuất hiện bệnh cá:
Các cơ quan biểu hiện bệnh bên ngoài của cá thường xuất hiện bệnh là: mang, da, vây
ngực, vây bụng, vây hậu môn, vây đuôi, vây lưng, cuống đuôi… vì vậy trước hết quan
sát các dấu hiệu bên ngoài của cá cũng là dấu hiệu sớm phát hiện bệnh để phòng và tri
bệnh kịp thời.


a. Theo dõi hệ thống nuôi thường xuyên: hằng ngày, ngoài việc cho cá ăn, kiểm
tra sức ăn của cá, vệ sinh ao, và bể ương thì người nuôi cá cần phải quan sát thật cẩn
thận hoạt động của cá, nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường hay sự xuất
hiện bệnh để kịp thời xử lý.
b. Có thể dự đoán nguyên nhân dựa vào một số dấu hiệu bệnh lý như sau:
Hình thức tử vong Nguyên nhân
Cá chết đột ngột, cá lớn chết trước, cá nổi đầu trên mặt nước, nước
thay đổi màu sắc, mùi vị, cá chết cao vào sáng sớm.
Thiếu ôxy
Cá chết do ngộ độc không chỉ giới hạn vào sáng sớm, cá bé chết
trước vứa bơi vừa giẩy giụa. Ếch, nhái, cua, ốc… cũng chết.
Ngộ độc
Cá chết rãi rác trong thời gian dài. Bệnh ký sinh
trùng
Nhịp độ tử vong thấp, sau đó tăng dần (cá chết với số lượng lớn) và
giảm đột ngột.
Virus, vi khuẩn
Nhịp độ tử vong thấp và tăng liên tục. Suy dinh dưỡng

2. Nguyên tắc phòng bệnh
Đây là biện pháp tích cực và có ý nghĩa quyết định nhất trong nghề nuôi thủy sản, đặc
biệt trong hệ thống ương nuôi cá giống. Phòng bệnh tức là áp dụng các biện pháp để
tránh đưa mầm bệnh từ ngoài vào hệ thống ương nuôi hoặc ngăn ngừa mầm bệnh phát
triển trong ao như chăm sóc và cho cá ăn đầy đủ (chất và lượng) để cá khỏe mạnh có
sức đề kháng tốt với bệnh. Có 3 biện pháp:
a. Quản lý môi trường và kỹ thuận nuôi:
Cần thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật nuôi, sau mỗi vụ ương nuôi, cần sên vét
ao, bón vôi (10-15kg/100m
2
), phơi đáy ao 3-5 ngày, nhằm diệt mầm bệnh, kiềm

hóa môi trường và diệt tạp.
Nước ao ương cá phải lấy từ nguồn nước sạch, không bị nhiễm bẫn (từ chất thải
nông nghiệp, chất thải công nghiệp…)
Cá thả nuôi phải là cá khỏe mạnh, mật độ ương nuôi vừa phải, tỷ lệ ghép thích hợp
để tận dụng hết nguồn thức ăn trong ao và tránh cho thức ăn dư thừa gây ô
nhiễm môi trường nuôi.
Tránh gây xáo trộn trong đời sống cá (gây sốc) như: không nên thay đổi đột ngột
các yếu tố môi trường (nhiệt độ, ôxy hòa tan, pH…), tránh xây sát cá trong quá
trình đánh bắt, sang ao, lọc cá. Khi bị sốc sức đề kháng sức đề kháng của cá sẽ
giảm và cá trở nên yếu hơn sẽ dễ bị các sinh vật gây bệnh tấn công.
b. Biện pháp sinh học: là biện pháp tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại
bệnh tốt.
- Cho cá ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là giai đoạn cá còn nhỏ thì phải đặc biệt
lưu ý khi chuyển tính ăn.
Lai tạo cá có khả năng kháng bệnh tốt. (chọn lọc di truyền)
c. Biện pháp dùng thuốc và hóa chất để pgòng bệnh
Các dụng cụ ương nuôi cá cá như: lưới thao xô, vợt, ống dẫn nước, sàn ăn… bễ
ương, ấp cần được khử tròng bằng bột tẩy chlorine 50g/m
3
nước hay phơi nắng.
Đầu mùa dịch bệnh hoặc cá chớm bệnh có thể dung phương pháp treo giỏ thuốc để
phòng bệnh cho cá.
Cá giống mua về cần phải được khử trùng trước khi thả xuống ao, bè nuôi bằng muối
ăn với liều lượng 1kg muối/100lít nước trong 10-15 phút. Xác cá bệnh và nước thải từ
bể cá bệnh cần được xử lý bằng chlorine trước khi thải ra môi trường ngoài để tránh
mầm bệnh lây lan cho những lần sản xuất kế tiếp và các khu sản cuất lân cận .
- Cần bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho cơ
thể.

3. Nguyên tắc trị bệnh:

Việc trị bệnh dựa trên việc chuẩn đoán chính xác, cùng với sự tính toán chi phí chữa trị
xem có lợi hay không. Việc quyết định cách trị bệnh nên dựa trên kết quả xét nghiệm
ký sinh trùng trên kính hiển vi tại chổ và kết quả kháng sinh đồ hoặc kết quả chuyên
sâu…. Trước khi trị bệnh, cần chú ý những điểm sau:
a. Về chuẩn đoán: việc lựa chọn hóa chất hay thuốc để trị bệnh cho cá cần phải
dựa vào sự chẩn đoán bệnh chính xác. Việc trị bệnh thất bại phần lớn là do chẩn
đoán sai nguyên nhân gây bệnh hoặc dùng thuốc và hóa chất không đúng.
b. Môi trường: nhiệt độ, ôxy hòa tan, pH, hàm lượng chất hữa cơ, các cây cỏ thủy
sinh trong ao…là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng của thuốc.
c. Liều lượng thuốc: hầu hết các hóa chất và thuốc dùng để trị bệnh cho cá đều
độc nếu dùng không đúng liều lượng. Liều lượng thuốc còn tùy vào loại cá, cỡ
cá, chất lượng nước và cách trị liệu. Khi dùng thuốc để ngâm hoặc tắm cho cá
cho cá thì nồng độ thuốc càng cao (trong thời gian cho phép) thời gian trị càng
ngắn. Tốt nhất, nên thử nghiệm nồng độ thuốc với cá ở qui mô nhỏ. Các thử
nghiệm như vậy sẽ cung cấp các giá trị chính xác về tác dụng của thuốc.
d. Loại cá: những loại cá khác nhau và cỡ cá khác nhau thì sức chịu đựng đối với
thuốc sẽ khác nhau. Chú ý: cùng loài cá, cá càng lớn thì sức chịu đựng đối với
thuốc càng cao. Cá có vẩy có khả năng chịu đựng tác dụng của thuốc cao hơn
cá không vẩy và cá sống tần đáy chịu tốt hơn cá sống tầng mặt.
e. Phương pháp trị bệnh: có một số phương pháp trị bệnh cơ bản sau
* Phương pháp tắm cá:
Đối với những bệnh ngoại ký sinh có thể dung thuốc để tắm cá. Trong thời gian tắm
phải theo dõi liên tục sức chịu đựng của cá. Việc trị liệu nên dừng tức khắc khi cá
có dấu hiệu bị sốc như cá muốn nhảy ra khỏi chậu hoặc bơi cuộn thành từng đàn.
Xử lý bằng cách chuyển cá sang nước sạch hoặc vừa tháo nước thuốc ra vừa cấp
nước mới vào.
Liều lượng thuốc thường được xác định trong 15 phút đến 1h nếu có sục khí càng
tốt
Dụng cụ để tắm cá bệnh có thể là: bể xây, giai chứa cá, bể lót ni-lông, thao,..
Để tắm cá trong lồng bè có thể dung tấm ni-lông chắn trước mặt khại (trên dòng

chảy) sau khi pha nước tắm 10-15 phút lấy tấm ni-lông ra và tăng cường quạt nước
cung cấp nước cho cá.
* Phương pháp phun thuốc xuống ao:
Đối với ao ương, nuôi có diện tích lớn hoặc không có điều kiện gom cá lại nên sử
dụng phương pháp phun thuốc xuống ao.
Phương pháp này ưu điểm là ít tốn sức lao động, cá ít bị sốc (do thao tác sang,
chuyển cá) và cho kết quả khá tốt.
Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều thuốc và cần phải tính chính xác
diện tích ao nuôi để tránh cá bị ngộ độc thuốc.
* Trộn thuốc vào thức ăn: với cá bệnh do nội ký sinh, do vi khuẩn biện pháp trị hiệu
quả nhất là trộn thuốc vào thức ăn. Chú ý: lượng thức ăn trộn thuốc nên ít hơn bình
thường (khoảng ½ đến 2/3) và có thể bổ sung chất hấp dẫn thức ăn. Cần có chất kết
dính tốt (có thể dùng lá gòn xay nhuyển) nên sử dụng phương pháp này khi cá còn
khả năng sử dụng thức ăn.
* Tiêm thuốc:
Tiêm thuốc trực tiếp vào cơ thể cá ở cơ lưng hoặc gốc vi ngực, một số trường hợp
có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tim. Trị liệu phương pháp này trong trường hợp cá có
giá trị lớn với số lượng ít mà các phương pháp dung thuốc khác không áp dụng
được.

Tóm lại: tình hình dịch bệnh càng diễn biến phức tạp và xuất hiện nhiều bệnh mới
kháng thuốc, nên việc chủ động phòng bệnh cho cá là rất quan trọng. Các biện pháp
trị bệnh điều không mang lại hiệu quả cao và chi phí tốn kém.

×